Phía sau lệnh trừng phạt: Cuộc cách mạng năng lượng tái tạo bắt đầu!

Thứ năm, 05/05/2022 06:12 AM - 0 Trả lời

(CLO) Sau nhiều tháng đắn đo, Liên minh châu Âu (EU) đã quyết định về việc dừng nhập khẩu dầu của Nga. Có thể nói, động lực thúc đẩy EU đưa ra gói trừng phạt này không chỉ nhằm gây sức ép lên Nga trong cuộc xung đột với Ukraine, mà còn là quyết tâm bước vào cuộc cách mạng năng lượng tái tạo.

Năng lượng hóa thạch, thứ vũ khí đáng sợ

Đến lúc này, cuộc chiến Nga - Ukraine đã phơi bày sự phụ thuộc của thế giới vào năng lượng hóa thạch, như than đá, dầu mỏ hay khí đốt tự nhiên, rộng lớn đến mức nào. Chỉ một cuộc xung đột ở rìa phía đông châu Âu đã khiến cả thế giới chao đảo. Đặc biệt, với nhiều chuyên gia, thứ vũ khí quan trọng nhất của các bên liên quan đến cuộc xung đột này không phải loại xe tăng, máy bay hay khẩu đại bác nào, mà chính là “dầu mỏ và khí đốt”.

phia sau lenh trung phat cuoc cach mang nang luong tai tao bat dau hinh 1

Năng lượng tái tạo hay năng lượng xanh là một giải pháp mang tính lâu dài để giúp ổn định nền kinh tế thế giới. Ảnh minh họa: Internet

Mỹ và phương Tây thực ra đã nhanh chóng đưa ra các lệnh trừng phạt mạnh mẽ và toàn diện về kinh tế, tài chính và thương mại đối với Nga không lâu sau khi Tổng thống Vladimir Putin phát động chiến dịch quân sự tại Ukraine. Tuy nhiên, phải rất lâu sau Mỹ mới cấm vận năng lượng của Nga, còn châu Âu như đã nói cũng chỉ vừa mới đưa ra quyết định về việc cấm nhập khẩu dầu của Nga, đồng thời cũng không phải ngay lập tức, mà sẽ chỉ được áp dụng dần dần cho đến cuối năm nay.

Trong khi đó, với vấn đề khí đốt tự nhiên, thì mọi chuyện còn nan giải hơn nhiều với châu Âu. Mới đây Ủy viên châu Âu về Kinh tế Paolo Gentiloni cũng xác nhận Liên minh châu Âu (EU) dự định giảm 2/3 sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga từ cuối năm 2022 và chỉ đưa mức này về 0 vào cuối năm 2027.

"Vì các gói trừng phạt khác nhau trong tương lai có thể sẽ bao gồm năng lượng, nên chúng tôi đang đặt ra mục tiêu đầu tiên là giảm 2/3 sự phụ thuộc vào dầu khí của Nga vào cuối năm nay và đưa mức này về 0 vào năm 2027, trong khi chiến lược thứ hai là phát triển một kế hoạch kinh tế tập trung vào năng lượng tái tạo và bảo vệ khí hậu", ông Gentiloni cho biết.

Trong khi đó, năng lượng cũng chính là vũ khí mạnh mẽ nhất của Nga trong “cuộc chiến trừng phạt” với phương Tây. Thậm chí, đây chính là thứ vũ khí đã giúp Nga có thể nói đã chống lại thành công các "cơn mưa" trừng phạt từ châu Âu và Mỹ trong suốt hơn 2 tháng xung đội với Ukraine vừa qua.

Cụ thể, với việc yêu cầu các nước “không thân thiện” buộc phải thanh toán khí đốt bằng đồng rúp đã giúp giá trị đồng tiền của Nga từ mức giảm xuống chỉ còn 150 rúp cho 1 USD (thấp nhất trong 5 năm qua) hồi cuối tháng 2 đã tăng lên 70 rúp cho 1 USD hồi đầu tháng này. Có nghĩa rằng, giá đồng rúp không chỉ trở lại như mức trước cuộc xung đột với Ukraine, mà còn tăng cao nhất so với đồng USD cũng như đồng euro trong vòng 2 năm qua.

Dễ dàng nhận thấy, năng lượng, chính xác hơn là năng lượng hóa thạch, đang gần như là quân bài cuối cùng và quan trọng nhất đối với cả phương Tây và Nga trong các lệnh trừng phạt mà 2 bên đã không ngừng đưa ra đối với nhau trong những tuần gần đây.

Đưa ra những phân tích trên để thấy rằng sự phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch của thế giới vẫn quá lớn. Có thể nói, đây cũng là một vấn đề gây ra nhiều sự bất ổn, thậm chí xung đột quân sự trên toàn thế giới trong nhiều thập kỷ qua, từ trên các đại dương ở châu Á - Thái Binh Dương, đến các vùng đất thấm đẫm dầu mỏ ở Trung Đông cho tới các sa mạc khô cằn tại châu Phi.

Cuộc chiến giữa Nga và Ukraine chỉ là một giọt nước tràn ly, chỉ làm nổi bật vấn đề ở quy mô toàn cầu mà thôi. Điều này cho thấy, thế giới cần phải quyết liệt và mạnh mẽ hơn để chuyển đổi sang năng lượng tái tạo, tức các nguồn năng lượng xanh vô tận, như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng hydro hay một loại năng lượng tái tạo đột phá nào đó trong tương lai.

Dường như châu Âu nói riêng và thế giới nói chung đã quyết tâm bước vào cuộc cách mạng này, bất chấp sẽ phải chịu nhiều thiệt hại nặng nề về kinh tế. Ủy ban Châu Âu thừa nhận rằng EU sẽ phải hạ triển vọng tăng trưởng kinh tế, thấp hơn mức 4% chỉ sau quyết định hạn chế nhập khẩu dầu và khí đốt của Nga.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng thừa nhận các lệnh cấm năng lượng Nga tới đây sẽ tiếp tục đẩy giá năng lượng lên cao, làm tổn hại sâu sắc đến các nền kinh tế EU vốn đang phải vật lộn với lạm phát. Tất nhiên, vấn đề này sẽ không chỉ thuộc về riêng của châu Âu trong những năm tới.

Năng lượng tái tạo, giải pháp cho hòa bình

Cũng giống như cuộc Cách mạng Công nghiệp mở ra việc sử dụng than và hơi nước vào những năm 1750 và 1760, chúng ta đang ở một thời điểm quan trọng trong việc bước sang nền công nghiệp năng lượng xanh, năng lượng tái tạo. Ngoài cuộc chiến Nga Ukraine làm nổi bật sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, là nguồn cơn gây ra nhiều cuộc xung đột, thì tính cấp bách của vấn đề còn nằm ở chỗ đồng hồ về hiện tượng ấm lên toàn cầu đang đếm ngược.

phia sau lenh trung phat cuoc cach mang nang luong tai tao bat dau hinh 2

Tính cấp thiết của cuộc cách mạng năng lượng tái tạo đang lớn hơn bao giờ hết. Ảnh minh họa: Internet

Không có gì để phủ nhận, việc chuyển sang năng lượng xanh và sạch hơn chưa cấp thiết như lúc này - điều đã được chỉ ra trong thông báo mới nhất của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc.

Năng lượng tái tạo ngày càng có giá cả phải chăng do chi phí của công nghệ điện mặt trời đã giảm mạnh. Trong khi đó, đầu tư xanh đang gia tăng, với việc các nước và các tập đoàn kinh tế toàn cầu đã cam kết đặt mục tiêu không phát thải ròng và chịu trách nhiệm về các chương trình quản lý môi trường, xã hội...

Châu Âu cũng đã có những cam kết quan trọng để thúc đẩy năng lượng tái tạo, bao gồm việc đẩy nhanh việc triển khai các nguồn năng lượng xanh. Năm ngoái, EU đã nâng mục tiêu năng lượng tái tạo năm 2030 từ 32% lên 40%, trong khi Ủy ban châu Âu như đã nói vừa đã đề xuất mục tiêu giảm 2/3 lượng khí đốt nhập khẩu của Nga vào cuối năm nay.

Trong khi một số quốc gia có thể chuyển sang năng lượng hạt nhân, những quốc gia khác đã bắt đầu tăng công suất sản xuất năng lượng mặt trời, thủy điện và năng lượng gió. Ví dụ, Đức đang có kế hoạch tăng đáng kể sản lượng điện gió trên đất liền và ngoài khơi. Anh đã làm theo, đặt mục tiêu sản xuất 95% điện năng từ các nguồn carbon thấp vào năm 2030.

Dù sẽ gặp vô vàn khó khăn và tổn thất, song về lâu dài, việc chuyển đổi sang năng lượng tái tạo là một nhu cầu cấp thiết. Nó không chỉ là phương sách đảm bảo một nền kinh tế ổn định, mà còn vì cả nền hòa bình thế giới và đặc biệt hơn nữa sẽ giúp ngăn lại sự nóng lên của toàn cầu; tức hạn chế những thảm họa thiên nhiên mà nếu xảy ra sẽ tàn khốc không kém gì cuộc chiến giữa Nga và Ukraine.

Hải Anh

Bình Luận

Tin khác

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

(CLO) Khi căng thẳng với Iran giảm bớt, quân đội Israel đang chuẩn bị hoàn thành công việc mà họ cho là còn dang dở: Triệt hạ Hamas khỏi thành trì cuối cùng của lực lượng này ở thành phố Rafah, nơi có hơn một triệu người Palestine đang trú ẩn.

Tiêu điểm Quốc tế
Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

(CLO) Tạo ra lực lượng lao động sản xuất có năng lực đang được xem là thách thức lớn nhất của Ấn Độ trong bối cảnh đất nước đông dân nhất thế giới quyết vươn lên thành quốc gia "siêu cường".

Tiêu điểm Quốc tế
Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

(CLO) Tại khu vực Tam giác Vàng của Thái Lan, nằm giữa biên giới với Myanmar và Lào, các bảo tàng dành riêng cho quá khứ sản xuất thuốc phiện của khu vực đã được mở cửa.

Tiêu điểm Quốc tế
So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

(CLO) Một cuộc xung đột quân sự giữa Israel và Iran đang trở thành mối đe dọa thực sự. Nhưng Israel đã chuẩn bị đến mức độ nào cho một cuộc chiến đa mặt trận có thể với Iran và các lực lượng đồng minh của nước này?

Tiêu điểm Quốc tế
Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

(CLO) Cuộc tấn công và trả đũa giữa Israel và Iran những ngày qua một lần nữa nhắc nhở về sự thù địch giữa hai quốc gia này. Nhưng có thể nhiều người không nhớ, Iran và Israel trước đây từng là những đồng minh thân thiết hiếm có.

Tiêu điểm Quốc tế