Ukraine tiến hành cuộc không kích lớn nhất vào Nga kể từ khi chiến tranh nổ ra
(CLO) Ukraine vừa tiến hành đợt không kích lớn nhất nhằm vào lãnh thổ Nga kể từ khi cuộc chiến bắt đầu gần ba năm trước.
Theo dõi báo trên:
Ứng phó hiệu quả với biến động, lợi nhuận tăng 30%
Trong tháng 7, tình hình địa chính trị thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, không chỉ ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế toàn cầu mà còn tác động không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam, khiến thị trường các sản phẩm dầu khí biến động…tác động rất lớn đến hoạt động SXKD của Petrovietnam.
Tuy nhiên, với quan điểm, phương châm nhất quán trong công tác quản trị biến động nên kết thúc tháng 7/2024, Petrovietnam vẫn giữ được đà tăng trưởng ấn tượng ở hầu hết các chỉ tiêu SXKD. Các nhà máy, công trình dầu khí hoạt động an toàn, ổn định, đảm bảo tính sẵn sàng, độ khả dụng, đáp ứng cao nhất nhu cầu huy động, tiêu thụ các sản phẩm thiết yếu, xăng dầu, khí, điện, phân bón…cho nền kinh tế.
Trong tháng 7/2024, các chỉ tiêu sản xuất trọng yếu của Petrovietnam hầu hết đều hoàn thành vượt mức KH tháng từ 6,3 – 19,9%, như: Khai thác dầu thô đạt 0,81 triệu tấn, vượt 15,9% KH tháng; Khai thác khí đạt 519 triệu m3, vượt 14,7% KH tháng; Sản xuất đạm đạt 163,2 nghìn tấn, vượt 6,3% KH tháng; Sản xuất xăng dầu (không bao gồm NSRP) đạt 652,6 nghìn tấn, vượt 16,6% KH tháng…
Tập đoàn đã đưa vào hoạt động 3 bồn chứa LPG tại Kho cảng PV GAS Vũng Tàu; Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 đã chính thức tham gia thị trường điện.
Tính chung 7 tháng năm 2024, công tác sản xuất của Tập đoàn tiếp tục được đảm bảo. Hầu hết các chỉ tiêu sản xuất của Tập đoàn đều hoàn thành vượt mức KH từ 4,4 – 30,4%, tăng 7 – 15,2% so với cùng kỳ năm 2023, như: Khai thác dầu thô đạt 5,81 triệu tấn, vượt 19,1% KH 7 tháng; Khai thác khác khí đạt 3,97 tỷ m3, vượt 30,4% KH 7 tháng; Sản xuất điện đạt 17,22 tỷ kWh, tăng 15,2% so với cùng kỳ (tuy nhiên khai thác khí chỉ bằng 90% so với khả năng khai thác của Tập đoàn và sản xuất điện bằng 92,7% KH 7 tháng của Tập đoàn do huy động điện khí giảm mạnh); Sản xuất đạm đạt 1,11 triệu tấn, vượt 6,3% KH 7 tháng, tăng 7% so với cùng kỳ; Sản xuất xăng dầu (không bao gồm NSRP) đạt 3,64 triệu tấn, vượt 21% KH 7 tháng (nếu tính cả sản lượng từ NSRP đạt 8,54 triệu tấn, vượt 19,2% KH 7 tháng, tăng 10,6% so với cùng kỳ); Sản xuất NPK đạt 194,2 nghìn tấn, vượt 4,4% KH 7 tháng, tăng 15,2% so với cùng kỳ 2023.
Nhờ thực hiện tốt công tác quản trị, các chỉ tiêu sản xuất hầu hết hoàn thành vượt mức kế hoạch, nên mặc dù giá các sản phẩm chủ lực của Petrovietnam suy giảm, đặc biệt biên lợi nhuận lọc hóa dầu giảm 32,5% so với cùng kỳ năm 2023, ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả hoạt động của lĩnh vực lọc hóa dầu, nhưng các chỉ tiêu tài chính của Petrovietnam đều hoàn thành vượt mức từ 31 - 75% kế hoạch 7 tháng và tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm 2023. Tổng doanh thu toàn Tập đoàn ước đạt 567,4 nghìn tỷ đồng, vượt 31% kế hoạch 7 tháng, tăng 14% so với cùng kỳ; Nộp ngân sách toàn Tập đoàn ước đạt 84,6 nghìn tỷ đồng, vượt 54% kế hoạch 7 tháng, tăng 8% so với cùng kỳ; Lợi nhuận trước thuế hợp nhất Tập đoàn ước đạt 29,6 nghìn tỷ đồng, vượt 75% kế hoạch 7 tháng.
Cùng với hoạt động SXKD, Petrovietnam tích cực triển khai nhiều hoạt động an sinh xã hội ý nghĩa, thiết thực, kịp thời hỗ trợ người dân vùng bão lũ (Sơn La, Điện Biên…), xây nhà Đại đoàn kết cho người nghèo, hỗ trợ các chương trình, công trình giáo dục đào tạo, y tế… với tổng giá trị thực hiện an sinh xã hội 7 tháng đầu năm 2024 đạt 467 tỷ đồng.
Lãnh đạo Petrovietnam khẳng định, có được những kết quả trên là do Tập đoàn đã kiên định thực hiện tốt quản trị biến động, bám sát diễn biến của thị trường để có các giải pháp quản trị, điều hành hiệu quả, duy trì hoạt động SXKD, tồn kho hợp lý, giảm thiểu ảnh hưởng từ các yếu tố bất lợi, đồng thời tận dụng các cơ hội để bù đắp cho những rủi ro. Quản trị biến động đã trở thành văn hóa, nét đặc sắc trong công tác quản trị doanh nghiệp tại Petrovietnam; công tác dự báo, xây dựng các kịch bản ứng phó cũng như các bộ giải pháp để tối ưu các chuỗi giá trị, chuỗi liên kết đã trở thành “chìa khóa” để Tập đoàn và các đơn vị vượt khó thành công. Đây chính là cơ sở, là nền tảng để Petrovietnam ứng phó với những khó khăn, thách và đạt kết quả tích cực trong tháng 8 và những tháng còn lại của năm 2024.
Tối ưu quản trị, ứng phó hiệu quả với biến động thị trường, giữ vững đà tăng trưởng
Theo Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Lê Mạnh Hùng, những khó khăn, thách thức mà Tập đoàn đã phải đối diện trong tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2024 là rất lớn, tuy nhiên, dự báo khó khăn, thách thức mà Tập đoàn phải đối diện trong những tháng còn lại của năm 2024 còn lớn hơn, sẽ tác động và ảnh hưởng mạnh mẽ hơn đến hoạt động của Tập đoàn.
Để giảm thiểu tác động tiêu cực, chặn đà suy giảm, qua đó giữ được đà tăng trưởng, ông Lê Mạnh Hùng cho hay, Petrovietnam sẽ tiếp tục và triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm tối ưu hơn nữa công tác quản trị doanh nghiệp, tăng cường các chuỗi liên kết, gia tăng chuỗi giá trị dầu khí, như: Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa HĐTV và Ban điều hành trong quản trị các lĩnh vực hoạt động của Tập đoàn; tiếp tục rà soát, cải cách hành chính, thủ tục nội bộ; đẩy mạnh khai thác dầu để tận dụng cơ hội thị trường; tối ưu công tác sản xuất, bảo dưỡng sửa chữa; thúc đẩy mở rộng thị trường, tìm các động lực mới cho tăng trưởng; tìm kiếm các giải pháp thúc đẩy đầu tư, đặc biệt là triển khai các dự án trọng điểm; quản trị tài chính, vốn, đảm bảo nguồn lực để thực hiện chiến lược phát triển.
Đặc biệt, để phục vụ cho thực hiện định hướng phát triển trở thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng quốc gia, ông Lê Mạnh Hùng cho biết Petrovietnam đã xây dựng kế hoạch, hành động và tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng để hiện thực hóa, thể chế hóa Nghị quyết 41-NQ/TW và Kết luận 76-KL/TW của Bộ Chính trị. Đảng ủy Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã ban hành Kế hoạch triển khai xây dựng Chiến lược phát triển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo tinh thần Kế luận số 76-KL/TW, trong đó nhấn mạnh yêu cầu tham mưu thể chế hóa các chủ trương, định hướng của Nghị quyết 41-NQ/TW và Kết luận 76-KL/TW thành cơ chế, chính sách, pháp luật tạo thuận lợi cho phát triển nhanh và bền vững ngành Dầu khí, thúc đẩy hình thành các trung tâm năng lượng quốc gia, bảo đảm nguồn vốn cho Petrovietnam thực hiện các mục tiêu chiến lược và tăng cường phân cấp, phân quyền, thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động trong lĩnh vực dầu khí. Đồng thời, cụ thể hóa định hướng phát triển Petrovietnam trở thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng quốc gia gắn với phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động trong các lĩnh vực năng lượng truyền thống; tham gia chuỗi giá trị năng lượng mới, năng lượng tái tạo, nhất là điện gió ngoài khơi, điện gió ven biển, hydrogen, amoniac, chuỗi cung ứng nhập khẩu, kinh doanh LNG, sản xuất thiết bị năng lượng...theo hướng tập trung những dự án lớn, chiến lược, tác động lan tỏa, hiệu quả cao.
Còn theo Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Ngọc Sơn, trước những khó khăn, thách thức của thị trường, diễn biến nhanh và tiêu cực hơn các dự báo, Petrovietnam sẽ tập trung quản trị biến động; bám sát kịch bản tăng trưởng của đất nước và tình hình vĩ mô để đưa ra các giải pháp quản trị, điều hành hiệu quả trong các tháng tiếp theo. Trong đó, Petrovietnam sẽ tăng cường đảm bảo công tác an toàn, sức khỏe, môi trường, phòng chống cháy nổ đối với các nhà máy, công trình để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh được triển khai an toàn, thông suốt. Đặc biệt, phải theo dõi sát sao, dự báo tình hình thị trường để đưa ra các giải pháp điều hành SXKD, phân phối sản phẩm, tồn kho hợp lý nhằm hạn chế các tác động từ những biến động tiêu cực.
Bên cạnh đó phải tăng cường quản trị sản xuất, đặc biệt là khai thác dầu, rà soát giải pháp kỹ thuật, thúc đẩy các dự án sớm đưa vào khai thác trong năm nay để gia tăng sản lượng; đảm bảo dòng tiền cho hoạt động sản xuất kinh doanh; tích cực rà soát, triển khai công tác đầu tư, tái cấu trúc theo kế hoạch; tham gia tích cực, chủ động trong đề xuất sửa đổi, tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, chính sách cho hoạt động, xây dựng các dự án Luật liên quan đến hoạt động, cũng như trong thực hiện nhiệm vụ liên quan đến triển khai Nghị quyết 41-NQ/TW và Kết luận 76-KL/TW của Bộ Chính trị.
Để thúc đẩy hoạt động SXKD của Tập đoàn trong những tháng cuối năm, kiên định với các mục tiêu tăng trưởng, mới đây, Tổng Giám đốc Petrovietnam cũng đã ban hành Chỉ thị 5755/CT-DKVN ngày 12/8/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ trong các tháng cuối năm, nhằm đảm bảo hoàn thành kế hoạch quản trị năm 2024 của Tập đoàn. Theo đó, mục tiêu được Petrovietnam đặt ra trong những tháng còn lại của năm là nỗ lực, phấn đấu hoàn thành cao nhất kế hoạch quản trị năm 2024, thúc đẩy mục tiêu tăng trưởng và phát triển, đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Trong những tháng còn lại của năm 2024, Tập đoàn và các đơn vị tiếp tục xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp triển khai thực hiện chi tiết, phù hợp với tình hình hoạt động thực tế của đơn vị theo từng tháng. Trong đó, các đơn vị nghiêm túc tổ chức quán triệt mục tiêu quan trọng nhất là đảm bảo thực hiện kế hoạch quản trị, phấn đấu tăng trưởng trong toàn thể cán bộ, nhân viên, người lao động.
Bên cạnh việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, để tạo động lực và dư địa phát triển trong giai đoạn tới, quán triệt tinh thần của Hội nghị Công tác đầu tư - tài chính của Tập đoàn năm 2024, Tổng Giám đốc Petrovietnam đề nghị các đơn vị thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ, giải pháp, chỉ đạo của Tập đoàn trong công tác quản lý đầu tư; tăng cường công tác kiểm tra giám sát đối với việc thực hiện kế hoạch đầu tư, quyết toán dự án đầu tư. Trong thời gian tới, Tập đoàn sẽ quyết liệt đẩy nhanh tiến độ thực hiện đầu tư, giải ngân vốn đầu tư, phấn đấu hoàn thành cao nhất kế hoạch đầu tư năm 2024.
Với những kết quả đã đạt được trong 7 tháng đầu năm 2024 và thành tựu đã đạt được trong giai đoạn 2020-2024, đặc biệt là những bài học trong “quản trị biến động”, Petrovietnam sẽ duy trì đà tăng trưởng và có nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước thời gian tới.
Hà Vân
(CLO) Ukraine vừa tiến hành đợt không kích lớn nhất nhằm vào lãnh thổ Nga kể từ khi cuộc chiến bắt đầu gần ba năm trước.
(CLO) Giới chức Nam Phi đã phát hiện 36 thi thể và giải cứu 82 người sống sót từ một mỏ vàng bị bỏ hoang gần thị trấn Stilfontein, cách Johannesburg khoảng 140 km.
Sáng 15/1/2025, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm dự Diễn đàn Quốc gia Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ 6 với chủ đề Làm chủ công nghệ số, làm chủ quá trình chuyển đổi số.
(CLO) Dù nền kinh tế đang có dấu hiệu phục hồi, ông lớn ngành vận tải biển CTCP Vận tải biển Việt Nam (Vosco, Mã: VOS) vừa lên kế hoạch đi lùi cho năm 2025.
(CLO) Sở Giao thông vận tải Hà Nội có văn bản thông báo về việc tổ chức giao thông cho phép xe ô tô chở học sinh lưu thông qua Cầu Chương Dương từ 20/1/2025.
(CLO) Sau sự việc một bé gái 3 tuổi bị người phụ nữ lạ mặt dẫn đi khỏi Trường Mầm non Thiên Hương ( Hải Phòng) và được tìm thấy sau gần 1 ngày, nhà trường đã tạm đình chỉ công tác hai giáo viên.
(CLO) CTCP Thương mại - Du lịch - Đầu tư Cù Lao Chàm, một đơn vị kinh doanh BĐS từng tăng vốn từ 200 tỷ lên hơn 1.200 tỷ đồng. Công ty vừa bị UBCKNN xử phạt do vi phạm công bố thông tin trái phiếu.
(CLO) Sau nửa tháng tăng nặng mức xử phạt, lực lượng CSGT toàn quốc phát hiện, xử lý 174.653 trường hợp vi phạm, giảm 22.786 trường hợp so với thời gian trước liền kề.
(CLO) Bộ trưởng phụ trách dịch vụ tài chính và chống tham nhũng Tulip Siddiq của Vương quốc Anh, đã từ chức sau những áp lực liên quan đến mối quan hệ tài chính với dì ruột của bà là cựu Thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina.
(CLO) Theo số liệu từ Hải quan Trung Quốc, 11 tháng năm 2024, lượng sầu riêng nhập từ Việt Nam đạt gần 721.000 tấn, tăng 50% so với cùng kỳ 2023.
(CLO) UBND Thành phố Hà Nội vừa quyết định gia hạn thời gian thí điểm dịch vụ xe đạp đô thị đến hết năm 2025. Quyết định này nhằm tạo điều kiện cho việc hoàn thiện phương án thí điểm, nâng cao chất lượng dịch vụ và thu hút người dân sử dụng phương tiện giao thông thân thiện với môi trường này.
(CLO) Đội bóng của HLV Thiago Motta hòa tới 13 trên tổng số 20 trận từ đầu mùa tại Serie A, thành tích hiếm có trong lịch sử.
(CLO) Hôm qua, người dùng Internet tại Nga đã gặp phải sự cố mất kết nối trên diện rộng, ảnh hưởng đến khả năng truy cập các công ty viễn thông và nền tảng trực tuyến.
(CLO) Hình ảnh quảng cáo Samsung Galaxy S25, S25+ và S25 Ultra rò rỉ tiết lộ thiết kế mới, với vòng camera đồng màu mặt lưng và các tính năng AI, Snapdragon 8 Elite.
(CLO) Ứng dụng Google trên Android cập nhật thanh công cụ mới dưới cùng cho các trang Tìm kiếm và Khám Phá, cải thiện trải nghiệm tìm kiếm và chia sẻ tiện lợi hơn.
(CLO) TikTok bác bỏ tin đồn bán lại cho Elon Musk trước thời hạn 19/1, khi đối mặt nguy cơ ngừng hoạt động tại Mỹ sau 5 năm tranh cãi.
(CLO) TikTok bác bỏ tin đồn bán lại cho Elon Musk trước thời hạn 19/1, khi đối mặt nguy cơ ngừng hoạt động tại Mỹ sau 5 năm tranh cãi.
Với những hành động thiết thực, Hoa Sen Home đồng hành cùng Mái Ấm Gia Đình Việt thực hiện sứ mệnh ‘mang hạnh phúc sẻ chia cùng cộng đồng’. Chương trình đã và đang trở thành điểm tựa cho hàng ngàn mảnh đời bất hạnh, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên khắp mọi miền đất nước.
(CLO) Theo Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (Tập đoàn Hoa Sen), Tập đoàn này đang tìm kiếm đối tác để phát triển hệ thống Hoa Sen Home
(CLO) Các đồng minh của Ukraine phải nỗ lực hạ giá dầu tối đa của Nga để Điện Kremlin không còn nguồn thu tài trợ cho cuộc chiến chống lại Ukraine, Bloomberg đưa tin, trích lời nhà ngoại giao hàng đầu của Liên minh châu Âu Kaja Kallas.
(CLO) Một nhóm gồm 10 quốc gia Liên minh châu Âu (EU) đã kêu gọi tăng cường các biện pháp trừng phạt đối với Nga, bao gồm các hạn chế bổ sung đối với khí đốt tự nhiên, đặc biệt là khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG), Bloomberg đưa tin.
(CLO) Các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ đối với tập đoàn hạt nhân nhà nước Nga Rosatom, bao gồm cả Tổng giám đốc điều hành Alexey Likhachev, nhằm mục đích đẩy Nga ra khỏi thị trường năng lượng hạt nhân quốc tế, chuyên gia người Hungary và blogger Atombiztos (An ninh hạt nhân) Zsolt Harfas bình luận với TASS.
Nắm bắt nhu cầu chi tiêu tăng cao dịp cuối năm và Tết Nguyên Đán sắp tới, Nam A Bank triển khai ưu đãi hoàn tiền lên đến 20% cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn khác cho chủ thẻ tín dụng Happy Lady, mang đến lợi ích vượt trội dành riêng cho phụ nữ.
Với chiến thắng ấn tượng tại Wechoice Awards 2024, trở thành "Ứng dụng tài chính - tiêu dùng được giới trẻ yêu thích nhất", TPBank đã cho thấy chiến lược cá nhân hóa sắc nét và khẳng định khả năng thấu hiểu người dùng vượt trội, đặc biệt là giới trẻ.
Năm 2024, đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, công tác tuyển dụng lao động các nghề mỏ hầm lò đã không đạt như kỳ vọng; để hoàn thành chỉ tiêu này, đáp ứng nhu cầu lao động cho các đơn vị hầm lò trong năm 2025, Trường Cao đẳng TKV đã triển khai những giải pháp quyết liệt ngay từ đầu năm.
Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) ra mắt loạt ưu đãi chuyển tiền quốc tế vượt trội, giúp khách hàng cá nhân và doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, tối ưu thời gian, đồng thời mở rộng cơ hội kinh doanh trên toàn cầu. Đây là lời cam kết mạnh mẽ của PVcomBank trong việc đồng hành cùng khách hàng trên hành trình hội nhập quốc tế.