“Với hạ tầng, hệ sinh thái du lịch hoàn thiện và khả năng tiếp cận thuận tiện, Phú Quốc có thể trở thành địa điểm tổ chức các sự kiện tầm cỡ thế giới như APEC. Phú Quốc đang ở giai đoạn vàng để phát triển toàn diện”, Phó Chủ tịch thường trực Hội Lữ hành G7 đánh giá.
Kết quả tăng trưởng của du lịch Phú Quốc năm 2024 vượt cả đỉnh của năm 2019 – thời điểm chưa xảy ra đại dịch Covid-19. Cùng với sự thay đổi cả về diện mạo đô thị, chất lượng dịch vụ, môi trường đầu tư, ứng xử văn minh du lịch mà chính quyền địa phương và doanh nghiệp du lịch quyết liệt triển khai, Phú Quốc được kỳ vọng trở thành trung tâm du lịch quốc tế hàng đầu khu vực và là đô thị hiện đại, hấp dẫn, môi trường đầu tư cởi mở.
Mới đây, trong chuyến công tác tại thành phố Phú Quốc vào sáng 14/1, Chủ tịch nước Lương Cường cũng đã chia sẻ, năm 2027 là lần thứ 3 Việt Nam giữ cương vị Chủ tịch Diễn đàn kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), trong đó địa điểm được Trung ương xác định tổ chức là tại TP Phú Quốc. Đây chính là vận hội lớn của Phú Quốc nói riêng và Việt Nam nói chung.
Là một doanh nghiệp và cũng là nhà quản lý đã gắn bó nhiều năm với du lịch Phú Quốc, ông Lê Văn Dũ, Phó Chủ tịch thường trực Hội Lữ hành G7 đánh giá: “Phú Quốc trong suốt 20 năm qua đã ghi dấu ấn mạnh mẽ trên bản đồ du lịch quốc tế. Từ một hòn đảo chủ yếu dựa vào kinh tế nông nghiệp và thủy sản, nơi đây đã phát triển thành một trung tâm du lịch hấp dẫn. Năm 2024, Phú Quốc đón gần 6 triệu lượt khách. Đây là con số đáng ghi nhận”.
Ông Lê Văn Dũ cho rằng, những bước đột phá về hạ tầng giao thông như: sân bay quốc tế, hệ thống cảng biển và đường bộ, cùng sự đầu tư mạnh mẽ vào các khu nghỉ dưỡng, công viên chủ đề và các dịch vụ bổ trợ đã góp phần quan trọng trong việc đưa Phú Quốc trở thành một trong những điểm đến hàng đầu khu vực.
So với những “tai tiếng” về môi trường du lịch mà dư luận lên án cách đây gần 1 năm, Phú Quốc dường như đã lột xác ngoạn mục với nhiều dấu ấn quan trọng. Nhờ những sự chỉ đạo quyết liệt của chính quyền về xử lý rác thải, môi trường, triển khai văn minh du lịch... môi trường du lịch của Phú Quốc đã được cải thiện ngoạn mục, vị thế điểm đến ngày càng thăng hạng. Các công trình như: Cầu Hôn, show diễn quốc tế Kiss of The Sea (Nụ hôn của biển cả) tại Sunset Town, show diễn Symphony Of The Sea (Bản giao hưởng đại dương), chợ đêm Vui Phết và đặc biệt là sự xuất hiện của thương hiệu nghỉ dưỡng Rixos cao cấp ở trên đảo đã tạo điểm nhấn quan trọng. Những tháng cuối năm 2024, nhiều khách sạn ở Phú Quốc kín phòng. Nền tảng đặt phòng trực tuyến Booking.com cho thấy, Phú Quốc nằm trong top 3 điểm đến được khách Việt tìm kiếm nhiều nhất cho kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ 2025, tăng trưởng 180% so với cùng kỳ năm trước. 1 năm trước, mỗi ngày chỉ có 2-5 chuyến bay thẳng từ các thị trường quốc tế tới Phú Quốc thì nay mỗi ngày có 28-30 chuyến. Thống kê mới nhất, có ngày có 60 chuyến bay đi và đến Phú Quốc.
Không chỉ nâng cao trải nghiệm của du khách, những thay đổi này còn khẳng định vị thế của Phú Quốc như một hòn đảo của sự sáng tạo và đẳng cấp.
Lợi thế của điểm đến mới, nhiều dư địa phát triển
Nhiều năm qua, rất nhiều thương hiệu nghỉ dưỡng hàng đầu thế giới như: Marriott International, Accor, Rosewood Hotels, Curio Collection by Hilton... đã lựa chọn Phú Quốc, biến nơi đây trở thành điểm đến ưa thích của các thương hiệu xa xỉ. Tháng 12, Tập đoàn Sun Group mang thương hiệu Rixos, thương hiệu với các trải nghiệm nghỉ dưỡng của “bậc đế vương” lần đầu đến Việt Nam và Phú Quốc, lại càng khẳng định sức hút khó cưỡng và vị thế tầm cỡ quốc tế của đảo Ngọc.
Lý giải nguyên nhân hàng loạt các thương hiệu nghỉ dưỡng xa xỉ quốc tế “đổ bộ” đảo Ngọc, các chuyên gia du lịch cho rằng, Phú Quốc là điểm đến sở hữu nhiều lợi thế đồng bộ và đẳng cấp hiếm nơi nào có được như: cảnh quan thiên nhiên độc đáo, hệ sinh thái đa dạng, sự hoàn thiện của hạ tầng giao thông, dải bờ biển tuyệt đẹp và các dịch vụ cao cấp.
“Không thể không kể đến môi trường đầu tư ổn định và chính sách hỗ trợ từ chính quyền, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư chiến lược trong nước và quốc tế. Phú Quốc cũng đặc biệt hấp dẫn nhờ là một điểm đến còn tương đối mới, ít bị bão hòa. Đặc biệt, tài nguyên tự nhiên để Phú Quốc phát triển còn rất lớn, nếu chú trọng khai thác theo hướng xanh, bền vững, chắc chắn sẽ tạo ra sức bật lớn cho du lịch của đảo Ngọc này”, ông Lê Văn Dũ nói.
Mới đây, Travel & Leisure vinh danh Phú Quốc đứng thứ 2 trong danh sách 25 đảo tuyệt vời nhất thế giới, chỉ đứng sau Maldives. Travel & Leisure đánh giá Phú Quốc là một điểm đến du lịch mới nổi và đó là thế mạnh lớn nhất của nơi đây. Trong khi một số bãi biển ở Đông Nam Á đang phát triển quá mức thì Phú Quốc vẫn duy trì được sự hoang sơ, yên bình và du khách khách vẫn có thể ở trong những khu nghỉ dưỡng sang trọng trên đảo này.
“So với nhiều điểm đến khác trên cả nước, Phú Quốc có nhiều cơ hội phát triển, cạnh tranh với các điểm đến khác trong khu vực như: Phuket (Thái Lan), Bali (Indonesia)... Tuy nhiên, Bali đi theo hướng là văn hoá. Đảo này lấy văn hoá là hồn cốt để phát triển. Phuket theo cái hướng vui chơi giải trí về đêm với đủ các loại hình, sản phẩm du lịch đêm, kết hợp thể thao và nhiều thứ khác. Cá nhân tôi đánh giá không cao Phuket. Bali theo hướng phát huy bản sắc văn hoá nhưng bây giờ cũng xuống cấp rồi. Phú Quốc hiện nay có rất nhiều lợi thế cạnh tranh với các đảo cũng như các điểm đến trong khu vực. Điều quan trọng là phải tạo ra được sự khác biệt, giữ được các yếu tố thiên nhiên. Đây là lợi thế lớn nhất của Phú Quốc” – PGS. TS Phạm Trung Lương - nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu du lịch Việt Nam nhận định.
Đặc biệt, sở hữu hạ tầng cao cấp, đồng bộ với sân bay quốc tế, một loạt cơ sở lưu trú đạt chuẩn 5 sao và các trung tâm hội nghị hiện đại, Phú Quốc được đánh giá là hoàn toàn đủ khả năng để đăng cai các sự kiện lớn như APEC. Đặc biệt, khí hậu dễ chịu và môi trường du lịch không quá tải là những lợi thế giúp Phú Quốc trở thành điểm đến lý tưởng cho các hội nghị, sự kiện quốc tế và nơi đầu tư của giới tinh hoa toàn cầu. “Với hạ tầng, hệ sinh thái du lịch hoàn thiện và khả năng tiếp cận thuận tiện, Phú Quốc có thể trở thành địa điểm tổ chức các sự kiện tầm cỡ thế giới như APEC”, ông Lê Văn Dũ khẳng định.
“Theo tôi, để trở thành điểm đến toàn cầu, Phú Quốc cần tập trung vào ba yếu tố: Nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hóa, cá nhân hóa sản phẩm du lịch để đáp ứng nhu cầu của mọi phân khúc khách hàng; Thúc đẩy các chiến dịch marketing quốc tế để mở rộng nhận diện thương hiệu; Đầu tư vào bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển xanh, bền vững để giữ cho được sự hấp dẫn lâu dài”, ông Lê Văn Dũ nói.
Bên cạnh đó, Phú Quốc cần phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù như: Du lịch trải nghiệm văn hóa, các tour khám phá đảo hoang, hoặc kỳ nghỉ kết hợp làm việc (workation). Ngoài ra, việc tổ chức các sự kiện, lễ hội quốc tế như: lễ hội ánh sáng, âm nhạc sẽ tạo thêm điểm nhấn, thu hút khách lưu trú lâu hơn. Đầu tư vào các khu mua sắm cao cấp, khu phi thuế quan, khu thương mại dịch vụ ăn uống với nhiều thương hiệu nhà hàng nổi tiếng, khu vui chơi giải trí, các Trung tâm bán hàng giảm giá (Factory Outlet), khu vực siêu thị miễn thuế... cũng là cách để du khách tăng mức chi tiêu và định vị đẳng cấp của điểm đến.
“Tôi tin rằng, trong tương lai không xa, Phú Quốc sẽ không chỉ là trung tâm du lịch của Việt Nam mà còn là điểm đến biểu tượng của khu vực châu Á. Với tiềm năng hiện có và sự quan tâm đúng mực từ chính quyền và các nhà đầu tư, Phú Quốc sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc nâng tầm du lịch và kinh tế Việt Nam, trở thành niềm tự hào quốc gia”, ông Lê Văn Dũ nói.
(CLO) Ngày 16/3, đại diện Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, đang phối với cơ quan chức năng làm rõ trường hợp hai cô gái nhún nhảy trên đường ray khi đoàn tàu hỏa đang lao tới.
(CLO) Việc tăng cường chi tiêu quốc phòng ồ ạt trên khắp châu Âu có thể đạt được những gì mà các chính phủ không làm nổi trong nhiều năm: khởi động nền kinh tế trì trệ, gieo mầm cho những đổi mới và tạo ra các ngành công nghiệp mới.
(CLO) Sáng 16/3, tại Hà Nội, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Lai Xá tổ chức Hội thảo khoa học “Khánh Ký - Cuộc đời và sự nghiệp” nhằm kỷ niệm 72 năm ngày truyền thống nhiếp ảnh Việt Nam và 151 năm ngày sinh của Danh nhân Nhiếp ảnh Việt Nam, ông tổ Làng nghề nhiếp ảnh Lai Xá - Nguyễn Đình Khánh, tức Khánh Ký.
(CLO) Bộ đôi cơ thủ Trần Quyết Chiến và Bao Phương Vinh vừa giành thắng lợi trước hai cơ thủ người Mexico, để vào bán kết giải carom 3 băng đồng đội thế giới 2025.
(CLO) Hàng trăm nhân viên tại Đài Tiếng nói Mỹ (VOA), Đài Châu Á Tự do (RFA), Đài Châu Âu Tự do (RFE) và các cơ quan truyền thông khác đã nhận được email vào cuối tuần thông báo rằng họ sẽ bị cấm vào văn phòng, phải nộp lại thẻ báo chí và thiết bị làm việc, theo các phương tiện truyền thông địa phương đưa tin hôm thứ Bảy.
(CLO) Với mức giá bán lẻ 49,5 triệu đồng, SYM Naga 150 được cho là khó cạnh tranh với đối thủ Honda Vario 160 và Yamaha LEXi 155 ABS tại thị trường Việt Nam.
(CLO) Hàng nghìn người dân Romania đã đổ ra đường tại thủ đô Bucharest vào thứ Bảy để bày tỏ sự ủng hộ đối với Liên minh châu Âu (EU), trong bối cảnh tranh cãi chính trị liên quan đến cuộc bầu cử tổng thống lại vào tháng 5.
(CLO) Ngày 16/3, thông tin từ Công an tỉnh Gia Lai cho biết, giấy mời "cập nhật thông tin định danh điện tử, đồng bộ thông tin ứng dụng VneID" có chữ ký của Thượng tá Ksor H’Bơ Khắp - Phó Giám đốc Công an tỉnh là giả mạo, có dấu hiệu lừa đảo, chiếm đoạt tài sản thông qua không gian mạng.
(CLO) Các lễ hội ngắn hoa anh đào sắp diễn ra trên khắp đắt nước Nhật Bản, ước tính loài hoa này có thể mang về cho đất nước Mặt trời mọc khoảng 1,38 nghìn tỉ yên (9,4 tỉ USD).
(CLO) Sáng 16/3, tại Hà Nội, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Lai Xá tổ chức Hội thảo khoa học “Khánh Ký - Cuộc đời và sự nghiệp” nhằm kỷ niệm 72 năm ngày truyền thống nhiếp ảnh Việt Nam và 151 năm ngày sinh của Danh nhân Nhiếp ảnh Việt Nam, ông tổ Làng nghề nhiếp ảnh Lai Xá - Nguyễn Đình Khánh, tức Khánh Ký.
(CLO) Chương trình diễu hành đường phố “Sắc màu Điện Biên” với sự tham gia của hơn 2.800 người đem đến cho nhân dân và du khách nhiều nội dung đặc sắc, ấn tượng.
(CLO) Ngày 15/3, tại Hà Nội, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội tổ chức Festival “Phụ nữ Thủ đô vì hòa bình, phát triển” năm 2025. Chương trình diễn ra với ý nghĩa lan tỏa thông điệp vì hòa bình, tình yêu Hà Nội, ý chí khát vọng vươn lên của phụ nữ trong kỷ nguyên mới của dân tộc.
(CLO) Nhạc kịch “Lửa từ Đất” là bản anh hùng ca lãng mạn, khai thác từ những nhân vật có thật, với bối cảnh những năm 1930 khi Đảng Cộng sản Việt Nam vừa ra đời.
CLO) Để chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, TP Cần Thơ sẽ bắn pháo hoa tầm cao vào ngày 28/4 tại khu vực công viên Sông Hậu, quận Ninh Kiều.
(CLO) Lễ hội Đền Bà Triệu năm 2025 nhân kỷ niệm 1777 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh sẽ diễn ra từ ngày 20 đến 23/3, tại xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa.
(CLO) Họa sĩ Lê Lam là một trong những đại diện tiêu biểu của nền mỹ thuật hiện thực cách mạng Việt Nam, ông ghi dấu ấn sâu đậm qua những bức ký họa sống động và chân thực về chiến tranh.
(CLO) Tối 14/3, tại tỉnh Điện Biên, Lễ hội Hoa Ban 2025 và Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Điện Biên lần thứ VIII chính thức khai mạc, thu hút sự quan tâm của hàng nghìn du khách và người dân địa phương.
(CLO) Cine7 - Ký ức phim Việt phát sóng lúc 21 giờ 10 ngày 15/3 trên kênh VTV3 sẽ đem tới cho khán giả bộ phim kinh điển "Vĩ tuyến 17 ngày và đêm" - một tác phẩm đỉnh cao của điện ảnh cách mạng Việt Nam do đạo diễn Hải Ninh thực hiện vào năm 1972.