Phê duyệt dự án cải tạo, nâng cấp đường sắt Hà Nội - Vinh

Chủ nhật, 07/08/2022 12:57 PM - 0 Trả lời

(CLO) Tin từ Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cho biết, Bộ này vừa phê duyệt dự án cải tạo, nâng cấp đoạn Hà Nội - Vinh thuộc tuyến đường sắt Hà Nội - TP.Hồ Chí Minh với kinh phí hơn 800 tỷ đồng.

Cụ thể, dự án do Ban quản lý dự án đường sắt làm chủ đầu tư. Tổng chiều dài tuyến gần 320km với điểm đầu tại ga Hà Nội (Km0+000), điểm cuối tại ga Vinh (Km319+202).

phe duyet du an cai tao nang cap duong sat ha noi  vinh hinh 1

Phê duyệt dự án cải tạo, nâng cấp đoạn Hà Nội - Vinh thuộc tuyến đường sắt Hà Nội - TP.Hồ Chí Minh với kinh phí hơn 800 tỷ đồng. Ảnh minh họa.

Dự án triển khai thi công trên địa bàn các tỉnh/thành phố gồm Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An. Diện tích sử dụng đất khoảng 19,46 ha với địa bàn tỉnh Thanh Hóa khoảng 11,9 ha và tỉnh Nghệ An khoảng 7,56 ha.

Chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư gần 56 tỷ đồng. Tuy nhiên tách công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành tiểu dự án riêng do UBND các tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An tổ chức thực hiện.

Phạm vi đầu tư không bao gồm các hạng mục đã được đầu tư trong dự án cải tạo, nâng cấp các công trình thiết yếu đoạn Hà Nội - Vinh, tuyến đường sắt Hà Nội - TP.Hồ Chí Minh thuộc gói 7.000 tỷ vốn trung hạn 2016 - 2020.

Tổng mức đầu tư dự án cải tạo, nâng cấp đoạn Hà Nội - Vinh khoảng 811 tỷ đồng và được thực hiện trong 3 năm, từ năm 2022 - 2025.

Dự án sẽ thực hiện cải tạo, nâng cấp đường sắt quốc gia khổ 1.000mm với các hạng mục như cải tạo các cầu yếu, cải tạo kiến trúc tầng trên một số đoạn.

Cải tạo bình diện các vị trí có bán kính đường cong nhỏ (R<400m) và một số hạng mục công trình bảo đảm khai thác đồng bộ, cống thoát nước,... Xử lý điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt.

Mục tiêu là đảm bảo an toàn giao thông, cải thiện chất lượng kết cấu hạ tầng đường sắt, từng bước nâng cao năng lực thông qua, năng lực chuyên chở.

Qua đó tạo điều kiện thuận lợi trong việc thu hút hành khách và hàng hóa nhằm khai thác hiệu quả kết cấu hạ tầng đường sắt hiện có trên khu đoạn Hà Nội - Vinh.

Theo Quyết định đầu tư, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025.

Dự kiến bố trí kế hoạch vốn theo tiến độ thực hiện dự án trong năm 2022 khoảng 66 tỷ đồng, năm 2023 khoảng 217 tỷ đồng, năm 2024 khoảng 289 tỷ đồng và năm 2025 khoảng 239 tỷ đồng.

P.V

Bình Luận

Tin khác

Các tuyến đường sắt quốc gia không tổ chức đi xuyên tâm qua Hà Nội

Các tuyến đường sắt quốc gia không tổ chức đi xuyên tâm qua Hà Nội

(CLO) Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội vừa báo cáo Thành phố việc rà soát và định hướng xây dựng các dự án đường sắt đô thị, đường sắt quốc gia trên địa bàn.

Giao thông
Nga Sơn (Thanh Hóa): Nguy cơ mất an toàn giao thông từ các xe chở đất, cát

Nga Sơn (Thanh Hóa): Nguy cơ mất an toàn giao thông từ các xe chở đất, cát

(CLO) Tại xã Nga Tân, huyện Nga Sơn xuất hiện nhiều xe ô tô tải chở đất, cát có dấu hiệu quá tải, chở hàng có ngọn, che chắn sơ sài khiến đất, cát rơi vãi xuống đường tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

Giao thông
Nam Định thành lập 2 bến phà mới Ninh Mỹ và Kinh Lũng

Nam Định thành lập 2 bến phà mới Ninh Mỹ và Kinh Lũng

(CLO) Việc thành lập các bến phà Ninh Mỹ và Kinh Lũng góp phần hoàn thiện dần mạng lưới giao thông đường bộ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của các địa phương, phục vụ việc đi lại, đảm bảo giao thông thông suốt.

Giao thông
Gia Lai: Dân tố đơn vị thi công đường Tỉnh lộ 666 gian dối, chủ đầu tư nói gì?

Gia Lai: Dân tố đơn vị thi công đường Tỉnh lộ 666 gian dối, chủ đầu tư nói gì?

(CLO) Vừa qua trên mạng xã hội lan truyền clip người dân bức xúc việc đơn vị thi công đường liên huyện Mang Yang – Ia Pa (Gia Lai) thi công gian dối. Liên quan đến sự việc này, chủ đầu tư – Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng tỉnh đã có kiểm tra và thông tin về vụ việc.

Giao thông
Tháo gỡ khó khăn về vật liệu cho dự án trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long

Tháo gỡ khó khăn về vật liệu cho dự án trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long

(CLO) Đánh giá của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), việc triển khai các thủ tục giao mỏ cho nhà thầu khai thác theo cơ chế đặc thù phục vụ thi công những dự án trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long còn chậm, trữ lượng và công suất khai thác chưa đáp ứng kịp thời.

Giao thông