Pakistan đối mặt với nạn đói khi lũ lụt cuốn sạch mọi cây trồng, vật nuôi

Thứ tư, 14/09/2022 14:34 PM - 0 Trả lời

(CLO) Nông dân và các nhà hoạch định chính sách của Pakistan đang bắt đầu tính toán chi phí thiệt hại nông nghiệp của những trận lũ lụt đã tàn phá khắp đất nước, chuẩn bị tinh thần cho một cuộc khủng hoảng lương thực chưa từng có.

Các quan chức ước tính rằng hơn 800.000 ha đất nông nghiệp đã bị xóa sổ bởi lũ lụt, kéo theo những trận mưa lớn bất thường vào mùa hè. Đối với nhiều người, điều này làm tăng nguy cơ nạn đói ở một quốc gia 225 triệu dân vốn đang phải vật lộn với mức lạm phát kỷ lục 27,3%.

Điều này sẽ làm ảnh hưởn tới mục tiêu ngân sách của chính phủ và làm căng thẳng hơn nữa nguồn dự trữ ngoại hối mỏng manh của đất nước.

pakistan doi mat voi nan doi khi lu lut cuon sach moi cay trong vat nuoi hinh 1

Ước tính hơn 800.000 ha đất nông nghiệp tại Pakistan đã bị xóa sổ bởi lũ lụt, làm tăng nguy cơ nạn đói ở một quốc gia 225 triệu dân. Ảnh: AP.

Thiệt hại đặc biệt nặng nề ở nam Punjab và các tỉnh Sindh và Balochistan. Một trong những lo ngại lớn nhất là số phận của vụ lúa dự kiến thu hoạch vào tháng tới.

Haji Amir Bux, chủ tịch Sindh Abadgar Board - một ủy ban hợp tác của nông dân tỉnh - nói với Nikkei Asia rằng hơn 80% lúa của ông bị hư hại. Cây trồng của ông được trồng trên 60 hécta đất ở quận Shikarpur của Sindh. Ông nói: “Nước ruộng vẫn đọng. Và những gia súc gia cầm của chúng tôi đang bị bệnh và thức ăn của chúng bị thối rữa trong nước.”

Điều này có thể ảnh hưởng đến cả bên trong và bên ngoài Pakistan. Vì thay vì gạo – lúa mỳ lại là lương thực chính của đất nước, hơn một nửa lượng gạo trồng tại địa phương được xuất khẩu. Điều này khiến Pakistan trở thành nhà cung cấp gạo lớn thứ 4 thế giới mặc dù nước này đứng thứ 9 về sản lượng. Phần lớn lúa được trồng ở Sindh được gửi đến Trung Quốc, Đông Nam Á, Đông Phi và các quốc gia vùng Vịnh Ba Tư.

Các chuyên gia dự đoán giá gạo trong nước hiện tại sẽ có tác động hạn chế hơn do những vụ mùa ở Punjab vẫn đang được duy trì. Uzair Younus, người đứng đầu Sáng kiến Pakistan tại Hội đồng Đại Tây Dương có trụ sở tại Washington cho hay: “Tại thời điểm này, vụ lúa ở Punjab vẫn còn nguyên vẹn, vì vậy lo ngại về một cú sốc giá lớn đối với gạo có thể không thành hiện thực. Tuy nhiên, thiệt hại sẽ làm sụt giảm doanh thu xuất khẩu lúa của đất nước.”

Nó cũng có nguy cơ làm gián đoạn mùa gieo trồng lúa mì trên đồng ruộng vào tháng 11, sau khi lúa được thu hoạch.

Do phản ứng chậm chạp của chính quyền địa phương, Bux tin rằng nước sẽ không được rút kịp thời để trồng lúa mì. Thêm vào đó, một phần trong số 3 triệu rupee (13.000 USD) mà ông ấy thường kiếm được trong một vụ lúa đã dành cho việc mua hạt giống lúa mì, phân bón và dầu diesel. Ông nói: “Chúng tôi không còn tiền để đầu tư cho vụ lúa mì nữa.”

Điều này có thể làm trầm trọng thêm áp lực trên thị trường lúa mì vốn đã bị ảnh hưởng bởi sản lượng sụt giảm trong vài năm qua. Irfan Jatoi, một chủ đất ở Sindh, giải thích rằng tỷ suất lợi nhuận thấp và năng suất thấp đã khiến nhiều nông dân chuyển sang trồng rau và mía - một loại cây trồng có nhu cầu cao trên thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, nhu cầu trong nước đối với lúa mì vẫn đang tăng lên do lạm phát đối với các loại thực phẩm không tiêu thụ nhanh và sự gia tăng dân số. Kết quả là Pakistan, từng là nước xuất khẩu ròng lúa mì, nay trở thành nhà nhập khẩu.

Trong khi đó, tình trạng ngập lụt đã ảnh hưởng đến một loạt sản phẩm tươi sống, đặc biệt là hành tây, cà chua và chà là. Giá tại các thị trường địa phương đã tăng vọt, khiến Islamabad phải tìm cách nhập khẩu thêm rau quả từ Afghanistan trong nỗ lực giảm bớt nỗi đau cho người tiêu dùng.

Tuy nhiên, một mối quan tâm khác là thiệt hại lớn đối với vụ bông. Điều này có thể gây ra các ảnh hưởng tiềm tàng nghiêm trọng trong tương lai gần.

Tassawar Hussain Malik, giám đốc nghiên cứu nông nghiệp tại Ủy ban bông trung ương Pakistan, ước tính rằng khoảng 45% diện tích trồng bông của nước này đã bị xóa sổ. Ông nói rằng điều này sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho chuỗi cung ứng thực phẩm.

Dầu hạt bông vải chiếm 70% lượng dầu thực vật được người dân nông thôn và những người có thu nhập thấp tiêu thụ. Phần còn sót lại được dùng để làm thức ăn cho gia súc. Malik cảnh báo rằng tác động lên vụ bông có thể làm giảm sản lượng thức ăn gia súc xuống 35%. Theo ước tính chính thức, điều này sẽ làm gia tăng thêm tai ương cho những người chăn nuôi bò sữa và thịt, những người đã chứng kiến hơn 750.000 con bò bị chết vì bệnh tật và chết đuối.

Theo Viện Kinh tế Phát triển Pakistan có trụ sở tại Islamabad, Pakistan là nhà sản xuất sữa số 4 thế giới và khoảng 80% được sản xuất ở các vùng nông thôn. Hiệp hội Sữa Pakistan đã báo cáo sự thiếu hụt nguồn cung sữa lên tới 30%.

Younus của Hội đồng Đại Tây Dương cho biết: “Suy thoái kinh tế của lũ lụt sẽ gần bằng 10% GDP của đất nước, đây là một cú sốc kinh tế lớn đối với bất kỳ nền kinh tế nào”. Ông ước tính giá trị thiệt hại về cây trồng là 2,8 tỷ USD, trong đó thiệt hại về vật nuôi lên tới 188 triệu USD.

Thiệt hại và chi phí tái thiết cũng sẽ gây căng thẳng cho dự trữ ngoại hối 14,5 tỷ USD của Pakistan, vốn vừa nhận được một sự hỗ trợ từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Nhập khẩu lương thực dự kiến sẽ tăng, trong khi xuất khẩu gạo và bông trị giá trên 2 tỷ USD sẽ bị ảnh hưởng.

Trong khi đó, lũ lụt tiếp tục chia cắt miền nam của đất nước. Mực nước cao trong hệ thống sông Indus đang đe dọa phá vỡ hệ thống phòng thủ ở hạ lưu Sindh, bao gồm cả các bờ tại hồ Manchar - một trong những hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất ở châu Á.

Các nhà chức trách đang thực hiện các động thái cần thiết để giải phóng áp lực nước trong các công trình sông để cứu các thành phố lớn hơn khỏi lũ lụt, nhưng nước vẫn tiếp tục dâng cao ở một số thành phố của tỉnh.

Theo Cơ quan Quản lý Thiên tai Quốc gia báo cáo vào cuối tuần trước, kể từ giữa tháng 6, đã có 1.396 người đã chết do lũ lụt.

Huy Hoàng (Theo Asia Nikkei)

Bình Luận

Tin khác

Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

(CLO) Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.

Kinh tế vĩ mô
VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: 'Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: "Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

(CLO) Việc VIPFA khai trương cơ quan đại diện tại TP Hồ Chí Minh sẽ là cầu nối hiệu quả giữa cộng đồng doanh nghiệp hình thành hệ sinh thái kinh doanh kết nối cơ hội đầu tư và xúc tiến FDI vào Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô
Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

(CLO) Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024, trong đó có các tháng cao điểm mùa khô.

Kinh tế vĩ mô
Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

(CLO) Ngày 23/4, tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới đã tổ chức buổi công bố điểm lại kinh tế Việt Nam tháng 4/2024, với chuyên đề "Đẩy mạnh khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo".

Kinh tế vĩ mô
Thái Bình xúc tiến đầu tư tại Hungary

Thái Bình xúc tiến đầu tư tại Hungary

(CLO) Tỉnh Thái Bình mong muốn được hợp tác toàn diện với các đối tác, nhà đầu tư Hungary, trong đó đi sâu trao đổi, xuất nhập khẩu hàng hóa, giao lưu văn hóa, hợp tác giáo dục, đào tạo, y tế.

Kinh tế vĩ mô