Phục hồi và phát triển ngành hàng không Việt Nam trong bối cảnh mới

Thứ ba, 24/05/2022 10:00 AM - 0 Trả lời

(CLO) Mặc dù đại dịch đã phần nào được kiểm soát và các hoạt động kinh tế xã hội đã phục hồi ở trạng thái bình thường mới, ngành hàng không vẫn được dự báo sẽ tiếp tục đối mặt với khó khăn trong năm 2022.

Sáng 24/5, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Bộ Giao thông Vận tải phối hợp tổ chức Hội thảo quốc tế “Phục hồi và phát triển ngành hàng không Việt Nam trong bối cảnh mới”.

phuc hoi va phat trien nganh hang khong viet nam trong boi canh moi hinh 1

Ngành hàng không Việt Nam đã chịu thiệt hại nặng nề bởi đại dịch COVID-19.

Hàng không là một ngành có tầm quan trọng đặc biệt, bởi cùng với giao thông vận tải nói chung, vận tải hàng không đóng vai trò trọng yếu, là huyết mạch của mỗi quốc gia.

Ngành hàng không phát triển sẽ kéo theo hàng loạt các ngành khác, trực tiếp và gián tiếp. Theo tính toán của các chuyên gia quốc tế cho thấy, hàng không tăng trưởng 2,5% sẽ góp phần kích thích tăng trưởng GDP quốc gia 1%.

Cùng với sự ra đời của các hãng hàng không tư nhân Việt Nam nền kinh tế hội nhanh, sâu, rộng với nền kinh tế thế giới, ngành hàng không Việt Nam đã có bước tiến vượt bậc.

Chỉ tính riêng năm 2019, trong 116 triệu lượt khách hàng không ở Việt Nam, có tới 42 triệu khách quốc tế, một kỷ lục. Ước tính có khoảng một nửa trong số này đến Việt Nam để đầu tư, tìm kiếm cơ hội hợp tác làm ăn, kinh doanh.

Sản lượng vận tải hàng hóa qua hàng không năm 2019 đạt 1,5 triệu tấn, thấp so với loại hình vận tải khác nhưng lại là loại hình vận tải giá trị cao, chiếm tới 25% giá trị hàng hóa xuất khẩu.

Với tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2010 - 2019 đạt trên 15%/năm, thị trường hàng không Việt Nam được đánh giá là thị trường phát triển nhanh thứ 5 thế giới và nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên đại dịch COVID-19 là cú sốc lớn nhất với ngành hàng không kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Ở Việt Nam, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, hoạt động của ngành hàng không bị ảnh hưởng nặng nề trong các năm 2020 và 2021, do thị trường quốc tế đóng cửa, các hãng hàng không trong nước gần như phải dừng hoàn toàn các hoạt động khai thác quốc tế (vốn chiếm trung bình khoảng 60% năng lực khai thác), trong khi đó, thị trường nội địa cũng bị suy giảm nghiêm trọng.

Sang năm 2022, nhờ vào chương trình tiêm chủng được triển khai rộng rãi trên toàn quốc cùng với các quy định phòng chống dịch COVID-19 được thực hiện nghiêm ngặt, trong bối cảnh nền kinh tế nước ta chuyển sang thích ứng an toàn và hiệu quả với đại dịch, ngành hàng không bắt đầu ghi nhận những dấu hiệu phục hồi.

phuc hoi va phat trien nganh hang khong viet nam trong boi canh moi hinh 2

Trong năm 2022, ngành hàng không Việt Nam vẫn được dự báo sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn. Ảnh minh họa.

Theo TS.Nguyễn Đức Kiên - Tổ trưởng Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, mặc dù đại dịch đã phần nào được kiểm soát và các hoạt động kinh tế xã hội đã phục hồi ở trạng thái bình thường mới, ngành hàng không vẫn được dự báo sẽ tiếp tục đối mặt với khó khăn trong năm 2022.

Để vượt qua những khó khăn và thách thức phải đối mặt trong thời gian tới, Chính phủ phải xây dựng một đề án tổng thể cơ cấu lại ngành hàng không (gồm cả các hãng bay và tổng công ty cảng hàng không).

Tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ để các doanh nghiệp hàng không có thể nhanh chóng khắc phục hậu quả do COVID-19 để lại nhằm sớm phục hồi và phát triển. Đặc biệt, Nhà nước cần tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp ngành hàng không, du lịch và trực tiếp tổ chức các hoạt động quảng bá về Việt Nam để giúp ngành hàng không, du lịch thu hút thêm khách quốc tế.

Đồng thời thu hút thêm các nhà đầu tư quốc tế đầu tư phất triển kinh tế nói chung, phát triển ngành hàng không Việt Nam nói riêng, đặc biệt là trong việc mở rộng chuỗi cung ứng của ngành.

Bên cạnh đó tiếp tục đầu tư xây dựng, mở rộng, đồng bộ hóa hệ thống cơ sở hạ tầng của ngành hàng không và hệ thống cơ sở hạ tầng có liên quan tới hoạt động của ngành hàng không Việt Nam.

Chuẩn bị và sớm triển khai đàm phán với những quốc gia là thị trường có tiềm năng lớn cho ngành hàng không mà hiện Việt Nam chưa khai thác được nhiều để các hãng hàng không Việt Nam có điều kiện thuận lợi trong thâm nhập và khai thác thị trường.

Thế Anh

Bình Luận

Tin khác

Ngành đường sắt chạy tăng cường hàng chục đoàn tàu khách dịp 30/4 - 1/5

Ngành đường sắt chạy tăng cường hàng chục đoàn tàu khách dịp 30/4 - 1/5

(CLO) Hiện vé tàu các chặng dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5 đã gần như hết. Nhằm phục vụ người dân đi lại, ngành đường sắt sẽ chạy tăng cường hàng chục đoàn tàu khách.

Giao thông
Dịp 30/4 - 1/5, đã có những trạm dừng nghỉ nào trên cao tốc Bắc - Nam?

Dịp 30/4 - 1/5, đã có những trạm dừng nghỉ nào trên cao tốc Bắc - Nam?

(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có thông tin về các trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc Bắc - Nam đã và sẽ đưa vào phục vụ người dân trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Giao thông
Đã có đường dây nóng tiếp nhận phản ánh trên các tuyến cao tốc

Đã có đường dây nóng tiếp nhận phản ánh trên các tuyến cao tốc

(CLO) Để phản ánh về tình hình trật tự an toàn giao thông, tai nạn, ùn tắc hoặc cần trợ giúp, hỗ trợ trên các tuyến cao tốc; lái xe có thể liên hệ với đường dây nóng 19008099 của Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an).

Giao thông
TP HCM xem xét lấy tên các lãnh đạo Đảng, Nhà nước đặt cho 4 tuyến quốc lộ

TP HCM xem xét lấy tên các lãnh đạo Đảng, Nhà nước đặt cho 4 tuyến quốc lộ

(CLO) Theo Sở Văn hóa và Thể thao TP HCM, việc đặt tên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh cho các tuyến đường là hoạt động rất có ý nghĩa nhằm chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Giao thông
Sân bay Tân Sơn Nhất dự kiến đón gần 690.000 lượt khách dịp lễ 30/4-1/5

Sân bay Tân Sơn Nhất dự kiến đón gần 690.000 lượt khách dịp lễ 30/4-1/5

(CLO) Dịp lễ này, Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất dự kiến khai thác mỗi ngày khoảng 115.000-120.000 khách. Riêng 2 ngày cao điểm nhất 26/4 và 1/5, đơn vị dự kiến đón 125.000 khách/ngày.

Giao thông