Ông Trần Lệ Nguyên chính thức chia tay Chứng khoán Rồng Việt

Thứ bảy, 30/05/2020 08:32 AM - 0 Trả lời

(CLO) Ông Trần Lệ Nguyên nguyên gốc người Trung Quốc, là em trai của ông Trần Kim Thành - Chủ tịch Tập đoàn Kido đã chính thức chia tay Chứng khoán Rồng Việt…

Ông Trần Lệ Nguyên có bao nhiêu cổ phần tại Tập đoàn Kido?

Tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2020, Công ty Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt (VDSC, VDS) đã trình cổ đông thông qua việc miễn nhiệm 3 thành viên hội đồng quản trị và 2 thành viên ban kiểm soát nhiệm kỳ 2017 – 2021.

Ông Trần Lệ Nguyên (thứ ba từ trái sang) chính thức rời vị trí Chủ tịch HĐQT tại VDS

Ông Trần Lệ Nguyên (thứ ba từ trái sang) chính thức rời vị trí Chủ tịch HĐQT tại VDS

Trong đó, thể theo nguyện vọng cá nhân, ông Trần Lệ Nguyên sẽ rời vị trí Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt, nhưng vẫn sẽ tiếp tục đồng hành với công ty trong thời gian sắp tới. Người kế nhiệm vị trí HĐQT là ông Nguyễn Miên Tuấn, nguyên phó chủ tịch VDS. 

Ông Trần Lệ Nguyên nguyên gốc người Trung Quốc, hiện đang nắm giữ cổ phiếu tại các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Kido như CTCP Tập đoàn Kinh Đô (KDC), CTCP Dầu thực vật Trường An (TAC), CTCP Thực phẩm Đông Lạnh KIDO (KDF).

Tại KDC, ông Nguyên là cổ đông lớn nắm giữ 14.07% vốn của Tập đoàn Kinh Đô (KDC) với vai trò chức Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc tại công ty này. Đồng thời, ông Nguyên cũng là thành viên HĐQT của TAC và KDF.

Việc ông Trần Lệ Nguyên – Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt chính thức rút khỏi ban lãnh đạo VDS do có nhiều kế hoạch riêng. Cùng với đó, ông Nguyên cũng không còn đầu tư vào Công ty, cuối năm 2019 ông Nguyên đã giảm tỷ lệ sở hữu từ mức 35% vốn về chỉ còn hơn 1%.

Ngoài ra, ông Kelly Yin Hon Wong – Thành viên HĐQT; Ông Võ Long Nguyên – Thành viên HĐQT độc lập; Bà Nguyễn Thị Oanh – Trưởng Ban kiểm soát; Ông Nguyễn Thúc Vinh – Thành viên Ban kiểm soát, cũng được thông qua việc miễn nhiệm.

Đại hội cổ đông lần này cũng thông qua việc bầu bổ sung 2 thành viên HĐQT là ông Nguyễn Thúc Vinh và bà Hoàng Hải Anh – là thành viên HĐQT độc lập; 02 thành viên Ban kiểm soát: ông Hồ Tấn Đạt và bà Nguyễn Thị Thúy Hằng cho nhiệm kỳ 2017 – 2021.

Quý I/2020 báo lỗ kỷ lục 88 tỷ đồng

Về kinh doanh, năm 2019 VDSC không đạt kỳ vọng, tổng doanh thu đạt 343 tỷ đồng, thực hiện 78,2% kế hoạch; Lợi nhuận trước thuế đạt 42,5 tỷ đồng, đạt 35,42% chỉ tiêu đề ra.

Theo ban lãnh đạo VDSC, năm qua mặc dù nền kinh tế tăng trưởng tích cực nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam chưa có sự phát triển đồng nhịp và vẫn còn tồn tại nhiều yếu tố bất ổn khó lường.

Trong đó, thanh khoản trên thị trường cổ phiếu đạt 4.641 tỷ đồng/phiên, giảm 29% so với bình quân năm 2018. Những yếu tố này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của VDSC.

Sang năm 2020, thị trường chứng khoán Việt Nam lại tiếp tục đối mặt với những rủi ro, bất ổn lớn hơn cả năm 2019 khi chiến tranh thương mại Mỹ-Trung vẫn kéo dài, bất ổn ở Trung Đông và đặc biệt đại dịch Covid-19 bùng phát đã gây thiệt hại nặng nề cho hầu hết các nền kinh tế trên thế giới. Trước tình hình đó, VDSC lên kế hoạch kinh doanh khá thận trọng, với doanh thu dự kiến là 313 tỷ đồng; Lợi nhuận trước thuế tối thiểu 45 tỷ đồng.

Riêng dịch vụ môi giới dự đạt 77 tỷ đồng doanh thu, dịch vụ chứng khoán 199 tỷ đồng, tự doanh 20 tỷ đồng ngân hàng đầu tư 5 tỷ đồng. Trong đó, thị phần môi giới năm nay theo ước tính sẽ giảm về mức 1,7-1,8% toàn thị trường; dư nợ cho vay khoảng 1.600-1.800 tỷ đồng. Các chỉ tiêu được xây dựng trên kịch bản thanh khoản thị trường ở mức 5.000 tỷ đồng/phiên.

Riêng quý I/2020, VDSC báo lỗ kỷ lục 88 tỷ đồng. Theo Tổng Giám đốc Nguyễn Hiếu, kết quả trên do diễn biến xấu của thị trường chung trong quý đầu năm 2020, Công ty phải trích dự phòng hoạt động đầu tư tự doanh dẫn đến thua lỗ.

Ngọc An

Tin khác

Sau bê bối rửa tiền, công ty gia đình Trung Quốc thưa dần trên đất Singapore

Sau bê bối rửa tiền, công ty gia đình Trung Quốc thưa dần trên đất Singapore

(CLO) Tại Singapore, tốc độ tăng trưởng của các văn phòng gia đình Trung Quốc đang chậm lại do hậu quả từ vụ bê bối rửa tiền trị giá hàng tỷ USD năm ngoái và việc kiểm tra chặt chẽ hơn đối với những cá nhân nộp đơn mới.

Thị trường - Doanh nghiệp
Duy trì sức tăng trưởng, doanh thu quý I/2024 BSR đạt 30.696 tỷ đồng

Duy trì sức tăng trưởng, doanh thu quý I/2024 BSR đạt 30.696 tỷ đồng

(CLO) Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (mã CK: BSR - UPCoM) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 30.696 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 1.195 tỷ đồng và nộp NSNN đạt 3.355 tỷ đồng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

(NB&CL) Nền kinh tế Việt Nam trong quý I/2024 tiếp tục phục hồi, đạt nhiều kết quả quan trọng, đáng khích lệ, khá toàn diện trên các lĩnh vực, đời sống người dân tiếp tục được cải thiện, tạo nền tảng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GDP 6 - 6,5% trong năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

(CLO) Dù đợt nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới diễn ra 1 ngày, song mức tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

(CLO) Giá lương thực, xăng dầu và giá dịch vụ y tế đã khiến CPI 4 tháng đầu năm 2024 tăng 3,93% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,81%.

Kinh tế vĩ mô