Quản lý ứng dụng gọi xe thế nào để thị trường ổn định?

Thứ năm, 28/07/2022 10:08 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Việc ứng dụng gọi xe Grab thời gian qua đưa ra nhiều lý do để tăng giá cước mà đỉnh điểm là phụ phí “thời tiết nắng nóng gay gắt” khiến cả khách hàng lẫn tài xế không khỏi bức xúc và như một sự thách thức đối với các cơ quan quản lý.

Mới đây, cả tài xế lẫn hành khách không khỏi bất ngờ khi ứng dụng gọi xe công nghệ lớn nhất Việt Nam là Grab đưa ra thông báo phụ phí “thời tiết nắng nóng gay gắt” áp dụng từ ngày 6/7.  Tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, Grab thu thêm phụ phí nắng nóng 5.000 đồng với mỗi chuyến xe GrabBike và mỗi đơn hàng GrabFood, GrabMart.

Với các thị trường như: Nghệ An, Thanh Hoá, Hải Phòng, Đà Nẵng, Huế,... phụ thu thời tiết nắng nóng với các dịch vụ GrabBike và GrabFood đều là 5.000 đồng. Phụ phí sẽ được cộng trực tiếp vào giá cước hiển thị trên biên nhận khi tài xế nhận chuyến xe.

quan ly ung dung goi xe the nao de thi truong on dinh hinh 1

Việc Grab đưa ra hàng loạt lý do để tăng giá cước, đỉnh điểm là phụ phí “thời tiết nắng nóng gay gắt” đã khiến khách hàng và tài xế vô cùng bức xúc. Ảnh: TL

Khi ông lớn xe công nghệ “không còn dễ tính”

Theo Grab, việc tăng phụ phí này nhằm hỗ trợ tài xế hoạt động trong thời tiết nắng nóng gay gắt, giảm phần nào vất vả cho tài xế. Đây cũng là ứng dụng gọi xe đầu tiên áp dụng chính sách này khiến tài xế cũng như khách hàng không khỏi bức xúc và cho rằng Grab thực chất là đang tìm cách “móc túi” khách hàng dưới hình thức hỗ trợ đối tác (tài xế).

Chia sẻ với PV, chú Quang là một tài xế GrabBike đã có thâm niên cho biết, trước đây Grab thực hiện rất nhiều chính sách ưu đãi với khách hàng cũng như tài xế. Tuy nhiên càng về sau này ứng dụng gọi xe này lại “đẻ” ra thêm những chiêu trò oái oăm để tận thu.

Đơn cử như phụ phí “thời tiết nắng nóng gay gắt” với lý do hỗ trợ tài xế nhưng thực chất chỉ là cái cớ để hãng tăng giá cước của khách hàng. Tiền tài xế nhận được chẳng đáng là bao vì tiền phụ phí tăng thêm 5.000 đồng/chuyến lại được cộng dồn vào giá cước và hãng sẽ phân chia lại theo tỷ lệ chiết khấu.

Cùng chung ý kiến với chú Quang, anh Đình Trung - một tài xế GrabBike cho biết, việc thu phụ phí nhằm có thêm thu nhập cho tài xế chỉ là một phần, thực tế Grab cũng đang hưởng 30% từ các phụ phí này. Đây là cách kinh doanh “khôn lỏi”, lấy lý do hỗ trợ tài xế để buộc khách phải trả thêm một khoản nữa.

Tài xế cũng không biết khi nào thời tiết nắng nóng gay gắt và khi nào sẽ được hưởng khoản phụ phí này. Nếu Grab thực sự muốn chia sẻ cùng tài xế cũng như hành khách sau thời gian dài dịch bệnh COVID-19 hoành hành thì cần tính toán lại phương án chiết khấu sẽ thực tế hơn.

Về phía khách hàng, nhiều ý kiến đã bày tỏ sự không đồng tình, phản đối việc tăng giá cước vô lý này. Chị Tâm là một khách hàng thường xuyên chọn Grab để di chuyển cho biết sẽ sử dụng một ứng dụng gọi xe khác và xóa app trên điện thoại.

“Thường xuyên đi xe nên tôi biết Grab tăng giá vào giờ cao điểm, mức giá thậm chí cao gấp rưỡi so với bình thường. Giờ Grab còn thông báo thu phí nắng nóng, khách hàng sẽ phải hiểu thế nào về mức phí này? Ngày nắng tăng phí, ngày mưa liệu có tăng phí và còn lý do nào để Grab tăng nữa”, chị Tâm bức xúc.

Còn theo chị Hoa (trú tại quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội), cước phí Grab giờ quá đắt, nhiều khi còn đắt hơn cả “xe ôm” truyền thống. Việc Grab thu phí nắng nóng càng làm khách hàng bất ngờ hơn vì trước đó đã tăng giá cước với lý do xăng tăng. Giờ còn tăng nữa chứng tỏ đang tận thu khách hàng.

quan ly ung dung goi xe the nao de thi truong on dinh hinh 2

Hình ảnh hàng trăm tài xế đồng loạt căng băng rôn, tắt ứng dụng để phản đối việc Grab tăng giá cước và mức chiết khấu năm 2020. Ảnh: TL

Khách hàng liệu còn là thượng đế...?

Sau khi Công ty TNHH Grab thông báo tăng phụ phí nắng nóng, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người dùng (Bộ Công Thương) đã yêu cầu đơn vị này cung cấp danh mục và làm rõ các loại hình, mức phí và phụ phí hiện nay được cộng trực tiếp vào giá cước hiển thị.

Đồng thời cung cấp thông tin chi tiết về việc áp dụng thu thêm các loại phí và phụ phí hiện nay dựa vào căn cứ, cơ sở và tiêu chí để áp dụng, thời gian áp dụng, việc phân chia lợi nhuận của các loại phí và phụ phí giữa Grab và lái xe cũng như các thông tin, tài liệu liên quan khác.

Trên thị trường ứng dụng gọi xe hiện nay, Grab là đơn vị thu nhiều loại phụ phí nhất, mỗi loại phụ phí có mức giá đến vài ngàn đồng trên mỗi chuyến xe. Nếu cộng tất cả lại sẽ ra con số không hề nhỏ.

Được biết đây không phải là lần đầu tiên Grab có các hoạt động điều chỉnh giá cước, phụ thu các chi phí. Trước đó hồi đầu năm ứng dụng gọi xe này cũng đã điều chỉnh giá cước để bù đắp chi phí vận hành do xăng dầu tăng giá.

Hay cuối năm 2021, đơn vị cũng đã tiến hành thu phụ phí giao nhận hàng hóa và thức ăn vào những ngày có thời tiết xấu như mưa, bão với mức 5.000 đồng/cuốc xe và được cộng trực tiếp vào giá cước. Grab còn áp dụng phụ phí ban đêm cho khung giờ từ 22h hôm trước cho đến 5h59 phút hôm sau, với mức từ 10.000 - 20.000 đồng/cuốc xe, tùy dịch vụ.

Trao đổi với phóng viên, một chuyên gia giao thông bày tỏ, khi vào thị trường Việt Nam, Grab đã thực hiện nhiều chính sách giảm giá với khách hàng, thưởng chuyến cho tài xế để chiếm lĩnh thị phần. Và sau 3 năm thâu tóm Uber, Grab đang ở vị trí thống lĩnh thị trường gọi xe Việt Nam.

Thường xuyên đưa ra các điều chỉnh về giá cước để thêm phụ thu, Grab thực chất là đang tìm cách “móc túi” khách hàng dưới hình thức hỗ trợ đối tác (tài xế). Trong khi đó, hoạt động thu phụ phí của Grab đang khiến cơ quan quản lý lúng túng.

Giữa bối cảnh dịch bệnh, giá xăng dầu tăng cao khiến đời sống người dân khó khăn, Chính phủ và các bộ ngành liên quan đang nỗ lực giảm các loại thuế để kéo giảm giá xăng dầu, triển khai các biện pháp hỗ trợ an sinh xã hội cho người dân thì một doanh nghiệp như Grab lại đưa ra loại phụ phí rất vô lý khiến dư luận bức xúc, vị chuyên gia khẳng định.

Thông tin từ Chủ tịch Hiệp hội Taxi Hà Nội Nguyễn Công Hùng cho biết, với chính sách tăng phụ phí của Grab,  người tiêu dùng sẽ phải chịu thiệt thòi. Với tài xế dù phần trăm vẫn được chia nhưng nhóm đối tác này của Grab cũng phải chịu thiệt vì bản thân họ mới là người đầu tư phương tiện. 

Nhiều chuyên gia kinh tế bày tỏ lo lắng, hiện Grab đã và đang có thể độc quyền dù còn nhiều ứng dụng gọi xe tại thị trường Việt Nam do thị phần chiếm lĩnh rất lớn. Việc phụ thu phí nắng nóng chính là điển hình về sự bất chấp vì ứng dụng gọi xe này đang sở hữu một khối lượng đồ sộ về dữ liệu người dùng.

Do đó các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cần vào cuộc để bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng cũng như tạo sự cạnh tranh bình đẳng đối với thị trường vận tải Việt Nam.

Hoàng Lan

Bình Luận

Tin khác

Vietbank dự kiến chia cổ tức 25% và tăng vốn điều lệ năm thứ 2 liên tiếp

Vietbank dự kiến chia cổ tức 25% và tăng vốn điều lệ năm thứ 2 liên tiếp

(CLO) Theo tài liệu trình họp Đại hội đồng cổ đông 2024, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thương Tín (Upcom: VBB) sẽ trình phương án phân phối lợi nhuận. Theo đó, Vietbank dự kiến chia cổ tức 25%. Đây là một trong những mức chia cổ tức thuộc top đầu trong mùa Đại hội Cổ đông (ĐHCĐ) Ngân hàng năm nay.

Thị trường - Doanh nghiệp
Loạt nhà máy sản xuất ô tô dư thừa “hoang tàn” ở Trung Quốc

Loạt nhà máy sản xuất ô tô dư thừa “hoang tàn” ở Trung Quốc

(CLO) Các nhà sản xuất như BYD, Tesla và Li Auto đang giảm giá để di chuyển ô tô điện của họ. Đối với xe chạy bằng xăng, tình trạng dư thừa nhà máy còn tệ hơn.

Thị trường - Doanh nghiệp
MobiFone 'ẵm' tới 5 giải thưởng, ghi dấu ấn tại Sao Khuê 2024

MobiFone 'ẵm' tới 5 giải thưởng, ghi dấu ấn tại Sao Khuê 2024

(CLO) Tại Lễ vinh danh và trao giải thưởng Sao Khuê năm nay, MobiFone ‘bội thu’ với 5 giải thưởng cho các giải pháp mới thuộc nhiều lĩnh vực: dịch vụ, giải trí, viễn thông, quản trị - điều hành.

Thị trường - Doanh nghiệp
Oxford Economics: Giá lương thực toàn cầu có thể chạm đáy vào năm 2024

Oxford Economics: Giá lương thực toàn cầu có thể chạm đáy vào năm 2024

(CLO) Theo Oxford Economics, giá thực phẩm toàn cầu dự kiến sẽ giảm vào năm 2024, mang lại sự nhẹ nhõm cho người mua sắm.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vàng miếng bị ế, Ngân hàng Nhà nước sẽ đấu thầu liên tục

Vàng miếng bị ế, Ngân hàng Nhà nước sẽ đấu thầu liên tục

(CLO) Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có thông báo sẽ tiếp tục tổ chức đấu thầu vàng miếng SJC vào ngày mai (25/4).

Thị trường - Doanh nghiệp