Phòng chống xâm hại trẻ em: Những khoảng trống mênh mông

Thứ năm, 28/05/2020 09:12 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Ngày 27/5, kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV dành trọn 1 ngày để thảo luận về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em. Trước đó, các cơ quan của Quốc hội đã liên tục tổ chức nhiều hội thảo về vấn đề này, nêu ra những khoảng trống mênh mông khó có thể vá, lấp…

1. Những năm qua, công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đã có chuyển biến tích cực và đạt được nhiều thành tựu, bảo đảm thực hiện ngày càng tốt hơn các quyền của trẻ em.

Tuy nhiên, báo cáo của Đoàn giám sát Quốc hội “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em” cho thấy tình hình trẻ em có nguy cơ bị xâm hại vẫn còn rất lớn. Bởi, có 8,3% trẻ em trong độ tuổi đi học phổ thông nhưng hiện không đi học; Số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt còn nhiều (1.773.112 trẻ, chiếm 7,16% tổng số trẻ em); Khoảng 33.000 trẻ không sống trong môi trường gia đình; Số trẻ em có cha mẹ ly hôn những năm gần đây đều rất lớn, trung bình mỗi năm có khoảng 70.000 trẻ em có cha mẹ ly hôn;…

Nhóm trẻ có nguy cơ cao bị xâm hại là trẻ không được đến trường, hoàn cảnh gia đình ly hôn và trẻ em các tỉnh miền núi.

Nhóm trẻ có nguy cơ cao bị xâm hại là trẻ không được đến trường, hoàn cảnh gia đình ly hôn và trẻ em các tỉnh miền núi.

Điều đáng lưu tâm là từ ngày 1/1/2015 đến ngày 30/6/2019, cả nước đã phát hiện, xử lý về hình sự và xử lý hành chính 8.442 vụ xâm hại trẻ em với 8.709 trẻ em bị xâm hại. Thêm nữa, trong 6 tháng đầu năm 2019, số trẻ em bị xâm hại tăng đột biến, với 1.400 trẻ, gần bằng 80% số lượng trẻ em bị xâm hại trong cả năm 2018 (1.779 trẻ), tính trung bình cứ 01 ngày cả nước có 07 trẻ em bị xâm hại.

Theo Đoàn giám sát, sự gia tăng đột biến này một phần phản ánh thực tế các vụ xâm hại trẻ em tăng, một phần do người dân, trẻ em có ý thức hơn trong việc tố giác, tố cáo hành vi xâm hại trẻ em, đồng thời công tác phát hiện, xử lý hành vi xâm hại trẻ em cũng được tăng cường hơn…

Tuy nhiên, tất cả các con số đau xót trên vẫn được dư luận xã hội đánh giá chỉ là "phần nổi của tảng băng", bởi ngay báo cáo của Đoàn giám sát cho thấy: còn nhiều trường hợp trẻ em bị xâm hại nhưng chưa được phát hiện kịp thời, đầy đủ để xử lý; nhiều vụ xâm hại trẻ em xảy ra nơi kín đáo, biệt lập; nhiều vụ xảy ra tại gia đình, ít có tố giác; Nhiều vụ xâm hại xảy ra trong thời gian dài mới bị phát hiện; có vụ cha mẹ biết con bị xâm hại nhưng không tố giác vì lý do khác nhau;…

Ngoài ra, còn có số lượng lớn trẻ em lao động không đúng quy định của pháp luật về lao động, dù không phải là lao động cưỡng bức theo các Công ước quốc tế…

2. Từ đầu năm 2020, Đoàn giám sát Quốc hội, Ủy ban tư pháp Quốc hội,… đã tổ chức hàng loạt hội thảo, tọa đàm, bàn về thực trạng - giải pháp để phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em.

Tại Hội thảo “Phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em - thực trạng và giải pháp” ngày 08/01/2020, ông Hoàng Văn Liên - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho biết, cứ mỗi ngày có hơn 17 trẻ em bị xâm hại tình dục. Mà nhức nhối nhất là tình trạng xâm hại trẻ em trên môi trường mạng, qua hoạt động du lịch…

Đối với việc xâm hại tình dục trẻ em qua hoạt động du lịch, ông Khuất Văn Quý - Phó Vụ trưởng Vụ Gia đình (Bộ VH-TT&DL) cho biết: Loại tội phạm xâm hại tình dục trẻ em này có đặc điểm là di chuyển thường xuyên, đến khi cơ quan chức năng phát hiện thì đối tượng đã chuyển đi nơi khác. Đối tượng có thể là người nước ngoài hoặc người Việt Nam, với các hành vi như: dâm ô với trẻ, giao cấu với trẻ em, mua dâm người chưa thành niên... Theo ông Quý, đây là loại tội phạm để lại nhiều hậu quả xấu cho xã hội, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể chất, tinh thần và sự phát triển của trẻ em.

Nhóm trẻ có nguy cơ cao bị xâm hại là trẻ không được đến trường, hoàn cảnh gia đình ly hôn và trẻ em các tỉnh miền núi.

Nhóm trẻ có nguy cơ cao bị xâm hại là trẻ không được đến trường, hoàn cảnh gia đình ly hôn và trẻ em các tỉnh miền núi.

Về phòng, chống tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trên môi trường mạng, Thượng tá Nguyễn Văn Tráng (Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an) thông tin: Thủ đoạn chính của các đối tượng phạm tội là lập phòng “chát” ảo, game online, lập diễn đàn trên mạng Internet... để tiếp cận, làm quen, lừa gạt dụ dỗ trẻ em nhằm thực hiện các hành vi xâm hại tình dục trẻ em, môi giới mại dâm trẻ em, mua bán người dưới 16 tuổi...

Những trang mạng mà các đối tượng lợi dụng để xâm hại trẻ em hầu hết có máy chủ đặt tại nước ngoài, nên công tác phòng ngừa và phát hiện, thu thập tài liệu chứng cứ để đấu tranh rất khó khăn. "Như vậy, cần tăng cường công tác tuyên truyền, thông tin cho trẻ em và các bậc phục huynh có ý thức, kỹ năng tiếp cận, sử dụng mạng xã hội một cách thận trọng, lành mạnh, không dễ dãi kết bạn, làm quen, nhận lời mời, nhận quà tặng từ những người mới quen trên mạng...", Thượng tá Nguyễn Văn Tráng nói.

3. Từ cuối năm 2018, Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em đã chuyển sang đầu số 111. Đây là giải pháp nhằm giúp trẻ em cũng như gia đình, người thân có thể dễ nhớ và kịp thời thông báo các vụ việc xâm hại trẻ em với các cơ quan chức năng. Tuy nhiên theo các cán bộ tại đây, từ khâu tiếp nhận thông tin đến khi xử lý gặp không ít khó khăn.

Các chuyên gia cũng cho rằng, Bộ luật Hình sự năm 2015 chưa có một văn bản hướng dẫn cụ thể thế nào là hành vi dâm ô, cũng chưa quy định rõ bộ phận nào là bộ phận kích thích tình dục…, dẫn đến các cơ quan thực thi vận dụng theo cách hiểu khác nhau. Đặc biệt, việc yêu cầu phải có chứng cứ vật chất trên thân thể nạn nhân bị xâm hại dẫn đến việc xử lý tội phạm bị chậm trễ.

Về vấn đề trên, bà Lê Thị Hòa, Vụ Pháp luật hình sự - Hành chính, Bộ Tư pháp cho biết, để xử lý được một vụ việc là vô cùng khó khăn. Khoảng trống pháp luật khiến nhiều kẻ phạm tội vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật, hoặc chỉ bị phạt ở mức chưa đủ sức răn đe đã vô tình khoét sâu thêm nỗi đau của những nạn nhân. Đây là thực tế cần sự vào cuộc của các cơ quan chức năng để xem xét, nghiên cứu, xác định lại từng nhóm hành vi và có những chế tài xử lý nghiêm khắc hơn, đảm bảo an toàn và đảm bảo quyền của trẻ em.

Bên cạnh đó, là sự thiếu quyết liệt của các cấp chính quyền. Theo báo cáo của Đoàn giám sát Quốc hội, công tác thống kê số liệu về trẻ em hầu như chưa được thực hiện thường xuyên, chưa chặt chẽ, dẫn tới tình trạng có địa phương không thống kê và đánh giá được một số số liệu cụ thể về tình hình trẻ em theo yêu cầu của Đoàn giám sát; một số địa phương phải đính chính về số liệu nhiều lần. Bên cạnh đó, có đến 52/63 UBND cấp tỉnh, thành phố chưa ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Trẻ em, hầu hết đều chưa ban hành văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em…

Theo bà Lê Hồng Loan - Trưởng chương trình bảo vệ trẻ em Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc – UNICEF: Hiện rất nhiều vụ việc xâm hại bạo hành trẻ em gây bức xúc trong xã hội, tạo sức ép lên Chính phủ phải có một chương trình hành động bảo vệ trẻ em tốt hơn, dù chúng ta đã có nhiều cố gắng song hiện tại có nhiều giải pháp vẫn chưa thực sự thỏa đáng.

Sự "chưa thỏa đáng" đó đã tạo những khoảng trống mênh mông cho công tác phòng, chống xâm hại trẻ em, mà kể cả đề xuất "thiến sinh học" đối với tội phạm xâm hại tình dục trẻ em của ĐBQH trong cuộc họp ngày 27/5 cũng là chưa đủ, bởi đó vẫn là "phần ngọn" của vấn đề, bởi phần gốc là từ các gia đình, nhà trường và các địa phương vẫn chưa quan tâm.

Và ngay cả nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội cũng không có từ, cụm từ nào về "phòng, chống xâm hại trẻ em". Đó có phải là khoảng trống mênh mông kế tiếp và lớn nhất?

Kiên Giang

Tin khác

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn
Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

(NB&CL) Mức giảm trừ gia cảnh hiện nay quá thấp so với mức chi tiêu cơ bản, mức sống thực tế của người dân và không phù hợp với sự biến động liên tục của mặt bằng giá. Điều này đã được giới chuyên gia cũng như báo chí lên tiếng khá nhiều nhưng cho tới nay, mức trừ gia cảnh vẫn không thay đổi...

Góc nhìn
Kiểm soát nguy cơ lạm dụng chính sách bảo hiểm xã hội để gian lận

Kiểm soát nguy cơ lạm dụng chính sách bảo hiểm xã hội để gian lận

(NB&CL) Theo dự kiến, dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) sẽ được Quốc hội xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 7 (vào tháng 5/2024) tới đây. Đây là dự án Luật được đánh giá có tác động lớn đến đời sống của người dân cũng như đến các chủ trương, chính sách của Nhà nước, có nhiều nội dung phức tạp, chuyên môn sâu, mang tính xã hội cao. Trong đó, vấn đề rút bảo hiểm xã hội một lần tiếp tục có nhiều ý kiến khác nhau.

Góc nhìn