Phát triển đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam có tốc độ thiết kế 350km/h

Thứ tư, 18/10/2023 21:44 PM - 0 Trả lời

(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh việc phát triển đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam phải đồng bộ, hiện đại, phù hợp xu thế của thế giới, tốc độ thiết kế 350km/h và thực sự trở thành trục ''xương sống'' theo Kết luận của Bộ Chính trị.

Theo đó, tại Thông báo 420/TB-VPCP ngày 18/10/2023 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà - Trưởng ban Ban Chỉ đạo tại Phiên họp lần thứ nhất Ban Chỉ đạo xây dựng, thực hiện Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và các dự án đường sắt quan trọng quốc gia, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải thể hiện đầy đủ quan điểm, mục tiêu liên quan đến phát triển đường sắt tốc độ cao trong Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Kết luận số 49-KL/TW của Bộ Chính trị vào Đề án.

phat trien duong sat toc do cao bac  nam co toc do thiet ke 350km h hinh 1

Phát triển đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam có tốc độ thiết kế 350km/h. Ảnh minh họa

Cùng với đó, huy động các chuyên gia (kể cả chuyên gia quốc tế nếu cần thiết) về kỹ thuật, kinh tế; tổ chức các hội nghị chuyên đề để góp ý hoàn thiện Đề án, trong đó lưu ý các vấn đề sau đây: Luận giải sự phù hợp về định hướng, quan điểm, mục tiêu của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Bộ Chính trị; chứng minh để khẳng định một đất nước phát triển, có công nghiệp phát triển, thu nhập cao thì tất yếu phải có đường sắt tốc độ cao; việc đầu tư đường sắt tốc độ cao liên quan đến lợi ích quốc gia, dân tộc nên không thể chậm trễ mà cần có quyết tâm chính trị mạnh mẽ thực hiện.

Khẳng định quan điểm đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam là động lực phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh. Thực tiễn đã chứng minh hạ tầng giao thông vận tải phát triển đến đâu, không gian phát triển mới về đô thị, khu công nghiệp, dịch vụ, du lịch được hình thành, quỹ đất được khai thác hiệu quả.

Phó Thủ tướng nêu rõ: Trong khi đường sắt - phương thức vận tải quan trọng, nhiều ưu thế, vận tải khối lượng lớn, nhanh, an toàn so với các phương thức vận tải khác; do đó, phát triển đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam phải đồng bộ, hiện đại, phù hợp xu thế của thế giới, tốc độ thiết kế 350km/h và thực sự trở thành trục "xương sống" theo Kết luận của Bộ Chính trị.

Làm rõ hiệu quả đầu tư, tính khả thi và các giải pháp về: nguồn lực; chính sách, pháp luật phát triển đường sắt tốc độ cao; phát triển công nghiệp đường sắt; đào tạo nguồn nhân lực; cơ chế để doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận, nhận chuyển giao, từng bước làm chủ công nghệ...

Lựa chọn kịch bản đầu tư cần bảo đảm khai thác với tốc độ cao, hiện đại, đồng bộ trên cơ sở phân tích, đánh giá nhu cầu vận tải, yêu cầu thị trường, mức độ an toàn, khả năng tái cơ cấu vận tải, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, hiện trạng hệ thống đường sắt, so sánh vận tải đường sắt với các phương thức vận tải khác... để đề xuất kịch bản đầu tư đường sắt tốc độ cao hiệu quả, có tầm nhìn chiến lược dài hạn.

Cũng tại thông báo kết luận này, Phó Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu phương án sửa đổi Luật Đường sắt trong đó có cơ chế thực hiện đầu tư đường sắt tốc độ cao hoặc Nghị quyết riêng của Quốc hội về đường sắt tốc độ cao, bao gồm đầy đủ các nội dung về hình thức đầu tư, phương án huy động vốn, thủ tục chuẩn bị, thực hiện đầu tư, chính sách đất đai, giải phóng mặt bằng, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển công nghiệp, quy hoạch phát triển đô thị...

Về mô hình quản lý và tổ chức khai thác, Phó Thủ tướng cho rằng không nên thành lập tổ chức mới mà tận dụng Tổng công ty Đường sắt Việt Nam để tái cơ cấu, hình thành doanh nghiệp nhà nước có đủ năng lực đáp ứng yêu cầu. Bảo đảm công tác quản lý nhà nước hiệu lực, hiệu quả. Bên cạnh đó, kêu gọi, thu hút doanh nghiệp tư nhân tham gia đầu tư phương tiện, khai thác vận tải đường sắt tốc độ cao khi đủ điều kiện vào thời điểm thích hợp.

Quốc Trần

Bình Luận

Tin khác

Hà Nội dự kiến có thể 'cứu' được khoảng 3 nghìn cây xanh

Hà Nội dự kiến có thể 'cứu' được khoảng 3 nghìn cây xanh

(CLO) Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn yêu cầu Sở Xây dựng phối hợp chặt chẽ với các đơn vị hỗ trợ xử lý cây xanh gãy, đổ, thực hiện đúng chỉ đạo của thành phố là “cứu” tối đa các cây, với dự kiến có khoảng 3 nghìn cây có thể “cứu”, trong đó có 100 cây quý hiếm.

Tin tức
Rút lệnh báo động 3 trên tuyến đê tả sông Hồng và rút lệnh báo động 2 trên tuyến đê tả sông Luộc tại Hưng Yên

Rút lệnh báo động 3 trên tuyến đê tả sông Hồng và rút lệnh báo động 2 trên tuyến đê tả sông Luộc tại Hưng Yên

(CLO) Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hưng Yên đã rút lệnh báo động 3 trên tuyến đê tả sông Hồng và rút lệnh báo động 2 trên tuyến đê tả sông Luộc kể từ 8 giờ ngày 13/9/2024.

Tin tức
Hải Dương phát động ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả bão số 3

Hải Dương phát động ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả bão số 3

(CLO) Hôm nay 13/9, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Hải Dương tổ chức phát động quyên góp, ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả cơn bão số 3.

Tin tức
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân chia sẻ mất mát đối với người dân Bắc Giang, mong bà con vượt qua khó khăn

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân chia sẻ mất mát đối với người dân Bắc Giang, mong bà con vượt qua khó khăn

(CLO) Ngày 13/9, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân và Đoàn công tác của Trung ương đến kiểm tra tình hình khắc phục hậu quả bão số 3 tại tỉnh Bắc Giang và thăm hỏi, động viên, tặng quà người dân bị ảnh hưởng bởi bão lũ ở xã Vũ Xá, huyện Lục Nam.

Tin tức
Lũ trên sông Hoàng Long và sông Đáy đang xuống, Ninh Bình dừng thực hiện Lệnh di dân

Lũ trên sông Hoàng Long và sông Đáy đang xuống, Ninh Bình dừng thực hiện Lệnh di dân

(CLO) Ngày 13/9 Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Ninh Bình ban hành thông báo về việc dừng thực hiện Lệnh di dân.

Tin tức