Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Quảng Ninh: Điểm sáng Bình Liêu

Thứ sáu, 22/10/2021 12:17 PM - 0 Trả lời

(CLO) Những năm gần đây, ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) trong sản xuất nông nghiệp được tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo triển khai mạnh mẽ. Trong đó, Bình Liêu đã là một điểm sáng phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp ở tỉnh miền Đông Bắc này.

Tiếp cận với những mô hình kinh tế mới, cho năng suất, giá trị kinh tế cao

Bình Liêu là địa bàn có điều kiện về phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp. Theo số liệu kiểm kê đất năm 2020, diện tích đất nông, lâm nghiệp chiếm 91,46 % diện tích tự nhiên. Bình quân đất sản xuất nông nghiệp là 0,55 ha/hộ nông nghiệp, bình quân đất lâm nghiệp là 5,9 ha/hộ nông nghiệp. Đất đai khá màu mỡ giúp cho cây trồng phát triển xanh tốt quanh năm.

Từ lợi thế đó, những năm gần đây, Bình Liêu chọn hướng đi đột phá phù hợp với xu thế mới là hướng đến phát triển nông nghiệp bền vững, nâng cao giá trị sản phẩm và hiệu quả kinh tế trên từng đơn vị canh tác, huyện đã vận động người dân tập trung đất đai, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với thế mạnh của địa phương; huyện hỗ trợ về nguồn vốn, con giống, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật. Nhờ đó nông dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số của huyện có cơ hội tiếp cận với những mô hình kinh tế mới, cho năng suất, giá trị kinh tế cao.

phat trien nong nghiep cong nghe cao tai quang ninh diem sang binh lieu hinh 1

Ngành trồng trọt trên địa bàn huyện đã giảm dần diện tích cây trồng hiệu quả kém sang cây có giá trị kinh tế cao hơn như hoa, cây cảnh... Ảnh: Tiến Thành

Riêng từ nguồn vốn của chương trình xây dựng NTM, giai đoạn 2016-2020 huyện đã hỗ trợ 89 lượt mô hình, dự án phát triển sản xuất cho 834 lượt hộ gia đình, hợp tác xã tham gia, tổng kinh phí gần 18 tỷ đồng; trong đó hỗ trợ giống vật nuôi (trâu, bò, dê, lợn, gà, ong lấy mật) có 61 dự án, trồng trọt 11 dự án...

Nhờ có sự nghiên cữu kỹ, hỗ trợ có hệ thống từ giống, vốn, khoa học kỹ thuật đến thị trường tiêu thụ, nên các mô hình kinh tế đều mang lại hiệu quả, người dân hăng say lao động, sản xuất. Đến nay trên địa bàn huyện đã bước đầu hình thành các vùng sản xuất tập trung với các sản phẩm chủ lực của địa phương như cây dong riềng, hồi, sở, thanh long ruột đỏ…

Bước đầu đã tạo ra một số liên kết trong sản xuất như thu mua dong riềng, chế biến mật ong... Nhiều tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp được ứng dụng vào sản xuất, góp phần tăng năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi.

Theo bà Lê Thị Thu Hương - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Bình Liêu, nhiều tiến bộ về giống cây trồng, vật nuôi mới được đưa vào sản xuất; ứng dụng kỹ thuật nhà lưới, tưới tiết kiệm đã nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm như rau, hoa, cá nước lạnh.

Tổng sản lượng lương thực giai đoạn năm 2015 - 2020 ước tính 48.779 tấn. Thịt gia súc, gia cầm bình quân từ 450 - 500 tấn/năm; thủy sản nước ngọt hàng năm từ 80 - 88 tấn, trong đó, cá nước lạnh từ 35 - 40 tấn; hàng năm trồng được từ 500 - 540 ha rừng tập trung. Sản lượng gỗ khai thác hàng năm từ 18 - 20 ngàn m3 gỗ nguyên liệu. Sản phẩm gỗ và ngoài gỗ (hồi, quế, thông nhựa) hàng năm đều tăng, trong đó từ 80 - 95% là sản phẩm hàng hóa.

Đặc biệt, ngành trồng trọt trên địa bàn huyện đã giảm dần diện tích cây trồng hiệu quả kém sang cây có giá trị kinh tế cao hơn nhằm phục vụ nhu cầu tiêu thụ tại chỗ và tăng nhanh sản phẩm hàng hóa như rau xanh, hoa, cây cảnh, cây ăn quả (ổi đài loan, cam, quýt), cây dược liệu. Trong sản xuất lâm nghiệp, đã chú trọng tăng diện tích rừng nguyên liệu gỗ lớn (hồi, sở, thông mã vĩ...), tăng thu sản phẩm ngoài gỗ như hoa hồi, nhựa thông, dược liệu, mật ong rừng...

Các sản phẩm theo chương trình OCOP của huyện được quan tâm phát triển. Đến nay, đã có 2 sản phẩm đạt 4 sao là miến dong Bình Liêu, nước lọc tinh khiết Bình Liêu và 9 sản phẩm 3 sao.

Vươn lên thoát nghèo bền vững

Từ nguồn vốn hỗ trợ, đã có hàng trăm hộ dân phát triển thành công các mô hình sản xuất, vươn lên thoát nghèo bền vững. Từ năm 2016 đến nay, bình quân mỗi năm huyện giảm khoảng 10% số hộ nghèo. Thông qua các dự án, mô hình phát triển sản xuất, các khóa tập huấn, trình độ nhận thức và tư duy của người dân, nhất là ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, có chuyển biến rõ rệt, người dân đã mạnh dạn đổi mới, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Nhờ đó các mô hình, dự án hỗ trợ phát triển kinh tế đã mang lại hiệu quả cao, ngày càng được nhân rộng.

Bà Lê Thị Thu Hương - Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Bình Liêu, chia sẻ: Để nâng cao thu nhập của người dân, huyện ưu tiên phát triển các nông sản thế mạnh của địa phương; lựa chọn các gia đình có ý chí vươn lên, có điều kiện về đất đai để phát triển hiệu quả các mô hình kinh tế. Sau đó tuyên truyền mở rộng, lan tỏa các mô hình thành công trong nhân dân, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Thời gian tới huyện tiếp tục nghiên cứu phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp, trồng hoa… kết hợp với du lịch, dịch vụ ở một số xã có điều kiện.

Từ những kết quả đạt được, năm 2021 huyện tiếp tục lồng ghép nguồn vốn các chương trình: Xây dựng NTM, giảm nghèo, để hỗ trợ, tuyên truyền vận động nhân dân chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng phát triển hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường; thúc đẩy tiến trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với xây dựng NTM.

PV

Bình Luận

Tin khác

Ninh Bình: Cần kiểm tra dấu hiệu đổ chất thải trái phép tại dự án hơn 1.000 tỷ đồng

Ninh Bình: Cần kiểm tra dấu hiệu đổ chất thải trái phép tại dự án hơn 1.000 tỷ đồng

(CLO) Một lượng lớn bùn đất, rác thải xây dựng tại các dự án trên khúc sông dài 1km đi qua trung tâm thành phố Ninh Bình có dấu hiệu đổ thải không đúng quy định, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

Đời sống
Hà Nội: Dân quân tự vệ chốt, trực ngày đêm ngăn chặn đổ trộm rác thải

Hà Nội: Dân quân tự vệ chốt, trực ngày đêm ngăn chặn đổ trộm rác thải

(CLO) Dân quân tự vệ chốt, túc trực ngày đêm tại các con ngõ, theo dõi khu vực để tránh tình trạng đổ trộm rác thải xây dựng và đốt rác trái phép ở phường Xuân Đỉnh (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội).

Đời sống
Bình Phước: Chính quyền, Công an vào cuộc vụ khai thác đất lậu ở TP Đồng Xoài

Bình Phước: Chính quyền, Công an vào cuộc vụ khai thác đất lậu ở TP Đồng Xoài

(CLO) Lãnh đạo chính quyền địa phương đã lập biên bản vụ khai thác đất lậu, có tờ trình đề nghị xử phạt và thành lập tổ kiểm tra, xử lý vi phạm về khoáng sản với sự tham gia của cơ quan công an.

Đời sống
Lào Cai: Vùng cao xuất hiện mưa đá, giông lốc và rét sâu

Lào Cai: Vùng cao xuất hiện mưa đá, giông lốc và rét sâu

(CLO) Do ảnh hưởng không khí lạnh tăng cường nên đêm về sáng ngày 28/3 vùng cao tỉnh Lào Cai xuất hiện mưa đá, giông lốc và rét sâu hơn các ngày trước.

Đời sống
Bạc Liêu: Đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt cho người dân

Bạc Liêu: Đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt cho người dân

(NB&CL) Để đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho người dân, tỉnh Bạc Liêu đã chủ động triển khai các giải pháp ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn trong mùa khô 2024.

Đời sống