Quảng Nam: Chùa Giác Nguyên - Dấu ấn đời sống văn hóa tâm linh tại huyện Thăng Bình

Thứ hai, 27/07/2020 09:33 AM - 0 Trả lời

(CLO) Được sự chấp thuận của các cấp lãnh đạo chính quyền và sự đồng thuận của các cấp Giáo hội Phật giáo, năm 2012 Chùa Giác Nguyên tiến hành lễ khởi công Đại trùng tu xây dựng mới một số hạng mục. Trải qua 8 năm xây dựng, công trình đã hoàn thành với tổng kinh phí xây dựng khoảng 20 tỷ đồng.  

Chùa Giác Nguyên tọa lạc tại thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam được thành lập vào năm 1935. Trước đó, chùa có tên là Long Hội Tự xây dựng trên mảnh đất rộng, với diện tích khoảng 15.000m2. nằm ở bờ phía Nam Bầu Hà Lam, thuộc Phủ Thăng Bình.

Ngôi chùa Giác Nguyên trước khi đại trùng tu.

Ngôi chùa Giác Nguyên trước khi đại trùng tu.

Sau nhiều biến cố và ảnh hưởng của các cuộc chiến tranh. Trong giai đoạn 1945, chùa được trùng tu lần thứ nhất và làm nơi đặt trụ sở Hội An Nam Phật học thuộc Tổng Hội Phật giáo Trung phần. Năm 1969, chùa được di dời về khu đất mới thuộc bờ phía Bắc Bầu Hà Lam đổi tên thành chùa Giác Nguyên.

Ngôi Chánh điện được trùng tu lần thứ 2 theo hướng Đông Nam, nay là số 42 đường Nguyễn Văn Trỗi, tổ 4, thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình. Chùa Giác Nguyên còn là nơi mở Trường Bồ đề với 5 lớp dạy cho các em nhỏ. Đặc biệt, chùa là nơi đặt Trụ sở văn phòng giáo hội huyện Thăng Bình qua các thời kỳ, tại đây thường xuyên diễn ra những sự kiện trọng đại của Giáo hội.

Chùa Giác Nguyên dấu ấn đời sống văn hóa tâm linh của người dân huyện Thăng Bình, Quảng Nam.

Chùa Giác Nguyên dấu ấn đời sống văn hóa tâm linh của người dân huyện Thăng Bình, Quảng Nam.

Vào ngày 24/5/2012 (nhằm ngày mùng 4 tháng 4 nhuận năm Canh Thìn), nhận được chấp thuận của các cấp lãnh đạo chính quyền và sự đồng thuận của các cấp Giáo hội Phật giáo chùa Giác Nguyên chính thức đặt viên đá đầu tiên khởi công đại trùng tu lần thứ 3.

Theo Đại Đức Thích Tánh Thông – UV BTS GHPGVN tỉnh Quảng Nam, Phó ban Thường trực BTS Phật giáo huyện Thăng Bình, Trụ trì chùa Giác Nguyên cho biết, qua 8 năm trùng tu xây dựng, đến nay, cơ bản đã hoàn thành gồm các hạng mục công trình như: Chánh điện, giảng đường, nhà Tăng, nhà Tổ, các công trình phụ trợ, cũng như tường rào cổng tam quan… với tổng kinh phí gần 20 tỷ đồng.

Cũng theo vị chủ trì chùa Giác Nguyên cho biết, nhân ngày húy nhật lần thứ 5 của Hòa thượng Tôn sư Thích Thiện Tánh viên tịch, chúng tôi tổ chức đại lễ khánh thành để tạ ơn lên Tam bảo chứng minh gia hộ cho Phật sự trọng đại này đã thành tựu viên mãn. Đại lễ khánh thành chính thức được diễn ra vào lúc 8 giờ 30 ngày 02/8/2020 (13/6 Canh Tý) có sự quang lâm chứng minh của chư Tôn giáo phẩm lãnh đạo Giáo hội các cấp cũng như sự tham dự của chính quyền địa phương sở tại và Phật tử các giới…”

Hình ảnh chùa Giác Nguyên sau 8 năm trùng tu nhiều hạng mục.

Hình ảnh chùa Giác Nguyên sau 8 năm trùng tu nhiều hạng mục.

Đại lễ khánh thành chùa Giác Nguyên sẽ được tổ chức trong 2 ngày mùng 1 và 2/8/2020 (nhằm ngày 12,13/6 Canh Tý), với nhiều chương trình ý nghĩa như: Thuyết pháp, cầu siêu chư hương linh tiền bối hữu công, đốt nến tưởng niệm Tôn sư, trai Tăng cúng dường, chẩn tế âm linh cô hồn nguyện cầu âm siêu dương thới…

Được biết, Chùa Giác Nguyên là trung tâm tu học của Phật giáo Thăng Bình. Nơi đây luôn diễn ra các sự kiện trọng đại của Phật giáo huyện, chùa thường xuyên tổ chức phát và trao tặng quà từ thiện tại địa phương cũng như các huyện thị lân cận trên tinh thần Từ bi của Đức Phật, đem đạo vào đời.

 

Trần Hậu

Tin khác

Bảo tàng tỉnh Gia Lai tiếp nhận hơn 200 kỷ vật của Anh hùng Núp

Bảo tàng tỉnh Gia Lai tiếp nhận hơn 200 kỷ vật của Anh hùng Núp

(CLO) Việc trao tặng những kỷ vật của Anh hùng Núp cho Bảo tàng tỉnh Gia Lai với mong muốn lan tỏa những câu chuyện vô cùng thú vị về một người con ưu tú của các dân tộc Tây Nguyên.

Đời sống văn hóa
Chiêm ngưỡng bức tranh panorama tái hiện sinh động, hào hùng về chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiêm ngưỡng bức tranh panorama tái hiện sinh động, hào hùng về chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) Bức tranh panorama được vẽ bằng chất liệu sơn dầu với chiều dài 132m, cao 20,5 m, đường kính 42 m (tổng diện tích 3.225 m2) đã tái hiện hoàn toàn chiến dịch Điện Biên Phủ hào hùng, đầy máu xương mà ông cha đã hi sinh để giành lại độc lập dân tộc.

Đời sống văn hóa
Khẳng định công lao của Giáo sư Đào Duy Anh đối với cách mạng và nền học thuật Việt Nam

Khẳng định công lao của Giáo sư Đào Duy Anh đối với cách mạng và nền học thuật Việt Nam

(CLO) Ngày 28/4, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam phối hợp cùng Trung tâm Hoạt động Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám tổ chức Hội thảo “Giáo sư Đào Duy Anh: Từ chiến sĩ cách mạng đến học giả uyên bác” nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Giáo sư Đào Duy Anh (1904 - 2024).

Đời sống văn hóa
Quân dân cả nước và bạn bè quốc tế đồng lòng chung sức với chiến sĩ Điện Biên

Quân dân cả nước và bạn bè quốc tế đồng lòng chung sức với chiến sĩ Điện Biên

( CLO) Khi Chiến dịch Điện Biên Phủ bước vào giai đoạn then chốt, Trung ương Đảng quyết tâm giành toàn thắng, đã động viên quân dân toàn quốc cùng nỗ lực hết sức để hỗ trợ cho các chiến sĩ, đảm bảo cung cấp đầy đủ cho đồng đội trên tiền tuyến và phối hợp chiến đấu với chiến trường Điện Biên Phủ.

Đời sống văn hóa
Du khách mãn nhãn với màn pháo hoa khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024

Du khách mãn nhãn với màn pháo hoa khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024

(CLO) Tối ngày 27/4, chương trình bắn pháo hoa tại Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn (Thanh Hóa) đã diễn ra khiến nhiều người dân hò reo, dùng điện thoại ghi lại những khoảnh khắc đẹp của màn pháo hoa nghệ thuật.

Đời sống văn hóa