(CLO) Bám sát những diễn biến từ thị trường, triển khai đồng bộ, kịp thời những giải pháp quản trị, điều hành, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã vượt qua những khó khăn, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch nửa đầu năm 2024, có tăng trưởng so với năm 2023.
Ngày 14/7, tại Hà Nội, Petrovietnam đã tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024. Đồng chí Lê Mạnh Hùng - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn, đồng chí Lê Ngọc Sơn - Phó Bí thư Đảng ủy, Tổng giám đốc Tập đoàn và đồng chí Trần Quang Dũng - Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Tập đoàn chủ trì hội nghị.
Năm 2024 được Petrovietnam xác định là năm then chốt, cần tăng tốc và bứt phá để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch 5 năm 2021-2025; cùng với đó là các biến động khó dự báo tác động đến hoạt động SXKD toàn Tập đoàn. Chính vì vậy, ngay trong những ngày đầu, tháng đầu của năm 2024, Petrovietnam đã quyết tâm, khẩn trương triển khai các nhiệm vụ trọng tâm cùng với các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thành cao nhất mục tiêu kế hoạch đề ra cũng như mục tiêu tăng trưởng.
Với phương châm hành động năm 2024 là “Quản trị biến động, bổ sung động lực mới, làm mới động lực cũ, tạo nguồn năng lượng mới, vươn tới đỉnh cao mới”, Petrovietnam đặt ra mục tiêu “khát vọng hơn” cùng những thách thức cao hơn so với kế hoạch Chính phủ, Bộ/ngành giao, với mục tiêu tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, tháng sau cao hơn tháng trước, chủ động cân đối, xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch từng tháng, từng quý trong năm 2024. Petrovietnam đã bám sát diễn biến thị trường: tài chính, các sản phẩm năng lượng, đặc biệt là biến động giá sản phẩm dầu thô, chế biến bao gồm lọc dầu, hóa dầu, phân bón để có các giải pháp quản trị, điều hành liên thông từ khai thác đến vận chuyển, chế biến; từ tồn kho đến sản xuất và tổ chức kinh doanh,...
Petrovietnam đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt triển khai đồng bộ, khoa học, linh hoạt tổng thể các nhóm giải pháp trọng tâm. Nhờ đó, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Tập đoàn 6 tháng đầu năm 2024 đã cơ bản hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ kế hoạch đề ra, duy trì ổn định tại tất cả các lĩnh vực hoạt động, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng so với mức suy giảm bởi các yếu tố vĩ mô như tài chính, thị trường… và đã đạt được những kết quả tích cực.
Cụ thể, gia tăng trữ lượng 6 tháng đầu năm 2024 đạt 4,38 triệu tấn quy dầu. Tập đoàn có 02 phát hiện dầu khí mới (tại Lô 09-1, mỏ Rồng và Lô PM3-CAA, mỏ Bunga Aster). Đây là kết quả rất đáng khích lệ vì suốt trong giai đoạn năm 2019 - 2023, chỉ có năm 2023, Tập đoàn mới có 02 phát hiện dầu khí trong một năm. Điều này là minh chứng Tập đoàn đã thực hiện tốt phương châm hành động của năm 2024 là "Bổ sung động lực mới, làm mới động lực cũ" để phát triển.
Về sản xuất, ngoại trừ chỉ tiêu sản xuất điện (đạt 95,9%) do yếu tố khách quan, tất cả các chỉ tiêu sản xuất trọng yếu còn lại đều hoàn thành vượt mức kế hoạch 6 tháng từ 2,7 - 33,1%, tăng 1,4-21,8% so với cùng kỳ năm 2023.
Trong hoạt động tài chính, Petrovietnam tiếp tục thực hiện tốt công tác quản trị, do đó, các chỉ tiêu tài chính hầu hết hoàn thành vượt mức kế hoạch, duy trì mức tăng trưởng tháng sau cao hơn tháng trước mặc dù giá các sản phẩm chủ lực của Petrovietnam, đặc biệt biên lợi nhuận hóa dầu giảm 24,9% so với cùng kỳ năm 2023 ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả hoạt động của lĩnh vực lọc hóa dầu, đều hoàn thành vượt mức từ 20-77% kế hoạch 6 tháng và tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm 2023. Tổng doanh thu toàn Tập đoàn 6 tháng đầu năm 2024 ước đạt 482,3 nghìn tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2023. Nộp ngân sách toàn Tập đoàn ước đạt 71,1 nghìn tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2023.
Công tác đầu tư được Petrovietnam ưu tiên đẩy mạnh trong năm 2024. Với sự hỗ trợ tháo gỡ từ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ/ngành, các “nút thắt, điểm nghẽn” trong đầu tư tại các dự án trọng điểm của Tập đoàn đã từng bước được xem xét, tháo gỡ. Giá trị giải ngân đầu tư 6 tháng đầu năm ước đạt 15,55 nghìn tỷ đồng, tăng 81,3% so với thực hiện năm 2023.
Về đổi mới, tái cấu trúc doanh nghiệp, Petrovietnam xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm cần tổ chức bài bản, khẩn trương và quyết liệt, đảm bảo phù hợp với thực tiễn hoạt động và xu hướng phát triển của Tập đoàn trong giai đoạn mới.
Công tác chuyển đổi số, triển khai ERP và an ninh mạng trong toàn Tập đoàn được chú trọng triển khai tích cực, hiệu quả. Công ty mẹ - Tập đoàn đã đưa vào vận hành chính thức hệ thống ERP giai đoạn 1; hiện đang tiếp tục triển khai xây dựng hệ thống Cơ sở dữ liệu: lĩnh vực E&P – Giai đoạn 1, lĩnh vực Công nghiệp Điện và Năng lượng tái tạo; lĩnh vực Công nghiệp khí, Lọc hóa dầu, Dịch vụ dầu khí; Xây dựng ERP giai đoạn 3… Công tác đảm bảo an ninh mạng trong toàn hệ thống của Tập đoàn được tập trung triển khai, góp phần quan trọng trong đảm an toàn thông tin và an ninh mạng. Tập đoàn tiếp tục nghiên cứu và triển khai các giải pháp công nghệ ứng dụng Nhà máy thông minh tại một số đơn vị như BSR, PVCFC, Vietsovpetro, PV Power, Thái Bình 2, Sông Hậu 1;…
Công tác an ninh, an toàn dầu khí, an toàn môi trường, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ trên các công trình dầu khí được giám sát chặt chẽ và thực hiện nghiêm túc. Công tác an sinh xã hội (ASXH) tiếp tục được tích cực triển khai thực hiện theo cam kết. Trong 6 tháng đầu năm, Tập đoàn và các đơn vị có vốn của Tập đoàn đã triển khai các chương trình ASXH với tổng mức kinh phí là 456,4 tỷ đồng. Công tác tiết kiệm chống lãng phí của Tập đoàn tiếp tục được đẩy mạnh, ước thực hiện 6 tháng đầu năm 2024 toàn Tập đoàn đạt 1.200 tỷ đồng, bằng 53% kế hoạch tiết giảm năm 2024.
Tại hội nghị, lãnh đạo, đại diện các ban chuyên môn của Tập đoàn và các đơn vị thành viên đã tập trung trao đổi, thảo luận những khó khăn, vướng mắc mà Tập đoàn và các đơn vị thành viên gặp phải, từ đó đưa ra các giải pháp, đề xuất, kiến nghị để đảm bảo thực hiện các mục tiêu chiến lược, phát triển của Tập đoàn.
Kết luận hội nghị, đồng chí Lê Mạnh Hùng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV Petrovietnam cho biết, trong thời gian tới, Tập đoàn tiếp tục nhất quán với quan điểm chỉ đạo, điều hành là quyết tâm giữ vững mục tiêu quản trị đặt ra; tiếp tục khắc phục khó khăn, hạn chế, bằng các giải pháp hiện thực hoá mục tiêu kế hoạch đặt ra, tạo tiền đề thực hiện mục tiêu kế hoạch phát triển 5 năm và đề án tái cấu trúc Tập đoàn. Hiện nay, 10/12 chỉ tiêu theo kế hoạch 5 năm của Tập đoàn đã được hoàn thành, đặc biệt là 2 chỉ tiêu rất quan trọng là lợi nhuận và nộp ngân sách.
Lãnh đạo Tập đoàn yêu cầu toàn Tập đoàn tiếp tục hoàn thiện hệ thống quản trị nội bộ, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền để các đơn vị trong các lĩnh vực chủ động trong triển khai công việc; đồng thời nghiên cứu ban hành cơ chế khuyến khích các đơn vị hoạt động hiệu quả.
Một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng là tập trung xây dựng chiến lược phát triển của ngành Dầu khí Việt Nam và Tập đoàn đồng bộ với chiến lược của từng lĩnh vực; Tiếp tục đẩy nhanh hoàn thiện các thể chế chính sách đã đề xuất, tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế, quy định của pháp luật về: LNG, khí trong nước, thuế suất, hoàn thiện các quy định theo hướng dẫn triển khai Luật Dầu khí… tạo động lực cho triển khai công việc.
Bên cạnh đó, tiếp tục tập trung đẩy mạnh việc hình thành và triển khai các chuỗi liên kết giá trị trong Tập đoàn, từ đó tạo điều kiện để giám sát, đôn đốc các đơn vị tích cực phối hợp triển khai các nhiệm vụ được giao, hoàn thành kế hoạch quản trị; Tập trung đánh giá kết quả thực hiện các giải pháp tạo ra các động lực mới, thúc đẩy công tác đầu tư trong thời gian tới; nghiên cứu, đánh giá triển khai các mô hình kinh doanh mới phù hợp với chiến lược phát triển của Tập đoàn cũng như các đơn vị.
Cách đây 65 năm, trong chuyến thăm chính thức Liên Xô, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có chuyến thăm khu công nghiệp dầu khí tại Baku, Azerbaijan. Chính từ đây, Người đã đề nghị: "Sau khi Việt Nam kháng chiến thắng lợi, Liên Xô nói chung và Azerbaijan nói riêng hãy giúp đỡ Việt Nam xây dựng những khu công nghiệp Dầu khí mạnh". Câu nói của Bác chính là những dòng chữ vàng đầu tiên của lịch sử ngành Dầu khí nước nhà, là niềm tin, là ước vọng của đất nước, là mục tiêu hành động, "kim chỉ nam" trong suốt quá trình xây dựng và phát triển của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.
Trải qua 65 năm thực hiện mong ước của Bác, với 49 năm xây dựng và phát triển, lớn lên cùng đất nước, tập thể cán bộ, công nhân lao động Dầu khí qua các thời kỳ đã cống hiến không mệt mỏi, vượt qua mọi thử thách, khó khăn, xây dựng ngành Dầu khí Việt Nam trở thành ngành kinh tế kỹ thuật then chốt và chủ lực của đất nước, đóng góp to lớn vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, gặt hái được nhiều thành tựu, làm nên thương hiệu Petrovietnam uy tín cả trong và ngoài nước.
(CLO) Nhân dịp tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 tại Paris (Pháp), sáng 5/10 theo giờ địa phương, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có cuộc gặp với Tổng thống, Bộ trưởng Quốc phòng, Bảo vệ dân sự và Thể thao Thụy Sĩ Viola Amherd và Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan.
(CLO) Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, chính sách cho Thành phố Hồ Chí Minh theo phương châm “tắc đâu thông đó, khó đâu tháo đó”.
(CLO) Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, ngày 6/10, Bắc Bộ đêm không mưa, sáng sớm có nơi có sương mù, ngày nắng. Nam Bộ có mây, có mưa rào và dông vài nơi, cục bộ có nơi mưa to.
(CLO) Trong khuôn khổ tham dự Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19, tại Paris (Pháp), chiều 5/10 (theo giờ địa phương), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gặp và trao đổi với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith.
(CLO) Sinh viên Việt Nam đã xuất sắc giành hai giải quốc tế tại cuộc thi “Bảo tồn di sản văn hóa châu Á và các giải pháp bền vững” tổ chức tại Malaysia.
(CLO) Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài (Cục Hải quan Hà Nội) vừa phát hiện 2 vụ việc vận chuyển vàng lậu do các đối tượng người nước ngoài thực hiện, với tổng trọng lượng vàng bị phát hiện là 6kg.
(CLO) Tỉnh Lạng Sơn đang khảo sát, nghiên cứu xây dựng Con đường du lịch địa chất kết nối từ đền Cấm, thị trấn Đồng Mỏ đến miếu Cô Chín, đền Chầu Mười xã Hòa Bình, huyện Chi Lăng.
(CLO) Ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho biết, chuyển đổi số không còn là sự lựa chọn mà đã trở thành xu hướng phát triển tất yếu của xã hội.
(CLO) Công an phường Cốc Lếu, thành phố Lào Cai vừa bàn giao cho Hạt kiểm lâm thành phố một con cá sấu dài 1,2 mét, nặng 7,5 kg do người dân bắt được khi bơi vào bể cá Koi của nhà.
(CLO) Ngày 5/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, Công ty Honda Việt Nam, Quỹ bảo hiểm xe cơ giới - Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam đã phối hợp tổ chức Lễ phát động học sinh, sinh viên nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về an toàn giao thông năm học 2024-2025.
(CLO) Trong vòng chưa đầy ba tuần, Israel đã tấn công Lebanon bằng một chiến dịch không kích chưa từng có, khiến hơn 1.400 người thiệt mạng, gần 7.500 người bị thương và hơn một triệu người phải rời bỏ nhà cửa.
(CLO) "Vì tương lai xanh” là dự án hỗ trợ học sinh sau thiên tai được Quỹ Cộng đồng phòng tránh thiên tai tổ chức từ năm 2020. Với mục tiêu “Không để học sinh nào phải bỏ học về thiên tai”, chương trình đã giúp các em học sinh có bố, mẹ, người nuôi dưỡng bị thiệt mạng, gia đình bị lũ lụt cuốn trôi nhà cửa, có điều kiện kinh tế khó khăn có thể tiếp tục duy trì việc học.
(CLO) Ngay cả những người sinh ra và lớn lên ở Lebanon trong các gia đình nhập cư cũng không nằm trong chương trình hỗ trợ của chính quyền, khi các cuộc xung đột vũ trang giữa Hezbollah với Israel xảy ra.
(CLO) Ngày 5/10, thông tin từ Công an huyện Thanh Trì (TP Hà Nội) cho biết, đang tạm giữ hình sự Phan Văn Tùng (SN 1998, trú tại Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
(CLO) Tổng thống Mỹ Joe Biden cảnh báo Israel không nên tấn công các cơ sở dầu mỏ của Iran, nói rằng ông đang cố gắng tập hợp thế giới để tránh viễn cảnh leo thang về một cuộc xung đột toàn diện ở Trung Đông.
(CLO) Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài (Cục Hải quan Hà Nội) vừa phát hiện 2 vụ việc vận chuyển vàng lậu do các đối tượng người nước ngoài thực hiện, với tổng trọng lượng vàng bị phát hiện là 6kg.
(CLO) Sáng nay (5/10), giá vàng nhẫn và vàng SJC không thay đổi, dù giá vàng giao ngay trên thế giới giảm. Tính chung 1 tuần giao dịch, giá vàng nhẫn tăng gần 600.000 đồng/lượng; giá vàng miếng tăng 500.000 đồng/lượng.
(CLO) Các nhà sản xuất ô tô EU đang phải đối mặt với những tháng tồi tệ nhất kể từ đại dịch Covid-19, tờ báo Bild (Đức) đưa tin, trích dẫn lời một chuyên gia nổi tiếng trong ngành.
Tối ngày 3/10, tại Lễ trao giải Asia Pacific Enterprise Awards (APEA) 2024, Công ty cổ phần Tập đoàn Bamboo Capital (HoSE: BCG) tiếp tục được vinh danh ở hạng mục Doanh nghiệp xuất sắc Châu Á. Đây là năm thứ tư liên tiếp Bamboo Capital nhận giải thưởng này nhờ những thành tích kinh doanh nổi bật và chiến lược phát triển bền vững.
(CLO) Giá dầu thô quốc tế có thể tăng vọt thêm 20 USD/thùng nếu nguồn cung dầu của Iran giảm trong bối cảnh xung đột Trung Đông leo thang, theo dự đoán của Goldman Sachs.
(CLO) Doanh thu năng lượng của Nga có thể đạt mức kỷ lục trong năm nay, được thúc đẩy bởi giá dầu xuất khẩu cao, theo tổ chức tư vấn kinh tế độc lập Viện Năng lượng và Tài chính (FIEF).
Mỗi mùa khai giảng, các bậc phụ huynh lại tất bật chuẩn bị hành trang cho con bước vào ngưỡng cửa mới của cuộc đời. Nhiều gia đình lựa chọn mua xe máy hoặc xe điện để con có phương tiện di chuyển thuận tiện khi vào cấp 3 hay đại học. Tuy nhiên, phía sau niềm vui này, nhiều phụ huynh lại lo lắng về an toàn của con khi di chuyển trên đường cũng như khi xa nhà. Thấu hiểu những lo lắng của các bậc phụ huynh, VNPT Safe Motor ra đời như một giải pháp thông minh giúp phụ huynh luôn an tâm đồng hành cùng con trên mọi nẻo đường.
Tối ngày 3/10, tại Lễ trao giải Asia Pacific Enterprise Awards (APEA) 2024 do Hiệp hội Doanh nghiệp Châu Á - Enterprise Asia tổ chức tại TP.HCM, Eximbank đã vinh dự được trao tặng giải thưởng Doanh nghiệp xuất sắc Châu Á 2024. Giải thưởng này không chỉ là sự ghi nhận cho những nỗ lực không ngừng của Eximbank trong việc đổi mới và phát triển bền vững, mà còn tôn vinh những đóng góp tích cực của ngân hàng vào hệ sinh thái tài chính khu vực.