Quy định mới về dạy thêm, học thêm để hướng tới một nền giáo dục tốt đẹp

Thứ hai, 10/02/2025 18:58 PM - 0 Trả lời

(CLO) Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng cho rằng, “Quy định dạy thêm, học thêm đang hướng tới là vì một nền giáo dục với những giá trị tốt đẹp. Do vậy, dù bước đầu khó khăn song mong rằng sẽ có sự đồng lòng, quyết tâm trong triển khai Thông tư này”

Ngày 10/2, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo – ông Phạm Ngọc Thưởng đã có những chia sẻ liên quan đến Thông tư 29 quy định về dạy thêm, học thêm.

Được biết, ngày 30/12/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm (Thông tư 29). Thông tư này thay thế Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16/5/2012. Trước thời điểm Thông tư 29 chính thức có hiệu lực, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phạm Ngọc Thưởng đã nhấn mạnh đến ý nghĩa tích cực của Thông tư 29.

quy dinh moi ve day them hoc them de huong toi mot nen giao duc tot dep hinh 1

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng cho rằng, “Quy định dạy thêm, học thêm đang hướng tới là vì một nền giáo dục với những giá trị tốt đẹp. Do vậy, dù bước đầu khó khăn song mong rằng sẽ có sự đồng lòng, quyết tâm trong triển khai Thông tư này”.

Nguyên tắc quản lý dạy thêm học thêm

Thưa Thứ trưởng, Thông tư 29 quy định về dạy thêm, học thêm được Bộ GD&ĐT ban hành và ngày 14/2/2025 sẽ chính thức có hiệu lực. Với một vấn đề được xã hội quan tâm như “dạy thêm, học thêm”, Bộ GD&ĐT đã xây dựng và ban hành Thông tư 29 dựa trên những quan điểm, nguyên tắc nào?

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng: Từ năm 2012 đến 2024, quy định dạy thêm học thêm được thực hiện theo Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16/5/2012 và Quyết định số 2499/QĐ-BGDĐT ngày 26/8/2019 bãi bỏ một số nội dung của Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 26/8/2019.

Hoạt động dạy thêm, học thêm là hoạt động phức tạp, phạm vi cả trong và ngoài nhà trường; nhu cầu lớn trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển nên văn bản đã tồn tại được hơn một thập kỷ chưa đủ chế tài quản lý. Ngày 10/01/2024, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản số 41/TTg-QHĐP giao Bộ GD&ĐT xây dựng và ban hành Thông tư thay thế Thông tư số 17 về dạy thêm, học thêm.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng và yêu cầu thực tế, Bộ GD&ĐT đã nghiên cứu và ban hành Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT ngày 30/12/2024 quy định về dạy thêm, học thêm. Thông tư quy định về dạy thêm, học thêm được xây dựng lần này với 5 quan điểm và nguyên tắc.

Thứ nhất, để thực hiện Luật Giáo dục năm 2019, các quy định của pháp luật khác có liên quan và phù hợp với tình hình thực tiễn tại các địa phương trong công tác quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm. Đồng thời thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 41/TTg-QHĐP ngày 10/01/2024.

Thứ hai, quản lý các hoạt động dạy thêm, học thêm, chứ “không cấm”. Quy định rõ những hoạt động dạy thêm, học thêm nào đúng quy định; hoạt động nào không đúng quy định để chính quyền các cấp, các tổ chức cá nhân và toàn xã hội tham gia giám sát, kiểm tra, thanh tra trong quá trình tổ chức thực hiện, vì vậy Thông tư lần này đã bổ sung các các lực lượng (chính quyền các cấp, tổ chức cá nhân có liên quan) cùng tham gia quản lý hoạt động này.

Thứ ba, việc tổ chức dạy thêm, học thêm phải bảo đảm không ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện chương trình giáo dục của nhà trường; không ảnh hưởng tới việc thực hiện chương trình môn học của giáo viên.

Thứ tư, tổ chức dạy thêm, học thêm phải bảo đảm lợi ích của học sinh, không ép buộc; giữ gìn hình ảnh và sự tôn nghiêm của nhà giáo.

Thứ năm, dạy thêm, học thêm phải phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã thay đổi căn bản từ chương trình định hướng nội dung sang chương trình định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

Hình thành phẩm chất, năng lực qua cả quá trình học và hoạt động giáo dục. Học sinh được phát huy tính chủ động, sáng tạo, giáo viên đóng vai trò là người tổ chức, kiểm tra, định hướng; hình thức tổ chức dạy học được đa dạng hóa, ứng dụng công nghệ tiên tiến.

Phương thức thi, kiểm tra đánh giá chất lượng đã được chuyển dần từ đánh giá kiến thức sang đánh giá năng lực, phẩm chất của người học; đo lường được sự tiến bộ của học sinh trong quá trình học tập và mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của các môn học, hoạt động giáo dục, bảo đảm độ tin cậy, công bằng, khách quan. Hình thành phương pháp, thói quen, khả năng tự học của học sinh.

Nhiều điểm mới trong quản lý dạy thêm học thêm

Vậy đâu là những điểm mới của Thông tư quy định dạy thêm, học thêm để có thể đảm bảo được các quan điểm, nguyên tắc như trên, thưa Thứ trưởng?

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng: Thông tư mới quy định không dạy thêm, học thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống; không dạy thêm đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.

Việc dạy thêm, học thêm trong nhà trường không được thu tiền của học sinh và chỉ dành cho 3 đối tượng, là những đối tượng thuộc trách nhiệm của nhà trường: Học sinh có kết quả học tập môn học cuối học kì liền kề ở mức chưa đạt; học sinh được nhà trường lựa chọn để bồi dưỡng học sinh giỏi và học sinh lớp cuối cấp tự nguyện đăng ký ôn thi tuyển sinh, ôn thi tốt nghiệp theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Các trường phổ thông hiện nay đang áp dụng chương trình giáo dục phổ thông 2018, Bộ GD&ĐT đã quy định cụ thể số tiết/môn, đưa ra các yêu cầu cần đạt với từng môn học vừa sức với học sinh.

Bộ GD&ĐT cũng giao cho các trường quyền tự chủ xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường đảm bảo hiệu quả và thầy cô giáo chú trọng đổi mới phương pháp dạy học nhằm đạt mục tiêu của chương trình là phát triển năng lực học sinh. Như vậy về mặt nguyên tắc, nhà trường, thầy cô thực hiện đúng giờ học theo quy định đã đảm bảo cho học sinh lượng kiến thức và đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình.

Quan điểm của Bộ GD&ĐT là hướng tới các trường không có học thêm, dạy thêm. Thay vào đó, sau giờ học các môn học theo chương trình, học sinh có thời gian, không gian để tham gia các hoạt động vui chơi, thể thao, mỹ thuật, âm nhạc…

Để thời gian trong trường phổ thông không chỉ là thời gian hướng học kiến thức mà còn là thời gian để học sinh phát triển toàn diện về nhân cách, lối sống, ý thức trách nhiệm và khả năng hòa nhập với xã hội, rèn luyện khả năng giải quyết vấn đề. Các thầy cô, các nhà làm giáo dục và toàn xã hội đều thống nhất điều này; học sinh không phải học thêm quá nhiều gây áp lực, mệt mỏi không cần thiết, để mỗi ngày đến trường là một ngày vui.

Đối với quy định dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường, Thông tư mới quy định: tổ chức cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm có thu tiền của học sinh phải thực hiện đúng các quy định về pháp luật liên quan (đăng ký kinh doanh, khai báo hoạt động, cung cấp thông tin liên quan với chính quyền địa phương theo quy định của pháp luật); giáo viên đang dạy học tại các trường không được dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền đối với học sinh của mình trên lớp…

Quy định mới nhằm đảm bảo quyền lợi cho học sinh, tránh việc giáo viên “kéo” học sinh trên lớp ra ngoài để dạy thêm.

Nếu không thuộc đối tượng cần học thêm trong nhà trường, học sinh có nguyện vọng học thêm ở ngoài là hoàn toàn tự nguyện. Học để giỏi hơn, phát triển bản thân hơn là nguyện vọng chính đáng do đó Bộ GD&ĐT không cấm, tuy nhiên tổ chức, cá nhân đã dạy thêm phải đăng ký kinh doanh và phải công khai địa điểm, môn học, thời lượng học, kinh phí... và phải thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về thời giờ làm việc, thời gian làm việc, an toàn, an ninh...

quy dinh moi ve day them hoc them de huong toi mot nen giao duc tot dep hinh 2

Thi cử nặng nề khiến dạy thêm học thêm tràn lan (ảnh minh họa - Quang Hùng).

Tác động tích cực đến việc dạy và học

Thông tư quy định dạy thêm, học thêm với các quy định mới “đột phá” nhận được đánh giá tích cực từ xã hội, tuy nhiên trước thời điểm chính thức thực hiện cũng có những lúng túng trong việc triển khai. Thứ trưởng chia sẻ gì trách nhiệm của các bên trong triển khai thực hiện Thông tư này?

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng: Như tôi đã trao đổi ở trên, việc ban hành Thông tư quy định dạy thêm, học thêm là để phù hợp với rất nhiều các chính sách, quy định hiện hành và phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

Cho đến thời điểm này, qua theo dõi dư luận, các quy định của Thông tư nhận được sự đồng tình từ xã hội. Như vậy, tổng thể để quản lý một vấn đề “lớn, khó” như dạy thêm, học thêm đã được thể hiện thông qua các quy định của Thông tư 29. Bây giờ là quá trình thực hiện, trong đó “hiểu, làm đúng trách nhiệm của các bên” là yếu tố quyết định để Thông tư 29 thực sự đi vào cuộc sống.

Về phía Bộ GD&ĐT sau khi ban hành Thông tư 29 và sau Công điện của Thủ tướng Chính phủ ngày 7/2/2025 về tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông và quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm, Bộ sẽ tiếp tục có các văn bản đôn đốc, chỉ đạo tiếp theo để các Sở GD&ĐT tham mưu và ban hành các hướng dẫn thực hiện tại địa phương.

Về phía UBND các tỉnh cần chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác truyền thông, tổ chức các hội nghị triển khai chuyên đề để phổ biến, hướng dẫn đến các đối tượng liên quan để thống nhất trong tổ chức triển khai thực hiện đúng các quy định; triển khai thực hiện hiệu quả trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục và các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 10/CĐ-TTg ngày 07/02/2025 về tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh trung học cơ sở, tuyển sinh trung học phổ thông và quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm thuộc thẩm quyền trách nhiệm của UBND tỉnh/Chủ tịch UBND tỉnh theo quy định[1]; theo đó, TTgCP yêu cầu Chủ tịch UBND: Chỉ đạo các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn thực hiện nghiêm quy định về dạy thêm, học thêm;

Xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm quy định;

Kịp thời phát hiện, tuyên dương, khen thưởng, nhân rộng những tấm gương của tập thể, cá nhân tận tụy, tâm huyết, hết lòng vì học sinh. Hỗ trợ kinh phí phù hợp cho các nhà trường để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

Về phía các Sở GD&ĐT, chúng tôi được biết hiện nhiều Sở GD&ĐT đã ban hành hướng dẫn thực hiện Thông tư 29 và đã tham mưu cho địa phương ban hành các chính sách hỗ trợ phù hợp cho phát triển giáo dục và đào tạo. Đề nghị các Sở GD&ĐT tiếp tục quan tâm và sớm ban hành hướng dẫn, tham mưu phù hợp với địa phương.

Đối với các nhà trường và thầy cô, trách nhiệm của chúng ta là dạy học để học sinh hình thành phẩm chất, năng lực, đáp ứng chuẩn đầu ra; việc ra đề kiểm tra, đánh giá cũng đảm bảo đúng, đủ với những yêu cầu cần đạt của chương trình.

Với những học sinh thực sự còn đang yếu kém, còn đang lúng túng chuẩn bị cho các kỳ thi chuyển cấp, kỳ thi tốt nghiệp THPT thì trách nhiệm của nhà trường, giáo viên là bổ trợ cho các em. Khi chúng ta xác định được trách nhiệm như vậy những vấn đề khác sẽ không còn nặng nề.

Những ngày qua, cũng có những ý kiến cho rằng, không dạy thêm giảm thu nhập của giáo viên. Chúng ta đều biết rằng, có rất nhiều giáo viên như giáo viên mầm non, giáo viên vùng sâu vùng xa, giáo viên nhiều bộ môn… họ không dạy thêm nhưng vẫn tâm huyết, say sưa với nghề.

Tôi muốn chia sẻ thêm, thời gian qua khi dạy thêm, học thêm xuất hiện một vài yếu tố tiêu cực, không ít thầy cô giáo tốt cũng phải chịu mang tiếng, tổn thương, do đó quy định mới lần này còn là hướng tới “bảo vệ sự tôn nghiêm của nghề giáo”.

Thay đổi, đổi mới bao giờ cũng khó khăn, khó tiếp nhận. Nhưng những gì Thông tư quy định dạy thêm, học thêm đang hướng tới là vì một nền giáo dục với những giá trị tốt đẹp. Do vậy, dù bước đầu khó khăn song tôi mong rằng sẽ có sự đồng lòng, quyết tâm trong triển khai Thông tư này. Bộ GD&ĐT sẽ sát sao cùng địa phương, nhà trường, thầy cô trong quá trình thực hiện.

Đối với phụ huynh học sinh và xã hội: Đối với lĩnh vực giáo dục nói chung và vấn đề chúng ta đang bàn tới là dạy thêm, học thêm nói riêng, chỉ nỗ lực của ngành Giáo dục là chưa đủ, còn rất cần sự thấu hiểu, vào cuộc, giám sát của phụ huynh và xã hội.

Khi phụ huynh vẫn còn nặng nề về thành tích học tập của con, còn chưa yên tâm chỉ vì con không đi học thêm, còn chưa thấy hết vai trò của giáo dục gia đình ngoài giáo dục nhà trường… thì khi đó dạy thêm, học thêm vẫn còn tồn tại ở góc độ tiêu cực. Sự giám sát của xã hội đối với việc thực hiện Thông tư quy định dạy thêm, học thêm cũng rất quan trọng để quy định được thực hiện hiệu quả.

Nhiều biện pháp nhằm hạn chế dạy thêm, học thêm

Trên thực tế dạy thêm, học thêm là nhu cầu có thật của cả người dạy và người học, nhưng cũng trên thực tế thời gian qua vẫn còn tồn tại những hiện tượng dạy thêm, học thêm tiêu cực. Thứ trưởng có thể cho biết, đâu là những giải pháp trước mắt và lâu dài để quản lý việc dạy thêm, học thêm hiệu quả?

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng: Dạy thêm, học thêm ngoài những đổi mới về quản lý còn cần sự thay đổi trong nhận thức của cả xã hội với vấn đề này. Do vậy cần nhiều giải pháp trước mắt và lâu dài để quản lý việc dạy thêm, học thêm hiệu quả. Ở đây tôi đề cập tới một số giải pháp như sau: Thứ nhất, giải pháp hành chính: Ban hành Thông tư, các quy định cụ thể. Thứ hai, giải pháp chuyên môn: Nâng cao năng lực, phương pháp giảng dạy của giáo viên, trách nhiệm của nhà giáo, phát huy năng lực tự học của học sinh.

Đổi mới kiểm tra đánh giá: kiểm tra, đánh giá thường xuyên, đánh giá cuối kỳ, thi tuyển sinh phải phù hợp với nội dung, yêu cầu cần đạt của Chương trình giáo dục phổ thông 2018; không đánh đố, không ra ngoài nội dung chương trình để đảm bảo học sinh học theo đúng chương trình, không cần học thêm vẫn sẽ vượt qua các kì kiểm tra, tuyển sinh.

Tăng cường liên thông giữa giáo dục phổ thông và giáo dục đại học; cụ thể: như trong các bài kiểm tra năng lực đầu vào đại học sử dụng kiến thức phổ thông, không đánh đố...

Thứ ba, giải pháp về tăng cường cơ sở vật chất, trường học: Cần có đủ trường học để đảm bảo công bằng về cơ hội tiếp cận giáo dục của học sinh. Tăng số trường, lớp dạy học 2 buổi/ngày.

Thứ tư, giải pháp về tăng cường thanh tra, kiểm tra. Thứ năm, giải pháp về tuyên truyền, vận động, qua đó nâng cao ý thức tự tôn, tự trọng của giáo viên để nói “không” với dạy thêm không đúng với quy định. Việc quản lý dạy thêm, học thêm không chỉ là vấn đề chính sách mà là sự thay đổi nhận thức của xã hội.

Ngoài ra, những chính sách để đảm bảo đời sống cho nhà giáo cũng là giải pháp cho vấn đề này. Thời gian qua, Bộ GD&ĐT đã có nhiều tham mưu và đang tiếp tục tham mưu về các chính sách cho nhà giáo, trong đó Luật Nhà giáo dự kiến được ban hành trong thời gian tới cũng sẽ mang lại những chính sách tích cực cho nhà giáo.

Trân trọng cảm ơn Thứ trưởng.

Trinh Phúc

Tin mới

Minh Hồng – Nữ doanh nhân Bắc Ninh đoạt vương miện Hoa hậu Doanh nhân Quốc gia Việt Nam mùa 2

Minh Hồng – Nữ doanh nhân Bắc Ninh đoạt vương miện Hoa hậu Doanh nhân Quốc gia Việt Nam mùa 2

Tân Hoa hậu Doanh nhân Quốc gia Việt Nam 2025 xướng tên Nguyễn Minh Hồng, nữ doanh nhân tài sắc vẹn toàn, Giám đốc điều hành Hệ thống Anh ngữ Happy English, đến từ Bắc Ninh. Cô gây ấn tượng mạnh với vẻ đẹp thanh tú, quý phái, gương mặt thanh thoát chinh phục hoàn toàn ban giám khảo và khán giả.

Giải trí
Bộ Công an yêu cầu tỉnh Thanh Hóa cung cấp hồ sơ, tài liệu 12 mỏ khoáng sản

Bộ Công an yêu cầu tỉnh Thanh Hóa cung cấp hồ sơ, tài liệu 12 mỏ khoáng sản

(CLO) Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Lê Đức Giang vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị liên quan khẩn trương cung cấp hồ sơ, tài liệu về hoạt động khai thác khoáng sản theo yêu cầu của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu - Bộ Công an.

Đời sống
Phạt tài xế xe cứu thương chở diễn viên đi sự kiện ở TP HCM

Phạt tài xế xe cứu thương chở diễn viên đi sự kiện ở TP HCM

(CLO) Ông Bùi Thanh S. (42 tuổi), ngụ huyện Hóc Môn, tài xế xe cứu thương chở dàn diễn viên đi ra mắt phim ở TP HCM đã bị xử phạt.

Đời sống
Thanh Hoá: Yêu cầu tạm dừng khai thác khoáng sản đối với 2 công ty

Thanh Hoá: Yêu cầu tạm dừng khai thác khoáng sản đối với 2 công ty

(CLO) UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có văn bản gửi các cơ quan chức năng, yêu cầu tạm dừng khai thác khoáng sản của Công ty TNHH Minh Chung, tại mỏ cát số 18, xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc và Công ty TNHH Nam Lực tại mỏ cát số 54, xã Định Hải, huyện Yên Định.

Đời sống
Trà Vinh: 6 nhà thầu cạnh tranh gói thầu 102 tỷ đồng xây dựng đê bao ven sông Tân Dinh ngăn triều cường

Trà Vinh: 6 nhà thầu cạnh tranh gói thầu 102 tỷ đồng xây dựng đê bao ven sông Tân Dinh ngăn triều cường

(CLO) Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Cầu Kè vừa tiến hành mở thầu cho gói thầu số 27, thuộc dự án xây dựng đê bao ven sông Tân Dinh ngăn triều cường khu vực xã An Phú Tân, Tam Ngãi, Thông Hòa (huyện Cầu Kè).

Dự án - Đầu tư
TP HCM: Sở Y tế đề nghị công bố hết dịch sởi tại 22 phường, xã

TP HCM: Sở Y tế đề nghị công bố hết dịch sởi tại 22 phường, xã

(CLO) Ngày 27/3, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TP HCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại 22 phường, xã do đã đủ điều kiện quy định để công bố hết dịch.

Sức khỏe
Kỳ 5: “Tốc chiến, tốc thắng” cho trận quyết chiến chiến lược cuối cùng

Kỳ 5: “Tốc chiến, tốc thắng” cho trận quyết chiến chiến lược cuối cùng

(NB&CL) Tinh thần “Thần tốc, thần tốc hơn nữa… Quyết chiến và toàn thắng” mà Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp gửi gắm trong bức điện khẩn ngày 7/4/1975 đã được lan toả trọn vẹn khắp chiến trường. Tất cả cùng một khí thế “tốc chiến, tốc thắng”, quyết tâm hoàn thành trận quyết chiến chiến lược cuối cùng, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Tin tức
Nữ nhà báo Nga thiệt mạng vì trúng mìn ở vùng Belgorod

Nữ nhà báo Nga thiệt mạng vì trúng mìn ở vùng Belgorod

(CLO) Một nhà báo truyền hình nhà nước Nga đã thiệt mạng và người quay phim của cô bị thương nặng do trúng mìn ở vùng Belgorod của Nga gần biên giới với Ukraine, theo đài truyền hình nhà nước Nga đưa tin hôm thứ Tư.

Báo chí - Công nghệ
Sai phạm tại các dự án bất động sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long: Đề nghị Bộ Công an vào cuộc điều tra, xử lí

Sai phạm tại các dự án bất động sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long: Đề nghị Bộ Công an vào cuộc điều tra, xử lí

(NB&CL) Trước những sai phạm tại dự án Khu nhà ở Hoàng Hảo và dự án Khu nhà ở Hoa Lan, Thanh tra Chính phủ đã đề nghị Bộ Công an tiếp nhận thông tin, tài liệu để xem xét, điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều tra
Nhận diện tranh kính nghệ thuật của người Việt

Nhận diện tranh kính nghệ thuật của người Việt

(NB&CL) Dù tiếp nối các dòng tranh phương Tây, nhưng những nghệ nhân Việt Nam đã thổi vào sản phẩm tranh kính của mình bản sắc văn hoá Việt, tâm hồn Việt.

Đời sống văn hóa
Chủ tịch HĐQT Vietravel Nguyễn Quốc Kỳ: “Cần đảm bảo công bằng giữa doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước”

Chủ tịch HĐQT Vietravel Nguyễn Quốc Kỳ: “Cần đảm bảo công bằng giữa doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước”

(NB&CL) Ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch HĐQT Vietravel cho biết: Doanh nghiệp tư nhân gặp bất lợi so với doanh nghiệp nhà nước, đây là vấn đề đã được đề cập nhiều lần nhưng không được giải quyết triệt để.

Thị trường - Doanh nghiệp
TS. Trương Văn Phước: Chỉ công nhận tiền kỹ thuật số là “tài sản”, không phải là phương tiện thanh toán

TS. Trương Văn Phước: Chỉ công nhận tiền kỹ thuật số là “tài sản”, không phải là phương tiện thanh toán

(NB&CL) Theo TS. Trương Văn Phước - nguyên Quyền Chủ tịch Uỷ ban Giám sát tài chính Quốc gia, trong quá trình thí điểm sàn giao dịch tiền ảo (tiền kỹ thuật số), chỉ công nhận tiền kỹ thuật số là “tài sản”, không công nhận là phương tiện thanh toán.

Tin tức
Nắng nóng cục bộ ở miền Trung kéo dài đến khi nào?

Nắng nóng cục bộ ở miền Trung kéo dài đến khi nào?

(CLO) Miền Trung và miền Đông Nam Bộ đang có nắng nóng cục bộ. Dự báo, nắng nóng ở khu vực từ Nghệ An đến Huế kéo dài đến 29/3 sẽ kết thúc.

Đời sống
Bắc Kạn: Liên danh CTCP Hồng Hà trúng gói thầu 153 tỷ đồng xây dựng cụm công trình thủy lợi

Bắc Kạn: Liên danh CTCP Hồng Hà trúng gói thầu 153 tỷ đồng xây dựng cụm công trình thủy lợi

(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Bắc Kạn vừa đăng tải kết quả lựa chọn nhà thầu cho một số gói thầu xây lắp, thuộc dự án xây dựng Cụm công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh.

Dự án - Đầu tư
Các cảng châu Âu sẽ dừng vận chuyển khí đốt tự nhiên hóa lỏng của Nga

Các cảng châu Âu sẽ dừng vận chuyển khí đốt tự nhiên hóa lỏng của Nga

(CLO) Lệnh cấm trung chuyển LNG từ Nga có hiệu lực từ ngày 26/3, đánh dấu bước ngoặt trong nỗ lực EU giảm phụ thuộc năng lượng và tái định hình thị trường khí đốt.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thái Bình: Mời thầu 93 tỷ đồng xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu dân cư mới thôn Trung Nghĩa

Thái Bình: Mời thầu 93 tỷ đồng xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu dân cư mới thôn Trung Nghĩa

(CLO) CTCP Tư vấn đầu tư xây dựng và thương mại Minh Trí vừa thay mặt chủ đầu tư đăng tải thông báo mời thầu cho gói thầu xây lắp, thuộc Dự án “Hạ tầng kỹ thuật khu dân cư mới thôn Trung Nghĩa, xã Đông Hòa, TP Thái Bình”.

Dự án - Đầu tư
Bình Luận

Tin khác

Hanoi Toronto School đồng hành cùng cuộc thi tranh biện Vietnamese Scholar Debating Championship 2025 – Sân chơi tư duy cho học sinh

Hanoi Toronto School đồng hành cùng cuộc thi tranh biện Vietnamese Scholar Debating Championship 2025 – Sân chơi tư duy cho học sinh

Ngày 16/3 vừa qua, cuộc thi tranh biện Vietnamese Scholars Debating Championship 2025 đã diễn ra sôi nổi với sự tham gia của đông đảo học sinh từ nhiều trường trên địa bàn Hà Nội. Với vai trò đồng tổ chức, Hanoi Toronto School (HTS) không chỉ chung tay kiến tạo một sân chơi học thuật bổ ích mà còn mang đến một đội ngũ thí sinh xuất sắc, sẵn sàng chinh phục thử thách bằng tư duy phản biện sắc bén.

Giáo dục
Thí sinh tự do được phép đăng ký dự thi trực tuyến

Thí sinh tự do được phép đăng ký dự thi trực tuyến

(CLO) Năm nay, theo quy chế mới, thí sinh tự do được phép đăng ký dự thi trực tuyến, việc này giúp tỷ lệ đăng ký trực tuyển có thể sẽ tiệm cận 100%.

Giáo dục
Thanh Hoá: Phê duyệt Kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2025-2026

Thanh Hoá: Phê duyệt Kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2025-2026

(CLO) Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Đầu Thanh Tùng đã ký Quyết định phê duyệt Kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2025-2026 trên địa bàn tỉnh.

Giáo dục
Lịch thi tốt nghiệp THPT 2025 giữa hai chương trình phổ thông khác nhau thế nào?

Lịch thi tốt nghiệp THPT 2025 giữa hai chương trình phổ thông khác nhau thế nào?

(CLO) Năm 2025 là năm duy nhất tổ chức thi tốt nghiệp cùng lúc cho học sinh theo học chương trình giáo dục phổ thông năm 2006 và chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.

Giáo dục
Lạng Sơn: Hơn 45.000 đội viên, thiếu niên tham gia Ngày hội “Tiến bước lên Đoàn”

Lạng Sơn: Hơn 45.000 đội viên, thiếu niên tham gia Ngày hội “Tiến bước lên Đoàn”

(CLO) Ngày 24/3, Tỉnh đoàn - Hội đồng Đội tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức Ngày hội “Tiến bước lên Đoàn” và phát động 5 tuần thi đua cao điểm của thiếu nhi chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Giáo dục
Quy chế tuyển sinh mới: Thí sinh có cần thay đổi chiến lược học tập, thi cử?

Quy chế tuyển sinh mới: Thí sinh có cần thay đổi chiến lược học tập, thi cử?

(CLO) Quy chế mới siết chặt tuyển sinh sớm, vì vậy các thí sinh cần thay đổi chiến lược, trong đó thí sinh cần điều chỉnh chiến lược nộp hồ sơ, tập trung vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Giáo dục
Kỷ luật cán bộ thuộc Sở GD&ĐT tỉnh Thanh Hoá

Kỷ luật cán bộ thuộc Sở GD&ĐT tỉnh Thanh Hoá

(CLO) Thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa cho biết, đơn vị vừa có quyết định kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với ông Hoàng Mạnh Thắng, Trưởng phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng.

Giáo dục
Các trường buộc công khai quy tắc quy đổi điểm trúng tuyển có ý nghĩa gì?

Các trường buộc công khai quy tắc quy đổi điểm trúng tuyển có ý nghĩa gì?

(CLO) Việc công bố quy tắc quy đổi tương đương ngưỡng đầu vào và điểm trúng tuyển của các phương thức tuyển sinh, phương thức xét tuyển, tổ hợp xét tuyển sẽ đảm bảo công bằng giữa các phương thức, giảm áp lực thi cử cho thí sinh.

Giáo dục
Đại học Điện lực tăng 13 ngành học, nhiều ngành rất “hot”

Đại học Điện lực tăng 13 ngành học, nhiều ngành rất “hot”

(CLO) Từ năm 2025 số ngành đào tạo của Trường Đại học Điện lực tăng thêm 13 ngành, trong đó có nhiều ngành “hot”như Khoa học dữ liệu, trí tuệ nhân tạo, robot, kỹ thuật máy tính, vật liệu bán dẫn và vi mạch, công nghệ ô tô...

Giáo dục
Lịch thi chi tiết vào lớp 10 Hà Nội, các mốc thời gian thí sinh cần lưu ý

Lịch thi chi tiết vào lớp 10 Hà Nội, các mốc thời gian thí sinh cần lưu ý

(CLO) Theo kế hoạch, 9h sáng 6/6, học sinh đến điểm thi học tập Quy chế thi. Thời gian thi lớp 10 công lập không chuyên diễn ra ngày 7 – 8/6.

Giáo dục