Peru: Khan hiếm phân bón khiến nông dân chuyển sang bón... phân chim

Thứ năm, 06/10/2022 10:16 AM - 0 Trả lời

(CLO) Khan hiếm nguồn cung phân bón và giá cả đắt đỏ đã khiến trữ lượng phân chim của quốc gia Nam Mỹ trở nên có giá trị hơn.

Phân chim có nhiều ứng dụng trong nông nghiệp và làm vườn, ví dụ dùng để bón đất, chăm sóc cỏ, làm thuốc diệt nấm, làm thuốc diệt giun tròn và làm chất xúc tác trong việc ủ phân hữu cơ. Một trong những sản phẩm phân bón động vật thân thiện với môi trường là phân chim biển, một loại phân bón tự nhiên có tác dụng tốt nhất của cả hai loại sản phẩm: phân bón nhanh và là đồng minh tuyệt vời cho khu vườn.

Khi các quốc gia trên thế giới phải vật lộn với tình trạng thiếu phân bón nhập khẩu từ hậu quả của cuộc xung đột Nga - Ukraine, Peru đã phải dùng đến một giải pháp thay thế trong việc cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, đó là sử dụng phân chim.

peru khan hiem phan bon khien nong dan chuyen sang bon phan chim hinh 1

Công nhân ở Peru mang theo những bao phân chim đã tăng giá do tình trạng thiếu phân bón. Ảnh: Manuel Medir.

Từ xa xưa, những người châu Phi, lao động bản địa và người Trung Hoa nhập cư đã tìm thấy và phát hiện "guano", tên gọi chung của các loại phân bón có nguồn gốc từ phân chim biển. Mặc dù trong hầu hết các trường hợp, nó chủ yếu là phân dơi.

Trên thực tế, chính người Anh đã tình cờ tìm thấy 'kho báu phân chim thế giới', thứ mà họ tìm thấy trên các hòn đảo mục vụ ngoài khơi bờ biển Peru ở Nam Mỹ. Sau đó, họ bắt đầu công việc chiết xuất và vận chuyển sản phẩm đến Vương quốc Anh.

Đây là một loại phân bón hữu cơ tuyệt vời có chứa hàm lượng nitơ, phốt phát và kali đặc biệt cao - tất cả các chất dinh dưỡng quan trọng cần thiết cho sự phát triển của cây trồng. Guano đã trở thành một mặt hàng có giá trị đến mức Chile đã chiến đấu chống lại Peru và Bolivia để tranh giành nguồn cung của họ vào những năm 1880.

Hiện, chính phủ Peru đã triển khai con tàu hải quân “Pelicano” để vận chuyển hàng hóa đặc biệt này từ các đảo ven biển và bán đảo vào đất liền, nơi giá phân bón nhập khẩu đã tăng gấp ba hoặc gấp bốn lần do hệ quả của xung đột Nga – Ukraine.

Guano, được bán với giá trợ cấp là 50 đế Peru (~300.000 vnd) cho mỗi bao 50kg, những người nông dân không có khả năng mua phân bón hóa học đua nhau mua guano để chăm bón cho cây trồng. Trong khi, giá một bao phân bón urê loại 50kg đã tăng gấp ba lần, từ khoảng 20 USD (~478.000 vnd) lên 65 USD (~1 triệu 500 nghìn vnd), trong khi nhập khẩu giảm 58% so với mức trung bình trong bảy năm.

Segundo Cruz, một nông dân ở Mala, một thị trấn nông nghiệp cách Lima khoảng 80 km về phía nam cho biết: “Phân chim từ quần đảo là phân bón tốt và giá cả hợp lý. Nhưng ông lo ngại rằng cây trồng mất nhiều thời gian để cho ra nông sản vì bón bằng phân chim hơn so với phương pháp chăm bón bằng hóa chất.

Chia sẻ với Guardian, ông nhận định: “Do giá phân bón tăng cắt cổ nên người dân không còn gieo sạ nhiều như trước nữa, họ chỉ trồng một phần ba vụ, hơn nữa, lạm phát tăng vọt khiến cầu nhỏ hơn cung và phụ phí sản xuất sẽ còn tăng hơn nữa."

Trong khi đó, số lượng phân guano hạn chế chỉ có thể để đủ cung cấp cho 2,4 triệu nông dân quy mô vừa và nhỏ của Peru, trong đó có khoảng một nửa sử dụng phân urê nhập khẩu và các loại phân bón khác, theo Bộ Nông nghiệp.

Eduardo Zegarra, một chuyên gia về phát triển nông thôn và là nhà nghiên cứu cấp cao tại Grade, nhận định: “Guano là một loại phân bón rất tốt nhưng có giới hạn vì đến từ tự nhiên. “Ước tính, có khoảng 30-40.000 tấn được khai thác hàng năm, nhiều nhất cung cấp 5-10% nhu cầu phân bón quốc gia.”

Một báo cáo của tổ chức nông nghiệp và lương thực của Liên Hợp Quốc đã cảnh báo rằng một "cơn bão hoàn hảo" về đói nghèo sau đại dịch Covid-19, lạm phát toàn cầu và khủng hoảng khí hậu đã làm tăng gấp đôi tình trạng mất an ninh lương thực ở Peru, ảnh hưởng đến 50,3% dân số trong số 33 triệu dân.

Tình trạng khan hiếm phân bón của Peru không chỉ gói gọn tại một quốc gia mà là một vấn đề trên toàn thế giới.

Lê Na (Theo Guardian)

Bình Luận

Tin khác

Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

(CLO) Ngày 26/4/2024, Đại hội đồng cổ đông Sacombank đã họp thường niên, thông qua kết quả năm 2023 và kế hoạch năm 2024 với mục tiêu “Tăng tốc hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả trên nền tảng số” cùng với kỳ vọng tái cơ cấu thành công trước thời hạn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vietbank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

Vietbank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

(CLO) Ngày 26/4/2024, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank - VBB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên bằng hình thức trực tuyến. Năm 2024, Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%.

Thị trường - Doanh nghiệp
Gạo Việt Nam tiếp thục 'thăng hạng', xuất khẩu 3 tháng đạt 1,43 tỷ USD

Gạo Việt Nam tiếp thục "thăng hạng", xuất khẩu 3 tháng đạt 1,43 tỷ USD

(CLO) Quý I/2024, xuất khẩu gạo của Viêt Nam tăng trưởng 2 con số ở cả về lượng, kim ngạch và giá bán, đồng thời tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm.

Thị trường - Doanh nghiệp
UDIC lần thứ 6 được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024

UDIC lần thứ 6 được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024

(CLO) Việc UDIC được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024, tiếp tục khẳng định sự nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, đẩy mạnh tái cơ cấu, ứng dụng công nghệ vào sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao nội lực, biến thách thức thành cơ hội...

Thị trường - Doanh nghiệp
ĐHCĐ Cen Land (CRE) 2024: Mảng kinh doanh mới sẽ mang lại doanh thu

ĐHCĐ Cen Land (CRE) 2024: Mảng kinh doanh mới sẽ mang lại doanh thu

(CLO) Ngày 25/4, Công ty Cổ phần Bất động sản Thế Kỷ Cen Land (CRE) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp