(NB&CL) Thông tư 29 quy định về dạy thêm, học thêm có hiệu lực từ ngày 14/2 với nhiều điểm mới đã được thầy cô và nhiều cơ sở giáo dục chấp hành nghiêm túc, việc dạy và học tại các nhà trường, đặc biệt việc ôn tập thi cử cho học sinh cuối cấp vẫn được đảm bảo.
Nghiêm túc thực hiện quy định dạy thêm học thêm mới
Thông tư 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) năm 2024 quy định, việc dạy thêm, học thêm trong nhà trường không được thu tiền của học sinh. Chỉ có 3 đối tượng là học sinh có kết quả học tập chưa đạt; bồi dưỡng học sinh giỏi và học sinh lớp cuối cấp được phép học thêm. Khi Thông tư ban hành, nhiều ý kiến tỏ ra lo ngại sẽ gây xáo trộn việc dạy và học, đặc biệt đối với học sinh cuối cấp trong năm học 2024 – 2025.
Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên, việc tổ chức triển khai các quy định trên đang được thực hiện nghiêm túc, tích cực. Trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo & Công luận, bà Phạm Thị Lệ Hằng - Trưởng phòng GD&ĐT quận Hà Đông (Hà Nội) cho biết, việc dạy thêm, học thêm tại các trường học ở quận Hà Đông tuân thủ quy định và đúng đối tượng của Thông tư 29. Với học sinh lớp 9, theo điều kiện của các nhà trường, nếu phụ huynh có mong muốn, các nhà trường sẽ tổ chức ôn tập.
“Tùy theo từng nhà trường và phụ thuộc vào nguồn ngân sách sẽ bố trí tăng tiết học thêm để ôn tập cho các em thi chuyển cấp” – bà Hằng chia sẻ. Cũng theo vị này, vấn đề ôn tập của học sinh lớp 9 nhìn chung không nhiều thay đổi vì ngay trong giờ chính khóa giáo viên vẫn đang ôn tập. “Không nhất thiết phải dạy thêm, học thêm mới ôn tập cho học sinh chuyển cấp. Các giờ chính khóa đã có định hướng để ôn tập cho các con” - Trưởng phòng GD&ĐT quận Hà Đông chia sẻ.
Tại địa bàn quận Hà Đông, nhiều năm qua đã triển khai mô hình giáo viên ở các trường có chất lượng tốt hơn sẽ dạy hỗ trợ miễn phí cho các học sinh ở địa bàn khó khăn. Năm nay, việc làm này vẫn được tổ chức. “Quan trọng nhất lúc này là phụ huynh cần động viên các con tạo thói quen tự học, các con có thể hỏi đáp các cô thầy bất cứ lúc nào. Việc tự học, tự nghiên cứu, chủ động trao đổi với bạn bè, thầy cô sẽ giúp các con tiến bộ hơn” - bà Phạm Thị Lệ Hằng nhấn mạnh.
Hiện nay nhiều địa phương đã chấn chỉnh quy định dạy thêm, học thêm theo Thông tư 29 nhưng vẫn đảm bảo việc ôn tập, thi cử cho học sinh cuối cấp. Ảnh: Quang Hùng.
Đảm bảo chất lượng đầu ra giáo dục phổ thông
Cũng liên quan đến việc dạy học, ôn tập cho học sinh cuối khóa, trao đổi với phóng viên, cô Nguyễn Thị Hiền, Hiệu trưởng Trường THPT Kim Liên, Hà Nội cho biết, việc ôn thi cuối cấp đối với học sinh lớp 12 là một nội dung công việc quan trọng của các nhà trường. Hằng năm, các nhà trường phổ thông phải xây dựng kế hoạch, đưa nội dung này vào trong kế hoạch của nhà trường.
Tại trường THPT Kim Liên, việc ôn tập diễn ra theo hai giai đoạn. Giai đoạn đầu, tổ chức bồi dưỡng cho những học sinh chậm tiến. Giai đoạn thứ 2 là tổng ôn. Nhà trường bố trí thời gian trong vòng một tháng để ôn luyện cho các con. Thời lượng cụ thể do tổ bộ môn xây dựng. Việc ôn tập cho học sinh lớp 12 của trường THPT Kim Liên đã được tổ chức thường niên, hàng năm nên sau khi có quy định mới về dạy thêm, học thêm, nhà trường cũng không có gì thay đổi.
Tại nhiều tỉnh thành, các Sở GD&ĐT đã có chỉ đạo sát sao nhằm chấn chỉnh việc dạy thêm và học thêm, bên cạnh đó tăng cường các biện pháp nhằm đảm bảo được chất lượng đầu ra của học sinh phổ thông. Trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo & Công luận, ông Mai Huy Phương, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Trị cho biết, tỉnh đã có công văn chỉ đạo các trường THPT trên địa bàn. Theo đó, Sở GD&ĐT Quảng Trị đã chỉ đạo các đơn vị, trường học trên địa bàn Quảng Trị tiếp tục chủ động phân công giáo viên tham gia dạy ôn tập thích hợp và cân đối nguồn ngân sách để chi cho nhiệm vụ này đảm bảo hài hòa nhằm duy trì công tác ôn tập tuyển sinh vào lớp 10, tốt nghiệp lớp 12 thường xuyên, hiệu quả.
Bên cạnh đó, Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Trị giao nhiệm vụ cho hiệu trưởng các nhà trường chủ động khắc phục mọi khó khăn, phát huy tinh thần trách nhiệm, đoàn kết và sáng tạo của đội ngũ, triển khai đồng bộ và hiệu quả các giải pháp ôn thi tốt nghiệp THPT năm 2025 cho học sinh lớp 12, chịu trách nhiệm trực tiếp và toàn diện về chất lượng và kết quả ôn thi đối với từng học sinh lớp 12 của đơn vị.
Như vậy có thể thấy, hoạt động dạy và học tại các nhà trường phổ thông vẫn được thực hiện nghiêm túc, thầy cô nỗ lực cố gắng đồng hành cùng học sinh đảm bảo chất lượng giáo dục, đảm bảo chất lượng đầu ra cho giáo dục phổ thông.
(CLO) Ngày 17/3, tại Long An, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, ông Nguyễn Thanh Hải, đã chủ trì Hội nghị công bố các quyết định quan trọng về công tác cán bộ.
(CLO) Ngày 17/3, Công an tỉnh Bình Dương đã tạm giữ đối tượng Nguyễn Văn Sơn (44 tuổi, quê tỉnh Hưng Yên) để điều tra về hành vi “Giết người”. Nghi can Nguyễn Văn Sơn khai nhận hành vi sát hại người phụ nữ là do mâu thuẫn tình cảm kéo dài và không rạch ròi chuyện tiền bạc.
(CLO) Mới đây, trên mạng xã hội lan truyền hình ảnh hẹn hò của Kim Sae Ron năm 2017. Đáng nói, người nam đứng cùng nữ diễn viên được cho là Kim Soo Hyun - người vướng bê bối tình cảm những ngày qua.
(CLO) Tình trạng người dân tự ý cắt mở hàng rào thép gai và trộm cắp tài sản trên các tuyến cao tốc dẫn đến nguy cơ mất an toàn trong quá trình vận hành khai thác, là hành vi phá hoại tài sản đường bộ quốc gia.
(CLO) Sáng 17/3, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt Đoàn đại biểu Quốc hội các khóa tỉnh Sóc Trăng về nguồn hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (6/1/1946 - 6/1/2026).
(CLO) Sáng 17/3, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền các nước Hy Lạp, Colombia, Panama và 6 Đại sứ kiêm nhiệm tới trình Quốc thư nhận nhiệm vụ tại Việt Nam.
(CLO) Những ngày này, khu vực quanh Hồ Gươm trở nên nhộn nhịp hơn bao giờ hết khi đông đảo người dân và du khách đổ về tòa nhà “Hàm Cá Mập” để chụp ảnh, lưu giữ kỷ niệm trước thời điểm công trình này chính thức bị tháo dỡ trước 30/4. Dù từng gây tranh cãi về mặt kiến trúc, không thể phủ nhận rằng nơi đây đã trở thành một phần ký ức của nhiều thế hệ người Hà Nội.
(CLO) Ngày 17/3, lực lượng chức năng xã Đông Thạnh đang phối hợp với Công an TP HCM tổ địa bàn huyện Hóc Môn điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ cháy xưởng sắt trên địa bàn.
(CLO) Ngày 17/3, Hội Nhà báo tỉnh Hải Dương phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND huyện Cẩm Giàng tổ chức Giải vô địch cờ tướng Hội Nhà báo tỉnh Hải Dương lần thứ 29 năm 2025 tại Văn miếu Mao Điền.
(CLO) Theo Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng: “Không thể lấy việc học sinh cần học mà tổ chức dạy thêm và thu tiền của học sinh. Giáo viên đã tư vấn cho học sinh chưa, xem học sinh có cần học thêm hay không hay chỉ cần tự học? Hình như vẫn có nơi chưa làm thế, chưa làm hết trách nhiệm, nên tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan kéo dài”.
(CLO) Ngày 13/3, Trường Đại học VinUni chính thức khánh thành Trung tâm Trí tuệ Môi trường (Center for Environmental Intelligence - CEI), đánh dấu bước phát triển quan trọng của “ngôi trường 5 sao”. Cột mốc này cũng tạo nền tảng góp phần đưa VinUni trở thành một trung tâm khoa học công nghệ vững mạnh, một trường đại học hàng đầu thế giới ngay tại Việt Nam.
(CLO) Theo Quyết định số 525 của Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký, nước ta phấn đấu đến năm 2030, tỷ lệ thanh niên trong độ tuổi 15-25 học giáo dục nghề nghiệp đạt 20%; Xây dựng và phát triển ít nhất 70% trường nghề đạt chuẩn quốc gia và quốc tế.
(CLO) Đi kèm với 16 đơn vị có tổng số cán bộ, viên chức và người lao động là 2.943 người; trong đó có 1.655 viên chức trong biên chế, 1.291 cán bộ hợp đồng lao động.
(NB&CL) Hiện nay tại nhiều trường học đang tổ chức các câu lạc bộ như Toán tư duy, câu lạc bộ STEAM, Tiếng Anh liên kết, dạy khoa học bằng Tiếng Anh và nhiều câu lạc bộ kỹ năng sống khác có thu tiền của học sinh. Nếu không quản lý chặt chẽ, nỗ lực xây dựng một nền giáo dục lành mạnh, không học thêm, không thu tiền sẽ khó thành hiện thực.