Quan hệ làm ăn giữa Hàn Quốc với Trung Quốc, Nga “trật nhịp”, vì sao?

Thứ hai, 18/07/2022 13:52 PM - 0 Trả lời

(CLO) Chính phủ mới của xứ Hàn đã thay đổi chính sách kinh tế đối ngoại, phá vỡ một số quan hệ làm ăn với Nga và Trung Quốc trước đó.

Động thái này phản ánh những sự kiện xung quanh cuộc xung đột Nga – Ukraine, đã khiến chính phủ Hàn Quốc phải tốn nhiều kinh phí, thời gian và nỗ lực hơn.

Kế hoạch phát triển của cựu Tổng thống ra sao?

Dưới thời chính quyền của cựu Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã vạch ra một loạt các kế hoạch đầy tham vọng nhằm xây dựng một mạng lưới điện trải dài khắp Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga và Mông Cổ.

Ý tưởng nảy sinh với mục đích giúp các quốc gia có nhu cầu sử dụng năng lượng ở Đông Bắc Á có thể tiếp cận năng lượng gió và năng lượng mặt trời cùng với khí đốt tự nhiên từ các vùng cực đông giàu tài nguyên của Siberia và Mông Cổ.

Các ý tưởng này đã được thảo luận tại Diễn đàn Kinh tế Phương Đông 2017 ở Vladivostok (Nga), với sự tham dự của các nguyên thủ quốc gia Nga, Hàn Quốc, Nhật Bản và Mông Cổ.

quan he lam an giua han quoc voi trung quoc nga trat nhip vi sao hinh 1

Vào năm 2015, Hàn Quốc trở thành nền kinh tế thứ ba của châu Á và thứ 13 thế giới. (Ảnh: internet)

Trao đổi cấp chính phủ giữa Hàn Quốc và Trung Quốc cũng đã diễn ra nhằm khám phá các khả năng hợp tác kinh tế với tỉnh Liêu Ninh, đông bắc của Trung Quốc, giáp với Triều Tiên. Đây là một phần trong “Chính sách phương Bắc mới” của ông Moon nhằm tăng cường quan hệ kinh tế với Nga và các nước Trung Á, cũng như Đông Bắc Trung Quốc.

Chính quyền trước đó đã thành lập một loạt các sáng kiến vào năm 2017, nhằm xây dựng nền tảng để hợp tác với Triều Tiên và Nga trong lĩnh vực hậu cần, khám phá các khả năng của một hiệp định thương mại tự do với Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU) và xem xét các cơ hội làm ăn ở Trung Quốc. Theo trang web chính sách của chính phủ, EAEU bao gồm Nga, Armenia, Belarus, Kazakhstan và Kyrgyzstan.

Tuy nhiên, kế hoạch đề ra trước đó đã bị hoãn lại khi quan hệ của Hàn Quốc với Triều Tiên trở nên “u ám”.

Kế hoạch làm ăn mới hướng về Mỹ, EU

Một loạt các sự kiện, tranh luận nổ ra để xem xét vai trò của các doanh nghiệp Hàn Quốc trong chương trình Khu vực Vịnh Lớn của Trung Quốc, dự định xây dựng một trung tâm kinh tế và kinh doanh tích hợp với Hồng Kông, Ma Cao và 9 thành phố phía nam Trung Quốc.

Tuy nhiên, kể từ khi Tân Tổng thống Hàn Quốc Yoon Seok-ryul lên nắm quyền, đã đưa ra một loạt các kế hoạch tăng cường quan hệ với Mỹ và các đồng minh, khi sự cạnh tranh giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới không có dấu hiệu giảm bớt.

Vào tháng trước, Hàn Quốc, cùng với Nhật Bản, lần đầu tiên tham dự một hội nghị của NATO, khi phương Tây nỗ lực đoàn kết với các nền dân chủ lớn khác để “kìm hãm” một nước Nga giàu mạnh và một Trung Quốc ủng hộ Điện Kremlin.

quan he lam an giua han quoc voi trung quoc nga trat nhip vi sao hinh 2

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol (trái) đang tăng cường quan hệ với Mỹ và Nhật Bản. Ảnh: AP.

Sự thay đổi chính sách này đối với Mỹ đương nhiên cũng dẫn đến sự thống nhất trong chính sách kinh tế.

Hàn Quốc đã tham gia các sáng kiến do Mỹ dẫn đầu như Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ - Thái Bình Dương và Đối tác An ninh Khoáng sản, cả hai đều tìm cách cắt giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc đối với các nguồn tài nguyên và mặt hàng quan trọng bằng cách xây dựng các chuỗi cung ứng thay thế.

Được biết, ông Yoon hiện đang tìm cách thúc đẩy quan hệ kinh tế với châu Âu và Australia, như một phương tiện để đa dạng hóa thương mại khỏi Trung Quốc - đối tác thương mại lớn nhất của Hàn Quốc - chiếm 25% kim ngạch xuất khẩu của nước này vào năm 2021.

Trong chuyến thăm Tây Ban Nha để dự cuộc họp Nato, vị Tân Tổng thống đã có buổi gặp gỡ với các nguyên thủ khác nhau thuộc quốc gia châu Âu. Xung quanh cuộc thảo luận đều bàn về cách thúc đẩy khả năng sản xuất chip và năng lượng hạt nhân của Hàn Quốc, cũng như ngành công nghiệp quốc phòng và lĩnh vực năng lượng xanh của nước này.

Thư ký phụ trách các vấn đề kinh tế của Hàn Quốc đã thu hút sự chú ý vì nhận xét của mình trong một cuộc họp báo dành cho các phóng viên bên lề cuộc họp Nato, phản ánh quan điểm của chính phủ nước này đối với Trung Quốc. “Thời đại bùng nổ xuất khẩu của Hàn Quốc và Trung Quốc trong 20 năm qua sắp kết thúc. Chúng tôi cần thị trường thay thế và đa dạng hóa”.

Bên cạnh đó, vị thư ký này chia sẻ với Liên minh châu Âu, với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt 17 nghìn tỷ USD, Hàn Quốc dự kiến sẽ là thị trường lớn nhất sau Mỹ và có quy mô tương tự như Trung Quốc.

Nhưng hiện nay vẫn chưa rõ việc nước này thúc đẩy thương mại với các khu vực khác sẽ ra sao, ước muốn thay thế tầm quan trọng thương mại và đầu tư với Trung Quốc và Nga đến mức nào.

Theo nhiều nguồn tin cho biết châu Âu không thể thay thế thị trường Trung Quốc, ám chỉ thâm hụt thương mại của Hàn Quốc với EU trong thập kỷ qua.

Về nhận xét của ông Choi, phát ngôn viên của Đảng Dân chủ đối lập chính của Hàn Quốc, Shin Hyeon-young, cho biết: “Chúng tôi đang quan ngại về việc liệu chính quyền mới có thực sự chuẩn bị để đối mặt với sự suy giảm trong thương mại và đầu tư với Trung Quốc và Nga hay không”.

Lê Na (Theo SCMP)

Bình Luận

Tin khác

PVOIL cam kết nỗ lực hết sức, tận dụng mọi cơ hội để tăng trưởng trong năm 2024

PVOIL cam kết nỗ lực hết sức, tận dụng mọi cơ hội để tăng trưởng trong năm 2024

(CLO) Ngày 22/4, tại TP HCM, Tổng công ty Dầu Việt Nam – CTCP (PVOIL, mã cổ phiếu: OIL) đã tổ chức gặp mặt các cổ đông lớn và nhà đầu tư trước thềm Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
IMF kêu gọi Italy, Pháp giảm chi tiêu, Đức nới lỏng hầu bao

IMF kêu gọi Italy, Pháp giảm chi tiêu, Đức nới lỏng hầu bao

(CLO) Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) khuyên Italy và Pháp nên cắt giảm chi tiêu nhanh hơn kế hoạch hiện tại để kiểm soát nợ trong khi Đức nên nới lỏng hầu bao của mình để vực dậy tăng trưởng kinh tế.

Thị trường - Doanh nghiệp
EU sắp trừng phạt LNG của Nga

EU sắp trừng phạt LNG của Nga

(CLO) Ngoại trưởng Thụy Điển Tobias Billstrom tuyên bố hôm thứ Hai (22//4), EU có kế hoạch nhắm trừng phạt vào nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga trong gói trừng phạt thứ 14 chống lại Moscow.

Thị trường - Doanh nghiệp
Quý 1/2024: Techcombank báo lãi 7.802 tỷ đồng, quán quân tỷ lệ CASA ở mức 40,5%

Quý 1/2024: Techcombank báo lãi 7.802 tỷ đồng, quán quân tỷ lệ CASA ở mức 40,5%

(CLO) Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý 1/2024 với lợi nhuận trước thuế đạt 7.802 tỷ đồng, tăng 38,7% so với cùng kỳ năm 2023. Lợi thế về vốn giá rẻ (tiền gửi không kỳ hạn - CASA) quý 1 tiếp tục tăng lên 40,5%, vượt xa các đối thủ cạnh tranh trong ngành.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thanh Hoá sắp có nhà máy sản xuất ván tre hơn 3 nghìn tỷ đồng

Thanh Hoá sắp có nhà máy sản xuất ván tre hơn 3 nghìn tỷ đồng

(CLO) Mới đây, UBND tỉnh Thanh Hoá có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư Dự án Nhà máy sản xuất ván tre OSB staBOO Thanh Hóa tại xã Thiết Ống, huyện Bá Thước.

Thị trường - Doanh nghiệp