Phục hồi kinh tế Trung Quốc đối mặt với rủi ro mới từ suy thoái toàn cầu

Thứ tư, 28/09/2022 14:41 PM - 0 Trả lời

(CLO) Mặc dù kinh tế Trung Quốc khởi sắc trong quý III nhưng Bắc Kinh lại phải đối mặt với rùi ro mới khi kinh tế toàn cầu chậm lại do chiến tranh Nga - Ukraine, lãi suất tăng nhanh, lạm phát cao hơn và biến động thị trường tiền tệ làm trầm trọng thêm áp lực đi xuống.

Theo Bloomberg phân tích về triển vọng phát triển dựa trên một chỉ số tổng hợp, sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc vẫn đang tiếp tục tăng vào tháng 9, với sự gia tăng doanh số bán xe và nhà ở các thành phố lớn, bù đắp cho nhu cầu toàn cầu yếu hơn và niềm tin kinh doanh suy giảm.

phuc hoi kinh te trung quoc doi mat voi rui ro moi tu suy thoai toan cau hinh 1

Niềm tin của các doanh nghiệp nhỏ tiếp tục giảm vào tháng 9, với cả hiệu suất và triển vọng đều giảm tại hơn 500 công ty được Standard Chartered Plc khảo sát. Ảnh: Internet.

Chỉ số tổng hợp của Bloomberg bao gồm 8 cấp độ tăng dần theo sự phục hồi kinh tế. Chỉ số tổng thể hiện đang ở mức 5, không thay đổi so với tháng 8, báo hiệu rằng đà phục hồi của nền kinh tế vẫn đang được duy trì.

Nhìn chung, sau khi suy giảm trong suốt giai đoạn tháng 4 đến tháng 6, nền kinh tế Trung Quốc đã khởi sắc trong quý III, nhưng sự phục hồi đó đã bị suy yếu bởi các vụ đóng cửa do Covid và bùng phát dịch ở các thành phố trên khắp đất nước, tình trạng sụt giảm doanh số nhà ở tiếp tục và nhu cầu xuất khẩu suy yếu. Nền kinh tế toàn cầu đang chậm lại do chiến tranh Nga - Ukraine, lãi suất tăng nhanh, lạm phát cao hơn và biến động thị trường tiền tệ sẽ chỉ làm trầm trọng thêm áp lực đi xuống.

Niềm tin của các doanh nghiệp nhỏ tiếp tục giảm vào tháng 9, với cả hiệu suất và triển vọng đều giảm tại hơn 500 công ty được Standard Chartered Plc khảo sát. Theo báo cáo từ các nhà kinh tế học của ngân hàng là Hunter Chan và Ding Shuang, mức suy giảm trong tăng trưởng kinh tế “có thể phản ánh tác động của các ca nhiễm Covid-19 mới trên toàn quốc”.

Covid và các biện pháp hạn chế, kiểm soát Covid vẫn gây ra rủi ro đáng kể cho nền kinh tế Trung Quốc, với các thành phố lớn trên khắp đất nước bao gồm Thành Đô, Lhasa và Đại Liên đã bị đóng cửa trong tháng này. Các hạn chế về du lịch và tiếp xúc giữa người với người được áp dụng hiện đã giảm số ca bệnh xuống dưới 1.000 ca mỗi ngày trên toàn quốc nhưng cũng gây thiệt hại nghiêm trọng cho hoạt động kinh doanh dịch vụ như khách sạn và du lịch, với doanh thu du lịch giảm 23% trong dịp tết Trung thu đầu tháng này.

Một kết quả tương tự dự kiến sẽ xảy ra vào đầu tháng 10, với việc nhiều khu vực cố gắng hạn chế việc đi lại của người dân, đặc biệt là trước thềm Đại hội Đảng Cộng sản ở Bắc Kinh dự kiến diễn ra vào giữa tháng 10.

Nhu cầu xuất khẩu là động lực nhất quán và quan trọng đối với nền kinh tế Trung Quốc trong hai năm rưỡi qua của đại dịch, nhưng sự hỗ trợ đó dường như đang suy yếu khi lo ngại về suy thoái gia tăng. Xuất khẩu của Trung Quốc, một chỉ số hàng đầu cho thương mại toàn cầu, giảm gần 9% trong 20 ngày đầu tháng này so với một năm trước đó, đây là mức giảm lớn nhất kể từ tháng 7 năm 2020.

Chi phí vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn hai năm do nhu cầu giảm đã làm giảm bớt tình trạng tắc nghẽn vốn đã gây ra cho chuỗi cung ứng toàn cầu. Mặc dù điều đó sẽ giúp giảm lạm phát cao ở Mỹ và các nơi khác bằng cách giảm chi phí vận chuyển, nhưng sự sụt giảm này sẽ gây tổn hại cho các công ty Trung Quốc.

Doanh số bán xe hơi là một điểm sáng tại Trung Quốc, với doanh số bán hàng trong hai tuần đầu tiên của tháng tăng lên. Nhu cầu ô tô đã được thúc đẩy bởi các khoản trợ cấp và giảm thuế đối với xe điện và là một động lực quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế. Trong khi ô tô là động lực chính thúc đẩy sự tăng trưởng của tháng 8 về cả sản lượng công nghiệp và doanh số bán lẻ, các nhà kinh tế như Lu Ting, nhà kinh tế trưởng về Trung Quốc tại Nomura Holdings Inc. đã cảnh báo việc các chính sách thúc đẩy sẽ bắt đầu mất tác dụng.

Một dấu hiệu tích cực khác là sự suy thoái trong việc mua bán bất động sản ở bốn thành phố lớn nhất của Trung Quốc có thể đã bắt đầu có dấu hiệu nhẹ hơn. Doanh số bán bất động sản tại Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu và Thâm Quyến đã tăng nhẹ trong những tuần đầu tiên của tháng 9.

Đây có thể là một dấu hiệu cho thấy những nỗ lực của Chính phủ nhằm hỗ trợ thị trường nhà ở đang có tác dụng, mặc dù giá nhà giảm và các dự án xây dựng bị đóng băng là vấn đề ở các thành phố nhỏ trong khu vực hơn. Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc đang có kế hoạch thành lập một quỹ trị giá 4,2 tỷ USD để mua bất động sản từ các nhà phát triển và các ngân hàng đã cắt giảm lãi suất thế chấp và cung cấp các khoản vay đặc biệt để đảm bảo quá trình phát triển được hoàn thành.

Hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực bất động sản được cải thiện trong tháng 9, theo Standard Chartered. Tuy nhiên, theo Craig Botham - một chuyên gia kinh tế của Pantheon Macroeconomic, tâm lý của người dân trong lĩnh vực này đã chuyển từ “khủng khiếp” sang “rất tệ”. Ông viết: “Cần thêm nhiều tiền hơn để phá vỡ vòng xoáy đi xuống đang mắc kẹt trong lĩnh vực này và khôi phục niềm tin của thị trường”.

Huy Hoàng (Theo Bloomberg)

Bình Luận

Tin khác

Bắc Ninh: Khởi công dự án nhà xưởng và nhà kho xây sẵn quy mô 14 ha tại khu công nghiệp Thuận Thành III

Bắc Ninh: Khởi công dự án nhà xưởng và nhà kho xây sẵn quy mô 14 ha tại khu công nghiệp Thuận Thành III

(CLO) Công ty Cổ phần Tập đoàn KCN Việt Nam (KCN Việt Nam)- nhà phát triển bất động sản công nghiệp chuyên nghiệp tại Việt Nam, vừa triển khai xây dựng dự án nhà xưởng và nhà kho xây sẵn với quy mô 14 ha tại KCN Thuận Thành III- Phân khu B, tỉnh Bắc Ninh.

Kinh tế vĩ mô
Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án FDI sản xuất vải lưới, đế giày có tổng vốn đầu tư 40 triệu USD

Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án FDI sản xuất vải lưới, đế giày có tổng vốn đầu tư 40 triệu USD

(CLO) Ban Quản lý các Khu công nghiệp (KCN) tỉnh Nam Định cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án nhà máy may XIELONG Việt Nam tại KCN Dệt may Rạng Đông (Nghĩa Hưng).

Kinh tế vĩ mô
Tỉnh Bắc Ninh và Nam Ninh (Trung Quốc) ký kết tăng cường giao lưu kinh tế, thương mại và kết nối

Tỉnh Bắc Ninh và Nam Ninh (Trung Quốc) ký kết tăng cường giao lưu kinh tế, thương mại và kết nối

(CLO) Chiều 17/4, tại tỉnh Bắc Ninh, đại diện Thành phố Nam Ninh, Trung Quốc đã ký kết Bản ghi nhớ về tăng cường giao lưu kinh tế, thương mại với tỉnh Bắc Ninh.

Kinh tế vĩ mô
Nam Định: Triển khai kế hoạch xây dựng 3 khu công nghiệp mới

Nam Định: Triển khai kế hoạch xây dựng 3 khu công nghiệp mới

(CLO) 3 khu công nghiệp (KCN) gồm: Hải Long, Nam Hồng và Minh Châu nằm trong số 6 KCN mới được UBND tỉnh Nam Định đồng ý chủ trương cho lập quy hoạch và nằm trong số 10 KCN phát triển thêm theo Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Kinh tế vĩ mô
Đề xuất cấp khí LNG cho các doanh nghiệp và Nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình

Đề xuất cấp khí LNG cho các doanh nghiệp và Nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình

(CLO) Đây là một trong những nội dung được lãnh đạo Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP (PV GAS) báo cáo đề xuất việc nghiên cứu, khảo sát đầu tư xây dựng dự án cung cấp khí LNG với tỉnh Thái Bình.

Kinh tế vĩ mô