PGS.TS. Đặng Thị Thu Hương - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội:

Quan trọng nhất trong bối cảnh chuyển đổi số là đội ngũ nhân lực chất lượng cao

Thứ hai, 27/06/2022 09:49 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) “Nếu công nghệ 4.0 kết nối vạn vật thì chính nền tảng KHXH&NV sâu sắc sẽ kết nối con người, kết nối trái tim. Chúng tôi coi cái gốc của đào tạo nghề báo là trang bị cho sinh viên bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức nghề nghiệp trong sáng, phông nền kiến thức sâu sắc, kỹ năng nghiệp vụ thuần thục".

Bài liên quan

PGS.TS. Đặng Thị Thu Hương - Phó Hiệu trưởngTrường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn (KHXH&NV), Đại học Quốc gia Hà Nội đã khẳng định như vậy trong cuộc trao đổi cùng PV Báo Nhà báo & Công luận.

quan trong nhat trong boi canh chuyen doi so la doi ngu nhan luc chat luong cao hinh 1

Rèn luyện kỹ năng làm nghề luôn là ưu tiên số một

+ Công nghệ hiện đại mang đến nhiều thời cơ, nhưng cũng đặt ra không ít thách thức. Bà đánh giá như thế nào về những tác động của chuyển đổi số đến người làm báo và công tác đào tạo báo chí trong giai đoạn hiện nay?

- Tôi cho rằng, chuyển đổi số và cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang biến hệ sinh thái truyền thông truyền thống của thời đại văn minh công nghiệp sang một hệ sinh thái mới của truyền thông thời đại số - thời đại của văn minh trí tuệ.

Vấn đề ứng dụng khoa học, kỹ thuật, đặc biệt là các sản phẩm mang tính công nghệ cao như Internet vạn vật, trí thông minh nhân tạo, công nghệ robot, các hệ thống tích hợp, nhà máy thông minh, giao thông thông minh, phân tích dữ liệu lớn và giáo dục thông minh. Các mô hình về hội tụ công nghệ ra đời và các dòng sản phẩm báo chí kiểu mới cũng dần dần khẳng định vị thế trong các hoạt động báo chí - truyền thông như: Báo chí di động, báo chí dữ liệu, megastory/Longform,...

Các phương tiện truyền thông mới ra đời cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động và cơ cấu của các kênh báo chí - truyền thông. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất trong bối cảnh chuyển đổi số là bài toán về đội ngũ nhân lực chất lượng cao trong ngành báo chí truyền thông.

Đó phải là những nhà báo có khả năng phân tích dữ liệu, biết kiểm soát chặt chẽ đầu vào số liệu, có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông để sáng tạo những tác phẩm báo chí đa phương tiện, báo chí dữ liệu, có khả năng truyền tải trên đa nền tảng thiết bị để phục vụ đa dạng mục đích nhu cầu của công chúng - đặc biệt, công chúng thế hệ số.

Vì thế, việc đào tạo và đào tạo lại đội ngũ nhà báo nhằm đảm bảo tính hội nhập trong xu thế phát triển của khoa học và công nghệ là nhu cầu tất yếu.

+ Để có được đội ngũ nhân lực chất lượng cao trong ngành báo chí truyền thông thì rõ ràng, trách nhiệm rất lớn từ phía các cơ sở đào tạo báo chí trong đó có Trường Đại học KHXH&NV. Nhà trường đã “đón bắt” xu hướng đào tạo như thế nào để đáp ứng tốt nhu cầu nhân lực hiện nay, thưa Phó Hiệu trưởng?

- Đúng vậy. Chúng tôi luôn hiểu những trách nhiệm của mình trong công tác đào tạo, cung ứng nguồn nhân lực cho các cơ quan báo chí. Không giống như đào tạo cử nhân của ngành khoa học xã hội khác, rèn luyện kỹ năng làm nghề luôn là ưu tiên số một trong các trường đào tạo báo chí truyền thông.

Lịch sử đào tạo báo chí truyền thông cho thấy, việc đào tạo phóng viên ban đầu chỉ được thực hiện ở các tòa soạn. Phương pháp cơ bản nhất tại các trường đào tạo báo chí Anh, Mỹ và các nước tiên tiến là yêu cầu sinh viên phải làm những công việc y như họ sẽ làm thật tại tòa soạn.

Chúng tôi là một trong những cơ sở đào tạo báo chí có hệ thống trường quay, phòng dựng, phòng multimedia phục vụ giảng dạy vào loại hiện đại nhất ở Việt Nam hiện nay.

Tại trường, với Trung tâm Nghiệp vụ Báo chí và Truyền thông được đầu tư 2 giai đoạn với tổng trị giá gần 60 tỷ đồng, trong những năm qua, sinh viên báo chí có nhiều điều kiện được học tập, tác nghiệp, rèn nghề trong môi trường rất năng động. Đây là cơ hội thuận lợi, tạo đà cho trường ĐH KHXH&NV có bước phát triển mới trong việc áp dụng mô hình “tòa soạn thu nhỏ”, “đài PT-TH thu nhỏ” ngay tại cơ sở đào tạo. 

Bên cạnh đó, trong bối cảnh bùng nổ truyền thông, giảng dạy về truyền thông mới, truyền thông hội tụ và đa phương tiện, truyền thông xã hội, về sự phát triển của báo chí hiện đại trong môi trường truyền thông mới,… là nội dung quan trọng được giảng dạy tại Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông với nhiều học phần mới như Báo chí trên điện thoại di động, Báo chí Dữ liệu, Đồ họa và thiết kế ấn phẩm báo chí truyền thông, Thiết kế tương tác và animation đa phương tiện, Tổ chức nội dung và sáng tạo siêu tác phẩm báo chí, Đưa tin trong tình huống khẩn cấp,… và các lĩnh vực báo chí chuyên biệt khác.

Tất nhiên, quan điểm của Nhà trường là luôn lắng nghe nhu cầu của xã hội, nhưng chọn lọc chứ không chạy theo xu hướng, thị hiếu.

quan trong nhat trong boi canh chuyen doi so la doi ngu nhan luc chat luong cao hinh 2

Báo chí kết nối giá trị nhân văn, kết nối trái tim

+ Trong câu chuyện về nguồn nhân lực đào tạo trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay, vẫn còn đó những trăn trở về câu chuyện đạo đức người làm báo. Ở góc độ đào tạo, quan điểm của bà như thế nào về vấn đề này?

- Tôi cho rằng, làm báo không chỉ là một nghề đơn thuần, mà còn làmột sứ mệnh. Trong bối cảnh hiện nay, báo chí, nhà báo phải hoạt động vì cuộc sống, vì lợi ích của đại bộ phận công chúng trong xã hội, nên luôn phải hướng tới những giá trị chân, thiện, mỹ đích thực.

Tuy vậy trên thực tế, vì cạnh tranh thông tin, vì mục đích kiếm tiền, có không ít nhà báo, tờ báo không còn chú trọng đến đạo đức nghề nghiệp, phẩm giá của người cầm bút.

Cho nên, với cơ sở đào tạo báo chí như chúng tôi đã  luôn xác định, nhiệm vụ hàng đầu là phải trang bị kiến thức nền tảng vững chắc để người làm báo có bản lĩnh nhận diện thấu đáo vấn đề và truyền tải thông tin đến công chúng một cách nhân văn nhất. Nếu công nghệ 4.0 kết nối vạn vật thì chính nền tảng khoa học xã hội và nhân văn sâu sắc sẽ kết nối con người, kết nối trái tim.

Chúng tôi coi cái gốc của đào tạo nghề báo là trang bị cho sinh viên bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức nghề nghiệp trong sáng, phông nền kiến thức sâu sắc và kỹ năng nghiệp vụ thuần thục.

Chúng tôi muốn sinh viên của mình sau này ra trường là những người đưa tin nhanh nhưng phải đưa tin có trách nhiệm, có kiểm chứng, có nhiều bài viết đi vào lòng người với chiều sâu văn hóa và sự hiểu biết xã hội toàn diện.

+  Vậy thưa bà, để việc đào tạo những nhà báo vừa tinh thông nghiệp vụ trong kỷ nguyên số vừa giữ vững đạo đức nghề nghiệp, hướng đến những tác phẩm báo chí nhân văn thì công tác đào tạo nên có định hướng như thế nào?

- Tôi muốn nhấn mạnh rằng dù chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ như thế nào nhưng trách nhiệm xã hội và đạo đức nghề nghiệp luôn phải được đề cao, thậm chí là còn cần chú trọng hơn nhiều. Bởi vì những thách thức, rủi ro trong kỷ nguyên số (tin giả, thông tin sai lệch, sự lũng đoạn, sự bùng nổ quá nhiều dẫn đến hỗn loạnthông tin) cũng đang diễn ra phức tạp.

Do đó, nhà báo phải được đào tạo tinh thần nhân văn, năng lực số, nắm bắt xu hướng, nhưng biết dẫn dắt thông tin một cách lành mạnh, cân bằng, bền vững cho xã hội, cộng đồng, quốc gia.

Trên quan điểm đó, tôi cho rằng, với các cơ sở đào tạo báo chí truyền thông cần đưa nội dung về “Pháp luật và Đạo đức báo chí truyền thông” trở thành học phần bắt buộc trong khung chương trình đào tạo, đặc biệt ở bậc cử nhân và thạc sỹ báo chí; cần gia tăng thời lượng thích đáng cho học phần này, đồng thời, nâng cao chất lượng, đổi mới phương pháp giảng dạy…

Cùng với các quy định pháp luật, đạo đức nghề nghiệp được coi là cơ sở  nền tảng để hình thành nền báo chí nhân văn. Đặc biệt, trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, trước sự nở rộ của các phương tiện truyền thông mới, người làm báo càng cần nhận diện rõ, biết cách đối mặt thách thức để giữ vững đạo đức nghề nghiệp, bảo đảm tính chuẩn mực và giá trị của nền báo chí Việt Nam chuyên nghiệp, hiện đại, nhân văn.

Do đó, tôi cho rằng, các trường đào tạo báo chí truyền thông và các Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí của Hội Nhà báo Việt Nam, của Thông tấn xã Việt Nam,... cũng như Trường đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý thông tin và truyền thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) cần xây dựng các chương trình tập huấn ngắn hạn về nâng cao kiến thức pháp luật và đạo đức báo chí truyền thông bên cạnh các khóa tập huấn nghiệp vụ…

+ Xin trân trọng cảm ơn bà!

An Vinh (Thực hiện)

Bình Luận

Tin khác

MV “Going Home” sẽ lan tỏa giá trị lịch sử, văn hóa, vẻ đẹp con người Việt Nam

MV “Going Home” sẽ lan tỏa giá trị lịch sử, văn hóa, vẻ đẹp con người Việt Nam

(CLO) Chiều 19/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam tổ chức ra mắt MV “Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt. Trong MV, nghệ sĩ Kenny G trình diễn ca khúc Going Home tại các địa danh nổi tiếng Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Nghề báo
Giải thưởng Sáng tạo nội dung số Việt Nam 2024 có nhiều điểm mới hấp dẫn hơn

Giải thưởng Sáng tạo nội dung số Việt Nam 2024 có nhiều điểm mới hấp dẫn hơn

(CLO) Ngày 19/4, Hội Truyền thông số Việt Nam tổ chức phát động Giải thưởng Sáng tạo nội dung số Việt Nam mùa thứ 2 (VCA 2024). Giải thưởng năm nay có những điểm mới trong thể lệ dự thi, trong khâu tổ chức chấm giải và đặc biệt là có thêm hạng mục giải thưởng do cộng đồng bình chọn trực tuyến.

Nghề báo
Cần Thơ sửa đổi nội dung quy chế tổ chức họp báo để phù hợp với quy định pháp luật

Cần Thơ sửa đổi nội dung quy chế tổ chức họp báo để phù hợp với quy định pháp luật

(CLO) Ông Huỳnh Hoàng Mến, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) TP Cần Thơ cho biết sẽ: "Sở sẽ có văn bản tham mưu UBND TP để ban hành lại quy chế họp báo theo đúng trình tự thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đồng thời sửa đổi một số nội dung cho phù hợp".

Nghề báo
Trường Sa: Chuyến tác nghiệp hạnh phúc!

Trường Sa: Chuyến tác nghiệp hạnh phúc!

(CLO) Tham gia Đoàn công tác số 6/2024 thăm quần đảo Trường Sa, Nhà giàn DK-I, các phóng viên báo chí đã có một tuần trải nghiệm, tác nghiệp vất vả nhưng hạnh phúc giữa trùng khơi sóng vỗ...

Nghề báo
Hơn 250 phóng viên, nhà báo tác nghiệp tại Lễ hội Đền Hùng 2024

Hơn 250 phóng viên, nhà báo tác nghiệp tại Lễ hội Đền Hùng 2024

(CLO) Theo thống kê của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Phú Thọ, Sở này đã đón tiếp, cấp thẻ, hỗ trợ tác nghiệp cho 251 phóng viên thuộc 66 cơ quan báo chí của Trung ương và địa phương trong dịp Lễ hội Đền Hùng năm 2024.

Nghề báo