(NB&CL) Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã chính thức thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035. Đây là Chương trình có quy mô rất lớn, được kỳ vọng sẽ tháo gỡ những điểm nghẽn về nguồn lực để phát triển văn hóa trong giai đoạn tới. Tuy nhiên, cần làm gì để đảm bảo Chương trình được triển khai thực sự có hiệu quả, tránh lãng phí trong thực tiễn là vấn đề được dư luận quan tâm. Đại biểu Quốc hội Âu Thị Mai (đoàn Tuyên Quang) đã có những chia sẻ quan điểm xung quanh nội dung này.
+ Thưa Đại biểu Quốc hội, văn hóa được coi là động lực trực tiếp thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế - xã hội của đất nước. Trong thời kỳ mới, văn hóa lại càng cần tiếp tục được khẳng định vị thế hơn bao giờ hết, nhất là khi phát triển bền vững đã trở thành một nhu cầu tất yếu của mọi quốc gia. Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội vừa chính thức thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035. Đại biểu nhìn nhận như thế nào về nguồn lực này để phát triển văn hóa trong giai đoạn tới?
- Đại biểu Quốc hội Âu Thị Mai: Trên thực tế, những năm qua, việc đầu tư cho phát triển văn hoá còn hạn hẹp, chưa xứng tầm, chưa thực sự đồng bộ và hiệu quả.
Năm 2019, báo cáo trước Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ cũng đã thừa nhận rằng mức chi cho văn hoá mới chỉ dừng lại ở 1,71% chi thường xuyên, thấp hơn so với yêu cầu là 1,8% đã được đưa ra từ Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khoá VIII từ năm 1998 (Nghị quyết về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc). Rõ ràng, với tỷ lệ ngân sách dành cho văn hóa trong tổng chi ngân sách Nhà nước luôn ở mức thấp như vậy, chúng ta không thể có được đầu tư bài bản, đồng bộ về cơ sở vật chất, bảo tồn tối đa các di sản văn hóa hay hỗ trợ các hoạt động nghệ thuật sáng tạo, thu hút cán bộ giỏi cho lĩnh vực này.
Tại nhiều địa phương, văn hóa vẫn là lĩnh vực xếp cuối cùng trong danh sách đầu tư và xếp đầu tiên trong danh sách cắt giảm ngân sách. Điều này cho thấy nhận thức ở các cấp đối với lĩnh vực quan trọng này vẫn còn chưa đầy đủ, sâu sắc.
Việc bố trí cán bộ trong lĩnh vực văn hóa cũng chưa phù hợp. Vẫn còn tình trạng cán bộ văn hóa phải kiêm nhiệm nhiều việc hay việc bố trí cán bộ làm văn hóa chưa được đào tạo bài bản, thiếu kinh nghiệm về quản lý văn hóa… Điểm nghẽn về nguồn nhân lực cũng là bài toán mà chúng ta phải xử lý.
Tóm lại, mặc dù văn hóa là lĩnh vực đặc biệt quan trọng, là động lực nội sinh, nền tảng tinh thần của xã hội, nhưng những năm qua, nguồn lực dành cho lĩnh vực văn hóa cả ở con người, tài chính và cơ sở vật chất đều không đảm bảo theo quy định và đúng như kỳ vọng. Qua thực tiễn ở địa phương, tôi nhận thấy rất rõ nhu cầu về việc tăng cường các nguồn lực đầu tư cho phát triển văn hóa và con người trong giai đoạn hiện nay.
Việc Quốc hội vừa thông qua một Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa mang tính tổng thể tại Kỳ họp thứ 8, tôi cho rằng đây là một giải pháp thực sự cần thiết và toàn diện để khắc phục các điểm nghẽn về nguồn lực mà lĩnh vực văn hóa hiện nay đang gặp phải.
Với tổng kinh phí thực hiện Chương trình rất lớn cho giai đoạn 2025 - 2030, gồm nguồn vốn ngân sách Trung ương (63%), ngân sách địa phương (24,6%) và cả nguồn vốn xã hội hóa hợp pháp khác (12,4%), tôi cho rằng, nguồn lực dành cho văn hóa, thực hiện các mục tiêu đề ra sẽ được đảm bảo ổn định. Trong quá trình điều hành, Chính phủ cũng được giao cân đối ngân sách Trung ương để ưu tiên hỗ trợ thêm cho Chương trình phù hợp với điều kiện thực tế và có giải pháp huy động phối hợp mọi nguồn vốn hợp pháp để thực hiện.
Chủ trương đầu tư Chương trình cũng đã được Quốc hội xem xét, đánh giá một cách kỹ lưỡng để xác định rõ mục tiêu, chỉ tiêu và nội dung của Chương trình qua 2 kỳ họp (cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 7 và xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV). Tôi tin rằng, Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 vừa được Quốc hội thông qua sẽ là một tin rất vui, đáp ứng kỳ vọng của đông đảo cử tri và Nhân dân, nhất là đối với những người làm công tác văn hoá.
+ Với một Chương trình mục tiêu quốc gia lớn như vậy thì theo bà, cơ chế quản lý, điều hành Chương trình cần đảm bảo yêu cầu thế nào?
- Đại biểu Quốc hội Âu Thị Mai: Về cơ bản, tôi thấy rằng, cơ chế quản lý của Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa đã được thiết kế phù hợp với cơ chế quản lý của 3 Chương trình mục tiêu quốc gia đang thực hiện và rút kinh nghiệm từ những bài học thực tiễn mà Đoàn giám sát của Quốc hội đã chỉ ra; đảm bảo theo nguyên tắc thu hẹp đầu mối quản lý, hướng dẫn, triển khai thực hiện Chương trình; rõ ràng nhiệm vụ, không trùng lặp, chồng chéo.
Theo Nghị quyết, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu trình Chính phủ (hoặc Thủ tướng Chính phủ) ban hành văn bản quy phạm pháp luật phù hợp hướng dẫn chung việc thực hiện Chương trình (không giao cho từng bộ, ngành ban hành văn bản riêng). Tôi cho rằng, việc ban hành văn bản hướng dẫn chung như vậy là cần thiết, hợp lý, sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các địa phương trong quá trình triển khai thực hiện.
Quan điểm chung của Đảng, Nhà nước là phân cấp tối đa, triệt để cho địa phương thực hiện. Do vậy, trong quá trình điều hành, Chính phủ nên chỉ đạo thực hiện đúng nguyên tắc này.
+ Để đảm bảo Chương trình được triển khai một cách thực sự có hiệu quả, tránh lãng phí, theo Đại biểu, cần lưu ý vấn đề gì?
- Đại biểu Quốc hội Âu Thị Mai: Để thực hiện thành công Chương trình, tôi cho rằng, cần lưu ý phát huy tối đa những bài học kinh nghiệm đã có qua thực tiễn xây dựng và vận hành, giám sát các Chương trình mục tiêu quốc gia trong thời gian vừa qua để triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 thực sự thiết thực, hiệu quả. Đặc biệt, cần phải đảm bảo nguồn lực tài chính được sử dụng một cách hiệu quả và có ưu tiên, có trọng tâm, trọng điểm. Cần có cơ chế khoa học, chặt chẽ về quản lý; phân công rõ ràng, cụ thể trách nhiệm của các cơ quan, để đảm bảo kết quả của Chương trình đo đếm được trong thực tế.
Cùng với đó, tạo ra các cơ chế, chính sách đủ hấp dẫn để khuyến khích nguồn vốn xã hội hóa đầu tư thực hiện Chương trình. Ngành văn hóa rất cần nguồn lực tư nhân nên cần tập trung một số giải pháp để kêu gọi liên doanh, liên kết hiệu quả thông qua các chính sách ưu đãi về thuế, phí, thủ tục đầu tư…
Tôi kỳ vọng rằng, khi có được một nguồn lực đầy đủ từ Chương trình với những đầu tư mang tính trọng tâm, trọng điểm, mang tính định hướng, khơi nguồn các đầu tư xã hội cho văn hóa, chúng ta sẽ đạt các những kết quả tương xứng với mức đầu tư, sớm hoàn thành một trong 6 nhiệm vụ trọng tâm mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đặt ra: “Gắn kết chặt chẽ, hài hoà giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hoá và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao mức sống nhân dân. Xây dựng, phát huy yếu tố văn hoá để thực sự là đột phá phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế”.
Tôi cũng kỳ vọng, Chương trình phải thực sự tạo được bước chuyển trong phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn mới, khắc phục được những hạn chế, yếu kém đang còn tồn tại. Các lĩnh vực cần được hỗ trợ như công nghiệp văn hóa; bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành văn hóa; phát triển văn học nghệ thuật; thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong văn hóa nghệ thuật… sẽ được gỡ khó và tạo đà phát triển thực sự bền vững.
(CLO) Tin từ cảng hàng không quốc tế Nội Bài, dự báo tuần trước và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, trung bình mỗi ngày sẽ có khoảng 90.000 lượt khách và 550 lượt chuyến bay qua cảng.
(CLO) Gazprom, gã khổng lồ khí đốt Nga, đối mặt khủng hoảng nghiêm trọng: mất thị trường châu Âu, cắt giảm 40% nhân sự, phụ thuộc vào Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ.
(CLO) Trong hai tuần thử nghiệm, camera AI tại Anh phát hiện 849 vi phạm giao thông nghiêm trọng, với 533 trường hợp không thắt dây an toàn, gây xôn xao dư luận.
(CLO) Trong năm 2024, các tổ chức thanh tra trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã triển khai tổng cộng 153 cuộc thanh tra, kiểm tra. Qua các cuộc thanh tra, cơ quan chức năng đã phát hiện sai phạm về kinh tế với tổng số tiền lên đến hàng chục tỷ đồng.
(CLO) Bộ Y tế yêu cầu dự trữ đủ thuốc, máu, dịch truyền và các phương tiện, thiết bị cần thiết phục vụ cấp cứu, khám chữa bệnh, đặc biệt là cấp cứu tai nạn giao thông, ngộ độc thực phẩm. Sẵn sàng thu dung người bệnh trong trường hợp dịch bệnh xảy ra.
(CLO) Kết thúc năm 2024, mẫu xe Toyota Innova Cross giữ chắc ngôi vị ô tô hybrid đắt khách nhất thị trường. Tuy nhiên, vị thế này hoàn toàn có thể sớm thay đổi.
(CLO) Ngày 17/1, đoàn công tác Bộ Quốc phòng do Thượng tướng Vũ Hải Sản, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh Quảng Ninh.
(CLO) Chiều 17/1, Đoàn công tác lãnh đạo Đảng, Nhà nước do Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long dẫn đầu đến thăm, tặng quà các thương, bệnh binh tại Trung tâm Điều dưỡng thương binh Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn, ngày 18/1, Nam Bộ có mây, đêm có mưa rào vài nơi, ngày nắng, gió Đông Bắc cấp 2-3. Khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều trời nắng, trời rét.
(CLO) Thi đấu đầy nỗ lực, đội tuyển futsal Việt Nam đã giành chiến thắng đậm 21-0 trước futsal Macau (Trung Quốc) để chính thức giành vé dự VCK giải futsal nữ châu Á 2025.
(CLO) Ngày 17/1, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hà Nội cho biết, vừa phối hợp với Cục Cảnh sát hình sự Bộ Công an đã bắt giữ và khởi tố bị can với nhóm môi giới mua bán thận, gồm Nguyễn Văn Tân (SN 1984 ở xã Phước Hội, huyện Đất Đỏ, Bà Rịa - Vũng Tàu), Nguyễn Thị Dung (SN 1985, ở Thái Bình) và Võ Thị Cưng (SN 1992, ở Bình Thuận).
(CLO) Ngày 17/1, Công an thành phố Hà Nội tổ chức lễ công bố quyết định bổ nhiệm Phó Giám đốc Công an thành phố đối với Đại tá Nguyễn Ngọc Quyền, Trưởng Công an quận Hà Đông và Đại tá Nguyễn Tiến Đạt, Trưởng phòng Tham mưu Công an thành phố.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ phân công Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn làm Trưởng Ban tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu.
(CLO) Ngày 17/1, hai tàu du lịch biển 5 sao quốc tế là Seabourn Encore và Silver Whisper đều mang quốc tịch Bahamas cùng cập bến, đã đưa hơn 1.200 khách đến TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh: "Nhìn về tương lai, tôi vững tin rằng Việt Nam và Ba Lan đang đứng trước những cơ hội lớn lao để đưa quan hệ giữa hai nước lên tầm cao mới, trở thành một điển hình về quan hệ hợp tác hữu nghị giữa khu vực Đông Nam Á và Trung Đông Âu, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, hợp tác, phát triển trong khu vực và trên thế giới".
(CLO) Trong năm 2024, các tổ chức thanh tra trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã triển khai tổng cộng 153 cuộc thanh tra, kiểm tra. Qua các cuộc thanh tra, cơ quan chức năng đã phát hiện sai phạm về kinh tế với tổng số tiền lên đến hàng chục tỷ đồng.
(CLO) Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Đà Nẵng vừa tiến hành bắt giữ đối tượng cung cấp ma túy từ TP Hồ Chí Minh về Đà Nẵng tiêu thụ và di lý đối tượng về Đà Nẵng để phục vụ công tác điều tra.
(CLO) Ngày 17/1, Công an thành phố Hà Nội tổ chức lễ công bố quyết định bổ nhiệm Phó Giám đốc Công an thành phố đối với Đại tá Nguyễn Ngọc Quyền, Trưởng Công an quận Hà Đông và Đại tá Nguyễn Tiến Đạt, Trưởng phòng Tham mưu Công an thành phố.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ phân công Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn làm Trưởng Ban tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà và Bộ trưởng Bộ Xây dựng xử lý thông tin báo chí và dư luận liên quan đến nội dung "Các nhà máy xi măng thua lỗ, có nguy cơ dừng sản xuất".
(CLO) Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đề nghị tỉnh Bắc Kạn trong năm mới cần phải quyết tâm thực hiện bằng được mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, đi đôi với tạo sinh kế bền vững cho nhân dân.
(CLO) Ngày 17/1, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Ninh Bình đã tổ chức hội nghị Tổng kết báo cáo kết quả công tác báo chí năm 2024, triển khai nhiệm vụ tuyên truyền năm 2025. Tới dự và chủ trì có đồng chí Bùi Mai Hoa - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Tập đoàn hàng không LOT của Ba Lan tiên phong mở lại đường bay tới Việt Nam, tiếp tục hợp tác với Vietnam Airlines để khai thác các đường bay, trong đó có hình thức bay charter, đưa du khách tới các điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam như Hà Nội, TPHCM, Nha Trang, Hạ Long, Phú Quốc… cũng như các nước trong khu vực theo mô hình "một cung đường, nhiều điểm đến".