Quảng Trị: UBND xã Hải Thọ cưỡng chế, phá dỡ công trình vi phạm sai quy trình!

Thứ bảy, 29/02/2020 11:00 AM - 0 Trả lời

CLO) Thay vì xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, lãnh đạo UBND xã Hải Thọ lại kéo nhau đến đập phá tài sản của người dân vào đúng ngày 28 Tết Nguyên đán, mà không hề lập biên bản, thông báo cưỡng chế, phá dỡ công trình.

Phóng viên làm việc với ông Nguyễn Dư Thụy (áo trắng), Bí thư xã Hải Thọ.

Phóng viên làm việc với ông Nguyễn Dư Thụy (áo trắng), Bí thư xã Hải Thọ.

Trong đơn gửi tòa soạn, bà Kiều cho biết, năm 2000 bà và nhiều hộ dân khác có mua đất của ông Trần Văn Cúc ở thôn 4 xã Hải Thọ, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị để làm ăn sinh sống. Sau đó, bà có dựng mái che để đặt lò nấu tinh dầu tràm nhưng bị lãnh đạo xã Hải Thọ đến đập phá.

Tìm hiểu nguồn gốc sử dụng đất của bà Kiều được biết, năm 1985 ông Cúc canh tác thửa đất ở thôn 4 xã Hải Thọ, sau đó ông đã liên tục sản xuất nông nghiệp, nuôi cá và xây 2 căn nhà trên thửa đất đó (hiện nay ông đã cho con). Năm 2000 ông đã phân lô và bán nền cho nhiều hộ dân khác trong đó có hộ của bà Kiều, ở thửa đất nói trên (bằng giấy viết tay)".

Năm 2018 bà Trương Thị Kiều có viết đơn xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) thì được ông Phan Minh, Chủ tịch UBND xã Hải Thọ trả lời: “Thửa đất nói trên không phải là đất của gia đình ông Cúc tự canh tác, nên bà Kiều không đủ điều kiện để cấp sổ đỏ”.

Cuối năm 2019 bà Kiều tự đổ đất để san lấp thửa đất nói trên và dựng tạm mái che để đặt lò nấu tinh dầu tràm. Tuy nhiên, sau khi công trình dựng lên, ngày 22/1/2020 (tức ngày 28 Tết nguyên đán) ông Nguyễn Dư Thụy (Bí thư xã Hải Thọ), ông Phan Minh, cùng nhiều cán bộ xã Hải Thọ đã đến đập phá và xô đổ mái che bằng tôn và sắt của bà Kiều. Tài sản bị thiệt hại hơn 40 triệu đồng. Nghiêm trọng hơn, trước khi đến đập phá công trình, UBND xã Hải Thọ không hề có thông báo cho người dân biết trước sự việc.

Lãnh đạo cùng nhiều cán bộ xã Hải Thọ đến đập phá tài sản của bà Kiều.

Lãnh đạo cùng nhiều cán bộ xã Hải Thọ đến đập phá tài sản của bà Kiều.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Dư Thụy, Bí thư xã Hải Thọ cho biết: “Đúng hôm 22/1 tôi và anh em cán bộ xã có đến cưỡng chế và xô đổ mái che của bà Kiều và trước khi đập phá không có quyết định cưỡng chế”.

Ông Thụy cũng thừa nhận khi cưỡng chế tài sản của người dân như vậy là chưa đúng trình tự thủ tục, nhưng do cận Tết Nguyên đán quá cho nên xã phải thi hành.

Còn ông Phan Minh, Chủ tịch xã Hải Thọ lại cho rằng: “Thửa đất nói trên không phải đất của ông Cúc canh tác mà đất này do UBND xã Hải Thọ quản lý".

Ngoài ra, vị này cũng cũng thừa nhận xã đã buông lỏng trong quản lý đất đai, nên để người dân lấn chiếm đất của nhà nước quản lý để canh tác sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt, là để 2 người con của ông Cúc và bà Phạm Thị Gái (người mua đất của ông Cúc năm 2000) xây được 3 căn nhà trên thửa đất do nhà nước quản lý".

Vì sao thửa đất nói trên do UBND xã quản lý nhưng lại có 3 căn nhà của người dân xây dựng trên thửa đất đó mà xã không hề hay biết và không cưỡng chế? Thêm vào đó, khi dự án mở rộng tuyến đường Ngô Quyền (năm 2018) đi qua thửa đất nói trên, thì xã Hải Thọ lại xác nhận đất do ông Cúc tự canh tác, sử dụng ổn định sau năm 1985, không tranh chấp để ông Cúc nhận tiền đền bù của nhà nước về đất và tài sản trên đất?

Trước câu hỏi trên, ông Chủ tịch xã Hải Thọ bao biện: "Hỏi khó thế thì tôi cũng chịu, không trả lời được"(!). 

Bà Kiều chỉ tài sản của bà bị chính quyền xã Hải Thọ đập phá, xô đổ xuống ao.

Bà Kiều chỉ tài sản của bà bị chính quyền xã Hải Thọ đập phá, xô đổ xuống ao.

Rõ ràng, việc lãnh đạo xã Hải Thọ tự đập phá tài sản của người dân mà không tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính, không có quyết định đình chỉ thi công xây dựng công trình vi phạm và không có quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình là sai quy định của pháp luật.

Trước sự việc trên, đề nghị cơ quan chức năng huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị vào cuộc, xác minh làm rõ và xử lí dứt điểm vụ việc.

Báo Nhà báo và Công luận sẽ tiếp tục thông tin./.

Cái Văn Long

Tin khác

Tiên Lãng (Hải Phòng): Bất cập trong việc quản lý và sử dụng SVĐ huyện sau 16 năm 'xã hội hóa'?

Tiên Lãng (Hải Phòng): Bất cập trong việc quản lý và sử dụng SVĐ huyện sau 16 năm 'xã hội hóa'?

(CLO) Ngày 31/7/2008, Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Tiên Lãng, Thành phố Hải phòng đã ban hành Quyết định số 1214/QĐ-UBND về việc cho thuê các ki ốt khán đài sân vận động huyện... Tuy nhiên, sau 16 năm thực hiện chính sách “xã hội hóa”, vẫn còn một số bất cập cần được làm rõ và khắc phục.

Điều tra
Kon Tum: Vì sao doanh thu của Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai 'nhảy múa' theo từng gói thầu?

Kon Tum: Vì sao doanh thu của Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai 'nhảy múa' theo từng gói thầu?

(CLO) Ở mỗi gói thầu tham dự khác nhau, Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai lại thể hiện một hồ sơ năng lực với doanh thu khác nhau?

Điều tra
Thu hồi quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh

Thu hồi quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh

(CLO) Ngay sau phản ánh của báo Nhà báo & Công luận, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 đã ban hành quyết định thu hồi Quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp, phụ cấp hàng tháng đối với ông Nguyễn Văn Nam.

Điều tra
Doanh nghiệp 'quen mặt' và những gói thầu trúng “sát giá” tại BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm?

Doanh nghiệp 'quen mặt' và những gói thầu trúng “sát giá” tại BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm?

(CLO) Thời gian gần đây, ông Nguyễn Minh An - Giám đốc BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội đã ký hàng loạt gói thầu có tổng trị giá lên đến hàng trăm tỉ đồng.

Điều tra
Quán bar Aplus ngang nhiên kinh doanh 'bóng cười'?

Quán bar Aplus ngang nhiên kinh doanh "bóng cười"?

(CLO) Mặc dù từng bị xử phạt do kinh doanh quá giờ quy định, thế nhưng quán bar Aplus có địa chỉ tại số 78 Yên Phụ, phường Nguyễn Trung Trực (quận Ba Đình, Hà Nội) không những không tuân thủ theo các quy định của pháp luật mà còn tiếp tục tái diễn, ngang nhiên kinh doanh “bóng cười”….

Điều tra