20.000 'lộc sách' được lì xì tới du khách trong Lễ hội Đường sách Tết Ất Tỵ
(CLO) Hoạt động lì xì “lộc sách” được kỳ vọng trở thành một nét văn hóa rất riêng và phổ biến trong đời sống của người dân TP HCM.
Theo dõi báo trên:
Trong bối cảnh chống biến đổi khí hậu và cân bằng CO2 theo các cam kết tại COP26 và COP28 cũng như từ thực tế khủng hoảng, thiếu hụt năng lượng, nhiều quốc gia đang hướng sự quan tâm mạnh mẽ trở lại với điện hạt nhân.
Ngày 21/3/2024, đại diện 50 quốc gia tham dự Hội nghị thượng đỉnh Năng lượng hạt nhân đã ký Tuyên bố thiết lập những ưu tiên và hiểu biết chung thúc đẩy nguồn năng lượng hạt nhân cho các mục đích dân sự. Giám đốc Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IAEA) Fatih Birol nhấn mạnh nếu không có sự hỗ trợ của năng lượng hạt nhân thì không có cơ hội đạt được các mục tiêu về khí hậu đúng thời hạn.
Trước đó, tại Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 28 (COP28) vào năm 2023, có 22 quốc gia có cùng quan điểm, chủ yếu từ Mỹ, châu Âu và Nhật Bản, đã đặt mục tiêu tăng công suất nhà máy điện hạt nhân lên khoảng 1,2 tỷ kilowatt vào năm 2050, cao gấp ba lần mức năm 2020.
Tại Nghị quyết 41 năm 2009 của Quốc hội khóa XII, Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận gồm 2 nhà máy (Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2), mỗi nhà máy có 2 tổ máy với tổng vốn đầu tư khoảng 200.000 tỉ đồng (tại thời điểm lập dự án vào cuối 2008). Công suất 2 nhà máy trên 4.000 MW, mỗi nhà máy khoảng 2.000 MW. Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 đặt tại xã Phước Dinh, H.Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận; Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2 đặt tại xã Vĩnh Hải, H.Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận. |
Trên thực tế, tính đến tháng 6/2024, có 436 nhà máy điện hạt nhân trên thế giới, với công suất phát điện khoảng 416 triệu kilowatt, vượt mức cao kỷ lục của năm 2018 (414,45 triệu kilowatt). Khoảng 70 nhà máy điện hạt nhân mới đã được xây dựng trong thập kỷ qua, trong đó, Trung Quốc và Nga đang dẫn đầu về xây dựng mới. Trung Quốc dự kiến dẫn đầu thế giới về công suất lắp đặt điện hạt nhân vào năm 2030. Sản lượng điện hạt nhân của nước này dự kiến chiếm 10% tổng sản lượng điện vào năm 2035, thúc đẩy mạnh việc chuyển đổi sang cơ cấu năng lượng ít carbon. Mới đây, tháng 7/2024, nước này khởi công mở rộng nhà máy điện hạt nhân thế hệ thứ 4 đầu tiên trên thế giới sử dụng lò phản ứng làm mát bằng khí nhiệt độ cao Shidaowan (HTGR) ở tỉnh Sơn Đông.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) ước tính rằng đến năm 2050, nhu cầu điện toàn cầu sẽ tăng gấp đôi mức hiện tại và năng lượng hạt nhân đang được đánh giá lại là nguồn năng lượng sạch, ổn định để đảm bảo an ninh năng lượng toàn cầu.
Đó là nhìn nhận của Bộ Công thương cũng như rất nhiều chuyên gia trước chủ trương của Đảng, Nhà nước trong việc nghiên cứu, xem xét khởi động lại dự án điện hạt nhân. Trước đó, từ khi lấy ý kiến sửa đổi Quy hoạch điện 8, Bộ Công Thương đã đặt vấn đề phát triển các nguồn năng lượng mới, trong đó có điện hạt nhân. Tại Dự thảo Luật Điện lực sửa đổi trình bày trước Quốc hội mới đây, việc phát triển điện hạt nhân cũng được đề cập.
Báo cáo mới nhất của Bộ Công Thương đã đề cập đến lý do tái khởi động chương trình điện hạt nhân ở Việt Nam. Theo đó, Bộ Công Thương cho rằng, điện hạt nhân là nguồn điện lớn, có khả năng chạy nền và cung cấp điện ổn định. Đồng thời, đây cũng là nguồn điện xanh và bền vững.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương chỉ rõ, rất có thể hệ thống điện sẽ đối mặt với nguy cơ thiếu hụt công suất nguồn điện rất lớn ở giai đoạn 2026 - 2030, tiềm ẩn rủi ro mất an ninh cung ứng điện. Cụ thể, theo tính toán, đến năm 2030, Việt Nam cần phải gấp 2 lần công suất hiện nay, nhưng đến năm 2050 sẽ phải gấp 5 lần công suất hiện nay. Tuy nhiên, các nguồn điện truyền thống không có dư địa để phát triển nữa, thủy điện đã hết, điện than không phát triển được, năng lượng mặt trời cũng có giờ… Do đó, việc nghiên cứu phát triển điện hạt nhân trong tương lai nhằm đảm bảo an ninh năng lượng và phát triển bền vững là cần thiết.
Với các chuyên gia, chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân là phù hợp với xu hướng phát triển khi công nghệ sản xuất điện hạt nhân ngày càng an toàn và không phát thải. Đây cũng là nguồn điện rẻ, ổn định, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia trong dài hạn, đáp ứng lộ trình thực hiện Net Zero của Việt Nam.
“Chúng ta tiếp tục tăng trưởng kinh tế thì làm điện hạt nhân là việc không thể không thực hiện. Các nước trên thế giới đã lựa chọn điện hạt nhân là nguồn giảm phát thải trong phát triển năng lượng”, chuyên gia năng lượng Đào Nhật Đình nhấn mạnh. Còn PGS. TS. Vương Hữu Tấn, nguyên Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam thì cho rằng: “Trước sau gì chúng ta cũng phải phát triển điện hạt nhân để bảo đảm an ninh năng lượng”.
Đặc biệt, trong kiến nghị gửi Chính phủ, các chuyên gia thuộc Hội đồng khoa học tạp chí Năng lượng Việt Nam cũng từng cho rằng việc sớm tái khởi động chương trình phát triển điện hạt nhân là cần thiết, bởi trong bối cảnh hạn chế phát triển nhiệt điện, đặc biệt là nhiệt điện than, việc quy hoạch phát triển các nguồn điện sẽ gặp khó khăn do thiếu nguồn có công suất lớn, ổn định, giá thành phù hợp. Điện hạt nhân, năng lượng tái tạo đang là xu thế của thế giới để giảm thiểu tác động đến khí hậu, ô nhiễm môi trường, đảm bảo phát triển bền vững. Công nghệ điện hạt nhân ngày càng tiên tiến, có thể đảm bảo an toàn tuyệt đối theo các yêu cầu khắt khe.
Trước đó, trong kết luận của Thường trực Chính phủ hồi tháng 9, Chính phủ cho biết, Việt Nam định hướng chuyển nguồn năng lượng nền từ điện than sang khí, ưu tiên sản xuất trong nước để tăng trưởng đạt 12 đến 15% mỗi năm. Vì thế, ngoài các nguồn năng lượng hiện nay, việc nghiên cứu kinh nghiệm phát triển điện hạt nhân là cần thiết, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Phát triển điện hạt nhân có thể giúp bổ sung nguồn điện nền giảm thiểu rủi ro về môi trường.
Mới đây nhất, chương trình điện hạt nhân tại Việt Nam là một trong những nội dung quan trọng được Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII xem xét, cho ý kiến tại Hội nghị Trung ương diễn ra sáng 25/11/2024. Theo thông cáo của Văn phòng Trung ương, Ban Chấp hành Trung ương Đảng cơ bản thống nhất chủ trương tái khởi động Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận và tiếp tục nghiên cứu Chương trình điện hạt nhân tại Việt Nam nhằm đảm bảo vững chắc an ninh năng lượng quốc gia, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, tăng cường tiềm lực khoa học công nghệ và phát triển bền vững đất nước. Trung ương giao Bộ Chính trị chỉ đạo các cơ quan, địa phương có liên quan nghiên cứu, xây dựng Đề án phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam trong thời gian tới. Trước mắt, Trung ương cho rằng cần tiếp tục nghiên cứu Dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Theo Cục Nghiên cứu Kinh tế quốc gia Mỹ (NBER), các nhà kinh tế ước tính, mỗi nhà máy điện hạt nhân được xây dựng có thể cứu được hơn 800.000 năm tuổi thọ nhờ giảm ô nhiễm không khí. Trên toàn cầu, việc giảm 389 nhà máy điện hạt nhân sau thảm họa Chernobyl khiến các quốc gia mất đi 318 triệu năm tuổi thọ dự kiến, trong đó riêng Mỹ mất 141 triệu năm. |
Xung quanh vấn đề này, nhiều đại biểu Quốc hội, chuyên gia cũng cùng chung quan điểm tái khởi động điện hạt nhân là cần thiết, đảm bảo vững chắc an ninh năng lượng của quốc gia và phát triển bền vững, tuy nhiên cần nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện các quy định của pháp luật về điện hạt nhân đầy đủ, chặt chẽ, đồng bộ, thống nhất, quy định các cơ chế, chính sách đặc thù để đảm bảo cơ sở pháp lý cho việc phát triển điện hạt nhân thành công, đạt hiệu quả cao. Đặc biệt cần có các bước đi thận trọng, chuẩn bị kỹ lưỡng các bước về quy định luật pháp, cơ chế, kỷ cương và đặc biệt là giáo dục về an toàn, an toàn bức xạ và hạt nhân.
“Khối lượng công việc của một dự án điện hạt nhân rất lớn, các nhiệm vụ đặt ra trước mắt (sau khi có chủ trương của Đảng và Chính phủ) là rất khó nhưng nếu quyết tâm và có mục tiêu, lộ trình rõ ràng chúng ta sẽ triển khai thực hiện thành công”, ông Trần Chí Thành, Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam. Trên hết, như nhấn mạnh của Tổng Bí thư Tô Lâm, đây là công việc quan trọng để phát triển hạ tầng năng lượng quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước. Công việc này cần được thực hiện khẩn trương, đáp ứng yêu cầu cao nhất về đảm bảo an toàn và bảo vệ môi trường.
Sự khẩn trương, tâm thế quyết liệt, mục tiêu, lộ trình rõ ràng ấy - sẽ không chỉ là “chìa khoá” để đưa dự án điện hạt nhân trở thành hiện thực, mà còn góp phần đẩy nhanh hơn nữa hành trình tiến bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của thịnh vượng và phát triển của dân tộc ta, đất nước ta.
Nguyễn Thư
(CLO) Hoạt động lì xì “lộc sách” được kỳ vọng trở thành một nét văn hóa rất riêng và phổ biến trong đời sống của người dân TP HCM.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, Việt Nam phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng ít nhất 8% trong năm 2025 và đạt mức 2 con số trong những năm tiếp theo. Việt Nam có cơ sở, nền tảng để thực hiện các mục tiêu đã đề ra và ngày càng có thêm nhiều kinh nghiệm, tự tin hơn, bản lĩnh hơn, có nhiều nguồn lực hơn để tiếp tục phát triển trong kỷ nguyên mới".
(CLO) Chiều 21/1, tại thành phố Cần Thơ, trong khuôn khổ Hội nghị Ban Chấp hành Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF) và Diễn đàn Nghị viện hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững, an ninh lương thực và ứng phó với biến đổi khí hậu, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Phó Chủ tịch Quốc hội Lào Sommad Pholsena.
(CLO) Ngày 21/1, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và đoàn công tác dự Chương trình Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng năm 2025 tại tỉnh Điện Biên và thăm, chúc Tết, tặng quà các cựu chiến sĩ Điện Biên, gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn của tỉnh.
(CLO) Chiều 21/1, trong khuôn khổ Diễn đàn Nghị viện hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững, an ninh lương thực và ứng phó với biến đổi khí hậu và Hội nghị Ban Chấp hành Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF), tại thành phố Cần Thơ, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Chủ tịch Quốc hội bang Québec, Canada kiêm Phó Chủ tịch thứ nhất APF Nathalie Roy.
(CLO) Ngày 21/1, thông tin từ Công an Thanh Hóa cho biết, lực lượng chức năng vừa khởi tố, bắt tạm giam nguyên Chủ tịch, nguyên Phó Chủ tịch huyện và Phó Trưởng phòng Tài nguyên Môi trường huyện Thọ Xuân.
(CLO) Show diễn thực cảnh "Những đường chim bay" kể về lịch sử biệt điện của Trần Lệ Xuân được nhiều khách du lịch quan tâm trong dịp Tết Nguyên đán.
(CLO) Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 65/2025/UBTVQH15 điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn, ngày 22/1, Hà Nội nhiều mây, không mưa, sáng sớm có sương mù, trưa chiều giảm mây trời nắng, gió nhẹ. Khu vực Trung Bộ, Nam Bộ có mưa vài nơi, ngày nắng.
(CLO) Mới đây, Angelababy ra mắt phim "Tương tư lệnh" do cô thủ vai chính làm đấy lên đồn đoán nữ diễn viên đã thoát khỏi lệnh "phong sát" sau hơn 1 năm cấm sóng vì ủng hộ đêm diễn thoát y của Lisa (BlackPink) tại Crazy Horse.
(CLO) Để Tô Lịch thực sự trở thành hình mẫu về cơ chế, cách thức xử lý các dòng sông ô nhiễm, các khu vực ô nhiễm môi trường, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà lưu ý TP Hà Nội muốn làm nhanh thì phải có quy hoạch, thiết kế, giải pháp bài bản, tổng thể và cụ thể; không vì vội mà làm ẩu, làm sai về quy trình, thiết kế, quy hoạch, lựa chọn nhà đầu tư, gây thất thoát, làm mất đi tính lợi ích kinh tế tổng thể.
(CLO) Ngày 21/1, Khánh Hòa đón tàu du lịch quốc tế Oceania Riviera (quốc tịch Marshall Islands) mang theo 1.200 du khách cập cảng quốc tế Cam Ranh.
(CLO) Ngày 21/1, Hội Nhà báo tỉnh Bắc Ninh phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức khai mạc Hội báo Xuân Ất Tỵ 2025 và trao giải hai cuộc thi báo chí chủ đề Xây dựng Đảng và Chung tay bảo vệ môi trường năm 2024.
(CLO) Nhấn mạnh thông điệp của Tổng Bí thư và giờ đã trở thành chủ trương của Đảng là bên cạnh phòng chống tham nhũng phải đẩy mạnh phòng, chống lãng phí, đặt phòng, chống lãng phí ngang hàng với phòng, chống tham nhũng, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đề nghị cán bộ, chiến sĩ Cục Cảnh sát kinh tế bằng nghiệp vụ của mình phải tìm được các vụ lãng phí lớn để xử lý, qua đó góp phần cảnh tỉnh, răn đe, tạo hiệu ứng trong xã hội nhằm đưa công tác phòng, chống lãng phí ngày càng đạt kết quả và hiệu quả cao hơn.
(CLO) Nissan và Honda công bố kế hoạch sáp nhập táo bạo, kỳ vọng cạnh tranh toàn cầu, nhưng lo ngại từ cổ đông Renault và lỗ 93,5% của Nissan khiến tương lai bấp bênh.
(CLO) Ngày 21/1, Hội Nhà báo tỉnh Kiên Giang chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh tổ chức khai mạc Hội báo Xuân Ất Tỵ tỉnh Kiên Giang năm 2025 với chủ đề: “Mừng Đảng, mừng Xuân, mừng đất nước, quê hương đổi mới”.
(NB&CL) Những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp số Việt Nam đã chuyển từ lắp ráp, gia công sang xây dựng, phát triển các sản phẩm mang thương hiệu Việt có giá trị cao, để lại dấu ấn sâu sắc trên bản đồ công nghệ thế giới.
(CLO) Nếu có ai hỏi tôi tự hào gì về Việt Nam, tôi sẽ nói: “Sức sống kiên cường”. Kiên cường Việt Nam - một trong những đức tính cao đẹp của dân tộc ta, được hình thành và bồi đắp trong hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Kiên cường Việt Nam đã liên kết mỗi người dân, mỗi cộng đồng, tạo nên sức mạnh vô địch trong các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, giành lại độc lập, tự do, bảo vệ vững chắc biên cương, đất trời, hải đảo. Kiên cường Việt Nam, đã và đang tỏa sáng trong các thời điểm đầy thử thách, cam go, tự tin bước vào thế kỷ hội nhập toàn cầu, nâng vị thế và uy tín của nước ta trên trường quốc tế. Kiên cường Việt Nam đã giúp chúng ta trụ vững trong dồn dập thiên tai nối nhau cùng dịch bệnh hoành hành trong điều kiện biến đổi khí hậu khốc liệt chưa từng thấy, trở thành một trong những nguồn sức mạnh nội sinh quý giá.
(NB&CL) Tạp chí Mỹ US News & World Report công bố Việt Nam thuộc nhóm 40 quốc gia đẹp nhất thế giới năm 2024. Lọt vào danh sách quốc gia đẹp nhất thế giới dựa trên ý kiến đánh giá của hơn 17.000 du khách trên khắp thế giới và các chuyên gia giàu kinh nghiệm, quả là điều rất vui mừng. Việt Nam xứng đáng được vinh danh, bởi vì những năm gần đây đã nỗ lực để tạo ra các giá trị mới trên nền cảnh sắc thiên nhiên có sẵn, được du khách quốc tế đánh giá cao. Với mục tiêu đón 25 - 28 triệu lượt khách quốc tế và 130 triệu lượt khách nội địa vào năm 2025, Việt Nam cần đẩy mạnh quảng bá hình ảnh đất nước, đầu tư mạnh vào các địa điểm nổi tiếng.
(CLO) Nghị định 147/2024 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 25/12 quy định nhiều điểm mới về quản lý, cung cấp, sử dụng internet và thông tin trên mạng, trong đó có quy định từ ngày 25/12, người dùng chưa xác thực tài khoản sẽ không thể đăng bài, bình luận trên mạng xã hội. Đây là động thái cần thiết để người dùng hiểu rằng thế giới mạng có thể ảo nhưng trách nhiệm của họ là thật, đã đến lúc họ cần tham gia môi trường trực tuyến một cách có trách nhiệm.
(CLO) Chỉ còn hơn một tuần nữa, Hà Nội sẽ hạn chế phương tiện gây ô nhiễm ở một số khu vực. Chủ trương này được cho là xuất phát từ việc ô nhiễm môi trường không khí tại Hà Nội được nhiều người quan tâm, đặc biệt trước thông tin cho rằng “Hà Nội là thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới”. Theo chuyên gia, phân vùng phát thải thấp là mục đích tốt nhưng Hà Nội cần triển khai theo lộ trình, đáp ứng các điều kiện vận tải công cộng và phương tiện thay thế.
(NB&CL) Năm năm qua, hàng nghìn doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu kinh doanh toàn cầu thông qua Amazon. Số lượng sản phẩm bán ra trên Amazon từ các đối tác bán hàng Việt Nam tăng hơn 300%. Số lượng doanh nghiệp Việt Nam đạt doanh số 1 triệu USD/năm trên Amazon, tăng vọt gấp 10 lần trong vòng 5 năm. Việt Nam là nền kinh tế xuất khẩu, với thế mạnh dệt may, da giày, gạo, nông sản… dư địa, tiềm năng về thương mại điện tử xuyên biên giới rất lớn. Đặc biệt, việc xây dựng thương hiệu “Made in Vietnam” thông qua thương mại điện tử quốc tế là một hướng đi tiềm năng. Các doanh nghiệp có thể tận dụng các nền tảng xuất khẩu như EcomEx để giới thiệu sản phẩm Việt Nam ra thị trường thế giới. Điều này không chỉ giúp gia tăng giá trị xuất khẩu mà còn nâng cao uy tín của hàng hóa Việt Nam trên bản đồ toàn cầu.
(NB&CL) Phát biểu tại Lễ trao giải thưởng VinFuture 2024 mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo là con đường ngắn nhất, hiệu quả nhất để Việt Nam bứt phá, vươn xa, bay cao, hội nhập trong tiến trình phát triển. Và điều đáng mừng là, trong nỗ lực “bắt kịp, tiến cùng, bứt phá và vượt lên”, Việt Nam không chỉ xác định rõ ý nghĩa đặc biệt quan trọng của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo mà còn đang dành rất nhiều ưu tiên cũng như không ngừng nắm bắt cơ hội trên lĩnh vực này.
(NB&CL) Tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị đang được chỉ rõ là cuộc cách mạng cần phải làm ngay, làm quyết liệt với quyết tâm chính trị cao nhất. Và đây, như nhấn mạnh của Tổng Bí thư Tô Lâm, sẽ “liều thuốc đủ mạnh” để trị căn bệnh cán bộ làm việc hành chính, máy móc; tiêu cực, nhũng nhiễu, “hành dân,” “hành doanh nghiệp,” có lợi ích cá nhân thì mới làm, cố tình làm chậm công việc, xin ý kiến lòng vòng, đổ lỗi cho thể chế, đổ lỗi cho sợ trách nhiệm…
(NB&CL) Nước ta đã từng trải qua ba kỳ “đại phẫu” bộ máy xuyên suốt qua 3 nhiệm kỳ từ năm 2007 nhưng cho đến nay, như Tổng Bí thư nói, việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy chưa đồng bộ, tổng thể; tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, nhiều đầu mối; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, quan hệ công tác giữa nhiều cơ quan, bộ phận còn trùng lắp, chồng chéo, chưa rõ ràng, phân cấp, phân quyền chưa đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả hoạt động chưa cao. Ngày 25/11, phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương Đảng khóa XIII, Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ Trung ương thống nhất cao về nhận thức, quyết tâm thực hiện chủ trương tổng kết Nghị quyết 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.