Ông Pita bị đình chỉ tư cách nghị sĩ Thái Lan: Đảng Tiến Lên khó… tiến lên!

Thứ tư, 19/07/2023 17:30 PM - 0 Trả lời

(CLO) Tòa án Hiến pháp Thái Lan vừa tuyên bố đình chỉ tư cách nghị sĩ của ông Pita Limjaroenrat, chỉ vài giờ trước khi Quốc hội Thái Lan tổ chức bỏ phiếu lần thứ hai để xem ông có thể trở thành Thủ tướng mới của nước này hay không?

Phán quyết trước “giờ G”

Tòa án hiến pháp Thái Lan đã đình chỉ ông Pita Limjaroenrat, ứng cử viên Thủ tướng đồng thời cũng là lãnh đạo của Đảng Tiến Lên khỏi quốc hội. Quyết định được đưa ra sau khi cơ quan này thụ lý vụ kiện cáo buộc ông Pita Limjaroenrat không đủ tiêu chuẩn để tranh cử trong cuộc tổng tuyển cử ngày 14/5 vì nắm giữ cổ phần trong một công ty truyền thông, vi phạm các quy tắc bầu cử.

ong pita bi dinh chi tu cach nghi si thai lan dang tien len kho tien len hinh 1

Ông Pita Limjaroenrat đứng trước áp lực rất lớn sau phán quyết của Tòa án Hiến pháp Thái Lan. Ảnh: CNN

Bài liên quan

Ông Pita nhiều lần lập luận rằng ông không vi phạm quy tắc nào khi sở hữu cổ phần của công ty truyền thông iTV vì công ty này đã không tham gia các hoạt động truyền thông đại chúng trong nhiều năm. Nhưng với phán quyết mới nhất, có thể thấy lý lẽ của nhà lãnh đạo Đảng Tiến Lên đã không thể thuyết phục được các quan tòa. Ông Pita sẽ có 15 ngày để kháng án.

Đảng Tiến Lên của ông Pita đã giành chiến thắng vang dội trong cuộc tổng tuyển cử Thái Lan năm nay, qua đó đưa chính trị gia 42 tuổi này trở thành ứng cử viên duy nhất cho chức Thủ tướng Thái Lan thay thế ông Prayut Chan-o-cha, người đã tuyên bố rút lui khỏi chính trường hôm 11/7.

Theo quy định, ông Pita sẽ cần trải qua một cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội và phải giành được từ 376 trên tổng số 750 phiếu bầu tại cả Thượng viện và Hạ viên mới có thể trở thành Thủ tướng Thái Lan. Nhưng trong cuộc bỏ phiếu diễn ra hôm 14/7, ông đã không thu đủ số phiếu cần thiết. Chỉ 324 nghị sĩ ủng hộ ông, trong đó có vỏn vẹn 13 trên tổng số 249 thượng nghị sĩ.

Với kết quả này, Quốc hội Thái Lan dự kiến sẽ tiến hành lại cuộc bầu chọn vào các ngày 19 và 20/7. Hiện chưa rõ phán quyết từ Tòa án Hiến pháp có làm xáo trộn kế hoạch bỏ phiếu của Quốc hội Thái Lan hay không, trong khi các nhà lập pháp nước này vẫn đang tranh luận về đề cử của Pita ở cuộc họp gần nhất diễn ra hôm 13/7.

Theo quy định, một ứng cử viên Thủ tướng Thái Lan không nhất thiết phải là nghị sĩ, song theo giới quan sát, việc ông Pita Limjaroenrat bị đình chỉ tư cách của một nhà lập pháp vẫn sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến kết quả các lá phiếu nếu cuộc bầu cử diễn ra ở thời điểm này.

Liệu ông Pita có còn cơ hội?

Theo truyền thông Thái Lan, cảnh sát đã xếp hàng dài bên ngoài tòa nhà quốc hội sau khi có tin ông Pita bị đình chỉ tư cách nghị sĩ. Các nhà bình luận chính trị xứ chùa vàng cho rằng, quyết định của Tòa án Hiến pháp có thể gây ra các cuộc biểu tình lớn trên đường phố do Đảng Tiến Lên đang nhận được sự ủng hộ rộng lớn trên khắp cả nước.

Đảng này đã giành được nhiều ghế nhất và nhiều phiếu bầu nhất trong cuộc tổng tuyển cử Thái Lan năm nay nhờ vận động cho những cải cách táo bạo sẽ thách thức các doanh nghiệp lớn, chấm dứt nghĩa vụ quân sự bắt buộc, loại bỏ ảnh hưởng của quân đội khỏi chính trường và cải cách Luật khi quân của đất nước.

Tuy nhiên, Đảng Tiến Lên phải đối mặt với nhiều rào cản. Ngoài những rắc rối pháp lý, ông Pita còn phải đối mặt với lập trường phản đối cứng rắn của nhiều thượng nghị sĩ về việc cải cách luật khi quân – một đạo luật được xây dựng nhằm bảo vệ sự tôn nghiêm của Hoàng gia Thái Lan và việc chỉ trích chế độ quân chủ ở nước này có thể bị phạt tới 15 năm tù.

Trước những phản đối của các nghị sĩ bảo thủ, Đảng Tiến Lên đã thành lập liên minh với 7 đảng khác, bao gồm Pheu Thai, Prachachat, Thai Sang Thai, Seri Ruam Thai, Fair, Pue Thai Rumphlang và Plung Sungkom Mai với hy vọng giành được số phiếu cần thiết cuộc bầu chọn tại Quốc hội Thái Lan.

Nhưng kế hoạch này vẫn chưa giúp Đảng Tiến Lên giành thắng lợi ở cuộc bầu cử đầu tiên hôm 14/7. Theo báo chí Thái Lan, nếu cuộc bỏ phiếu chọn Thủ tướng Thái Lan lần thứ hai bị dời sang ngày khác, Đảng Pheu Thai, đảng về nhì trong cuộc tổng tuyển cử vừa qua và đang liên minh với Đảng Tiến Lên, sẽ có cơ hội đề cử ứng cử viên của họ.

Ứng viên tiếp theo sẽ là ai?

Theo giới quan sát, nếu ông Pita không thể ra tranh cử, Đảng Pheu Thai sẽ đứng ra đề cử ông Srettha Thavisin, một đại gia bất động sản và là cố vấn của bà Paetongtarn Shinawatra, con gái cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra. Hoặc một ứng cử viên khác cũng có tiềm năng được đề cử, đó là ông Chaikasem Nitisiri - Trưởng Ban chiến lược và định hướng chính trị của Đảng Pheu Thai.

ong pita bi dinh chi tu cach nghi si thai lan dang tien len kho tien len hinh 2

Ông Srettha Thavisin có thể được Đảng Pheu Thai đề cử làm ứng viên Thủ tướng nếu ông Pita Limjaroenrat không lật ngược được phán quyết. Ảnh: Bangkok Post

Trong một kịch bản khác, báo Bangkok Post nhận định rằng Đảng Pheu Thai có thể “quay xe” để bắt tay với phe bảo thủ và thành lập một liên minh mới, trong đó dĩ nhiên không có Đảng Tiến Lên nếu ông Pita không thể lật ngược phán quyết của Tòa án Hiến pháp.

Nhiều học giả Thái Lan cũng dự đoán về nguy cơ thất bại của ông Pita và Đảng Tiến Lên trong cuộc bỏ phiếu bầu Thủ tướng lần thứ hai tại Quốc hội. Tiến sĩ Wanwichit Boonprong, giảng viên khoa học chính trị tại Đại học Rangsit, nói với Bangkok Post rằng cơ hội để lãnh đạo Đảng Tiến Lên, Pita trở thành Thủ tướng mới đã giảm mạnh trước vòng bỏ phiếu thứ hai. “Trước vòng bỏ phiếu đầu tiên vào ngày 13/7, cơ hội là chưa đến 50%, nhưng bây giờ chỉ còn 30%”, ông Wanwichit nói.

Chung quan điểm, Tiến sĩ Thinbangtieo, giảng viên khoa học chính trị từ Đại học Burapha của Thái Lan, cũng chia sẻ với Bangkok Post rằng ông Pita có rất ít cơ hội trở thành Thủ tướng trong vòng bỏ phiếu thứ hai vì hầu hết các thượng nghị sĩ đều không hài lòng với ông. Tiến sĩ Thinbangtieo nói: “Cơ hội dành cho ông Pita bây giờ chỉ là 30% mà thôi”.

Nguyễn Khánh

Bình Luận

Tin khác

Thủ tướng Robert Fico bị ám sát và sự phân cực sâu sắc trong xã hội Slovakia

Thủ tướng Robert Fico bị ám sát và sự phân cực sâu sắc trong xã hội Slovakia

(CLO) Trong vòng 6 năm, Slovakia đã chứng kiến 2 vụ ám sát gây chấn động. Năm 2018, nhà báo điều tra Ján Kuciak phải trả giá bằng mạng sống vì công việc. Đến hôm qua, Thủ tướng Robert Fico cũng đã bị ám sát khi đang làm công việc của mình. Hai vụ việc nhưng làm nổi bật một vấn đề: Sự phân cực sâu sắc ở Slovakia.

Tiêu điểm Quốc tế
Bầu cử Mỹ 2024 còn 6 tháng nữa: Cuộc đua sẽ diễn ra như thế nào?

Bầu cử Mỹ 2024 còn 6 tháng nữa: Cuộc đua sẽ diễn ra như thế nào?

(CLO) Khi cuộc bầu cử Mỹ vào tháng 11 đang đến gần, những thách thức mà các ứng cử viên tổng thống Joe Biden và Donald Trump phải đối mặt cũng ngày càng gia tăng.

Tiêu điểm Quốc tế
Người Trung Quốc đổ xô đi mua vàng như thể không có ngày mai

Người Trung Quốc đổ xô đi mua vàng như thể không có ngày mai

(CLO) Giá vàng toàn cầu đã đạt mức cao nhất khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng Trung Quốc đang mua kim loại này với tốc độ kỷ lục, do cảnh giác với bất động sản và chứng khoán.

Tiêu điểm Quốc tế
Chiến sự ở Gaza: Làn sóng biểu tình sinh viên 'phản chiến' đã lan đến đâu trên thế giới?

Chiến sự ở Gaza: Làn sóng biểu tình sinh viên 'phản chiến' đã lan đến đâu trên thế giới?

(CLO) Khi các cuộc đụng độ giữa sinh viên và cảnh sát vẫn diễn ra rất căng thẳng tại nhiều trường đại học Mỹ, thì các cuộc biểu tình cũng đang được tổ chức ở các trường đại học khác trên khắp châu Âu, châu Á và Trung Đông.

Tiêu điểm Quốc tế
Đàm phán ngừng bắn ở Gaza: Mỹ gia tăng áp lực với cả Israel lẫn Hamas

Đàm phán ngừng bắn ở Gaza: Mỹ gia tăng áp lực với cả Israel lẫn Hamas

(CLO) “Đã đến lúc”, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tuyên bố, thúc giục Hamas chấp nhận các điều khoản của một thỏa thuận ngừng bắn mới được đề xuất. Ông Blinken cũng nói rõ rằng ông mong đợi nhiều hơn từ Israel.

Tiêu điểm Quốc tế