(NB&CL) Qua 70 năm giải phóng (10/10/1954 - 10/10/2024), diện mạo Thủ đô ngày càng thay đổi hiện đại, văn minh và đặc biệt lĩnh vực giao thông vận tải đã phát triển mạnh mẽ, tạo động lực lan tỏa đến mọi mặt.
Động lực từ những dự án trọng điểm
Thời gian qua, Thành phố Hà Nội đã hết sức chú trọng đầu tư vào những công trình, dự án trọng điểm mang tính liên kết vùng, liên kết khu vực nhằm từng bước hoàn thiện mạng lưới hạ tầng giao thông. Bức tranh về giao thông Hà Nội hôm nay đã có nhiều đổi thay rõ nét.
Hàng loạt các công trình hạ tầng giao thông đã và đang được gấp rút triển khai thực hiện, đưa vào khai thác góp phần giảm ùn tắc, tạo động lực để thúc đẩy kinh tế phát triển. Điển hình như đường Vành đai 2, cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2, đường Vành đai 3, trục phía Nam tỉnh Hà Tây (cũ), Quốc lộ 1A.
Hay các công trình cầu vượt, hầm chui tại các nút giao thông quan trọng như nút giao Nguyễn Văn Huyên - Hoàng Quốc Việt, An Dương - đường Thanh Niên, đường nối từ Vành đai 3 đến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng; hầm chui Lê Văn Lương, Kim Đồng,...
Ngoài ra nhiều tuyến cao tốc quan trọng kết nối vùng, lấy Thủ đô làm trung tâm đã hoàn thành, đưa vào khai thác như: Hà Nội - Lào Cai; Hà Nội - Hải Phòng, Pháp Vân - Cầu Giẽ... Những trục giao thông này đã, đang và sẽ cải thiện hạ tầng giao thông, diện mạo đô thị, tạo thêm lực phát triển cho Thủ đô.
Đặc biệt hiện Hà Nội đã khởi công Vành đai 4 - Vùng Thủ đô và đang tích cực triển khai thi công xây dựng. Tuyến đường có chiều dài hơn 112km với tổng mức đầu tư hơn 85.000 tỷ đồng theo hình thức đầu tư công kết hợp hình thức đối tác công - tư (PPP).
Phát biểu tại lễ khởi công dự án, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, việc đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 4, vành đai liên vùng kinh tế trọng điểm Vùng Thủ đô Hà Nội, kết nối Thủ đô Hà Nội với tỉnh Hưng Yên, tỉnh Bắc Ninh và các địa phương khác trong vùng sẽ phát huy hiệu quả đầu tư đối với các dự án đã và đang được đầu tư, tạo không gian phát triển mới.
Có đường xá, hệ thống vận tải phải đồng bộ nhằm phục vụ nhu cầu đi lại, giao thương của người dân cũng như lưu thông hàng hóa. Với vận tải công cộng, hiện Hà Nội có 128 tuyến buýt trợ giá với hơn 1.900 xe, trong đó có 282 xe điện và xe sử dụng nhiên liệu sạch CNG.
Mạng lưới xe buýt hiện đã tiếp cận 30/30 quận, huyện, thị xã trên địa bàn đạt 100%. Đồng thời kết nối với 7 tỉnh thành lân cận như Hưng Yên, Hà Nam, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Hòa Bình, Vĩnh Phúc.
Ông Thái Hồ Phương - Giám đốc Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông công cộng Hà Nội cho hay, hướng tới mục tiêu xanh hóa hệ thống vận tải hành khách công cộng của Thủ đô, các tuyến buýt mở mới sẽ ưu tiên sử dụng xe năng lượng sạch.
Hà Nội cũng là địa phương đầu tiên trong cả nước đã đưa vào khai thác 2 tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội và Cát Linh - Hà Đông, khởi đầu cho kỷ nguyên mới của vận tải công cộng nhanh - khối lớn, hiện đại, văn minh, thân thiện với môi trường.
Những kết quả đạt được trong phát triển hạ tầng đã góp phần giảm tải áp lực giao thông cho Thủ đô, từng bước hạn chế ùn tắc và tăng cường kết nối với các tỉnh thành. Có thể nói, giao thông vận tải đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đóng góp tích cực vào thành tựu chung của sự nghiệp xây dựng, phát triển Thủ đô.
Chú trọng vào quy hoạch giao thông đáp ứng quy mô 10 triệu dân
Dù đạt được nhiều kết quả tích cực trong thời gian qua nhưng nhiều chuyên gia cũng cho rằng cần thẳng thắn nhìn nhận hạ tầng giao thông Thủ đô vẫn còn một số hạn chế khi quỹ đất dành cho giao thông chỉ đạt từ 8% - 10%, giao thông công cộng chưa đáp ứng nhu cầu đi lại, ùn tắc còn diễn biến phức tạp,...
Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi) gồm 7 chương với 54 điều, quy định rõ vị trí, vai trò của Thủ đô cũng như chính sách, trách nhiệm xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô.
Đáng chú ý tại Luật này, Quốc hội kiến tạo nhiều chính sách có tính đột phá giúp Hà Nội phát triển không gian cũng như là hạ tầng giao thông. Luật đã cho phép đầu tư phát triển đường sắt đô thị tại Hà Nội được ưu tiên áp dụng mô hình TOD (phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng), bảo đảm hiện đại, đồng bộ, bền vững.
Nghị quyết Đại hội XVII (nhiệm kỳ 2020 - 2025) Đảng bộ TP. Hà Nội đã xác định tầm nhìn dài hạn cho Thủ đô trong khoảng 25 năm tới. Đó là đến năm 2025, xây dựng Đảng bộ Thành phố có năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu cao và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, tiêu biểu; phát triển nhanh, bền vững Thủ đô theo hướng đô thị xanh, thành phố thông minh, hiện đại, có sức cạnh tranh cao trong nước và khu vực; cơ bản hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa.
Để hiện thực hóa mục tiêu trên, Hà Nội tập trung triển khai hiệu quả 3 khâu đột phá chiến lược, trong đó tập trung phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông, kết nối đô thị trung tâm với khu vực ngoại thành, các đô thị vệ tinh, các tỉnh, thành phố trong vùng Thủ đô.
Phát triển mạnh hạ tầng số, công nghệ thông tin, dữ liệu... kết nối liên thông, đồng bộ và thống nhất, tạo nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số.
Còn tại Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 có mục tiêu tổng quát Hà Nội là Thành phố “Văn hiến, Văn minh, Hiện đại”, xanh, thông minh, nơi hội tụ tinh hoa văn hóa của cả nước và thế giới; trung tâm đi đầu đối với nghiên cứu, sáng tạo, ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ mới; trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng sông Hồng và vùng động lực phía Bắc,...
Về quy mô dân số thường trú đến năm 2050 khoảng 13 - 13,5 triệu người; GRDP bình quân đầu người năm 2050 đạt 45.000 - 46.000 USD; tỷ lệ đô thị hóa 80 - 85% vào năm 2050.
Theo Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Hà Minh Hải, nhiệm vụ lập Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 313/QĐ-TTg. Quá trình lập Quy hoạch, Thành phố nhận được nhiều ý kiến tâm huyết của các chuyên gia, nhà khoa học, các đơn vị đồng hành trên địa bàn, cộng đồng dân cư gợi ý đối với các nội dung lập Quy hoạch Thủ đô nói riêng, phát triển Thủ đô nói chung.
Hàng năm, Hà Nội dành 50% nguồn lực đầu tư cho hệ thống giao thông vận tải, cơ chế chính sách đầu tư cũng đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông; chương trình phát triển riêng cho giao thông đô thị, các danh mục theo từng nhiệm kỳ, giai đoạn đầu tư càng ngày càng có chất lượng.
Để giao thông Thủ đô Hà Nội thực sự phát triển với quy mô, vị thế xứng tầm đòi hỏi sự vào cuộc đồng bộ của các ban ngành chức năng, chính quyền cơ sở trong việc thực hiện đúng các mục tiêu, quy hoạch đã đề ra.
(CLO) Theo Cơ quan khí tượng, trong ngày mai (15/11), bão số 8 sẽ giảm cấp liên tục và suy yếu xuống thành vùng áp thấp. Trong khoảng 24 giờ tới, bão Usagi cũng sẽ đi vào phía Đông Bắc Biển Đông, sức gió mạnh nhất đến thời điểm hiện tại của cơn bão này là cấp 13 (134-149km/h), giật cấp 16.
(CLO) Song song với việc dùng đá, cát lấp vị trị sụt lún ở đập thủy lợi Ia Ring (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê, Gia Lai), lực lượng chức năng đã mở các cửa xả để giảm áp lực lên thân đập, hạ mực nước xuống thấp nhằm tránh nguy cơ sự cố lan rộng.
(CLO) Tiếp tục chương trình thăm và làm việc tại thành phố Hải Phòng, chiều 14/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hải Phòng.
(CLO) Ngày 14/11, Chi bộ, chi đoàn văn phòng, các ban, Hội Cựu chiến binh thuộc Cơ quan Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với đoàn cán bộ, hội viên Hội Cựu chiến binh Thông tấn xã Việt Nam đến tham quan, học tập truyền thống tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn, ngày 15/11, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đêm không mưa, sáng sớm có sương mù, ngày nắng, đêm và sáng sớm trời lạnh. Trung Trung Bộ đêm có mưa vài nơi, ngày nắng. Nam Bộ chuẩn bị bước vào kỳ triều cường, chiều tối và đêm có mưa rào và dông, ngày nắng.
(CLO) Những vấn đề xung quanh việc bảo tồn di chỉ Vườn Chuối là vấn đề rất thời sự, nóng hổi cần có ý kiến các nhà khoa học để bảo tồn, gìn giữ di sản quý giá này.
(CLO) Ngày 14/11, tại Hà Nội, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, Văn phòng Chính phủ chủ trì Hội nghị kết nối thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ trên môi trường mạng với Cổng Thông tin điện tử các bộ, ngành, địa phương năm 2024.
(CLO) Ngày 14/11, tại trường Tiểu học Phú Diễn (Hà Nội) đã diễn ra chương trình chung kết cuộc thi “Tìm kiếm tài năng Tiểu học Phú Diễn – Phú Diễn Got Talent lần thứ V”. 28 tiết mục được các tài năng nhí dưới 10 tuổi thể hiện trên sân khấu, khiến nhiều khán giả trầm trồ.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20; tiến hành một số hoạt động song phương tại Rio de Janeiro, Brazil và thăm chính thức Cộng hòa Dominica.
(CLO) Làng cá Thẩm Phé - nơi được nhiều du khách đánh giá "5 sao" - là một điểm du lịch đầy thú vị cho những ai yêu thích khám phá văn hóa và ẩm thực Lai Châu.
(CLO) Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét quy định thời gian công bố đối với phương án thi tuyển sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông sớm để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà trường và các em học sinh, nhất là trong việc chủ động có kế hoạch dạy và học, ôn tập phù hợp, hiệu quả.
(CLO) Lềnh Chi Và và Nguyễn Trung Hiếu đã bán trót lọt 33 khẩu súng cho 26 đối tượng ở nhiều tỉnh, thành và thu lợi bất chính hàng trăm triệu đồng. Nhiều đối tượng đặt mua sau đó sử dụng để giải quyết mâu thuẫn, đòi nợ hoặc thực hiện hiện các hành vi phạm tội khác.
(CLO) Sau nhiều lần khảo sát tại Gia Lai, Công ty Cellutane Company Limited (Nhật Bản) đã quyết định chọn huyện Chư Păh làm nơi đầu tư xây dựng Nhà máy may và gia công chế biến gỗ. Hiện dự án này đã được tỉnh Gia Lai chấp thuận chủ trương đầu tư.
(CLO) 2 doanh nghiệp tại Quảng Bình dù không có hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ gì nhưng đã xuất trên 700 hóa đơn GTGT, trong đó gồm hóa đơn GTGT điện tử và hóa đơn GTGT (hóa đơn giấy) với tổng giá trị thanh toán trên 40 tỷ đồng.
(CLO) Trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế Sáng tạo 2024, ngày 14/11 tại Hà Nội, Nhà xuất bản Trẻ đã tổ chức buổi tọa đàm “Của phố và người - Bóng hình Hà Nội trong dòng chảy văn chương đương đại”, giúp nhấn mạnh sự hiện diện của Hà Nội trong dòng chảy của văn chương đương đại.
(CLO) Đường nối Phan Thúc Duyện và đường 18E thông xe đã giúp giảm ùn tắc giao thông khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, các phương tiện di chuyển dễ dàng hơn.
Với mục tiêu phát triển bền vững hạ tầng giao thông, công tác giải phóng mặt bằng dự án nâng cấp Quốc lộ 1A đoạn Văn Điển – Ngọc Hồi (Km185 - Km189) đang được UBND huyện Thanh Trì triển khai một cách quyết liệt. Các phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư được thực hiện công khai, minh bạch, bảo đảm quyền lợi chính đáng tối đa cho người dân.
(CLO) Cục Hàng không Việt Nam đang lấy ý kiến cho hồ sơ quy hoạch Cảng hàng không Tuy Hòa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 nhằm định hướng phát triển cảng đồng bộ, hiện đại.
(CLO) UBND tỉnh Ninh Bình vừa tổ chức phiên họp nghe và cho ý kiến về tình hình triển khai thực hiện Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, đoạn qua tỉnh Ninh Bình và Dự án mở rộng đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Cao Bồ - Mai Sơn.
(CLO) UBND TP HCM giao lực lượng chức năng tăng cường tuần tra, kiểm soát, kiên quyết xử nghiêm các vi phạm liên quan đến tình trạng "xe dù, bến cóc", "xe trá hình tuyến cố định", xe chở quá số người quy định...
(CLO) Ngành đường sắt đang phối hợp với các đơn vị liên quan khẩn trương khắc phục sự cố tàu SE7 trật bánh xảy ra vào chiều 13/11 gây ách tắc tuyến đường sắt Bắc - Nam.
(CLO) Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình vừa ký Quyết định số 1799/QĐ - UBND phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, đoạn qua tỉnh Nam Định và Thái Bình theo phương thức PPP.
(CLO) Sau một năm thí điểm, Thanh tra Sở Giao thông vận tải TP HCM đã tiếp nhận phiếu cân và ban hành 2.003 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 47,8 tỷ đồng.
(CLO) – Ngày 13/11, thông tin xác nhận từ Sở Giao thông vận tải Hải Dương, Cục Đường bộ Việt Nam vừa thống nhất phương án phân luồng tổ chức giao thông phục vụ thi công sửa chữa cầu Hồ tại Km12+963 trên quốc lộ 38 theo đề xuất của Ban Quản lý dự án 3 trong 60 ngày.
(CLO) Theo Ban quản lý dự án Thăng Long (Bộ Giao thông Vận tải), dự án đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới trên Quốc lộ 32C dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 12/2025.