(CLO) "Mức tiền bản quyền đối với tác phẩm báo chí, xuất bản căn cứ vào thể loại, chất lượng tác phẩm, mức độ ảnh hưởng của tác phẩm đến kinh tế - xã hội, các quy định khuyến khích sáng tạo tác phẩm và quy định của cơ quan báo chí sử dụng tác phẩm hoặc theo hợp đồng khai thác, sử dụng tác phẩm" - Đó là đề xuất của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tại dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 18/2014/NĐ-CP quy định về tiền bản quyền trong lĩnh vực báo chí, xuất bản.
Theo đó, về lĩnh vực tác phẩm báo chí: "Tiền bản quyền đối với sáng tạo tác phẩm báo in, báo điện tử, báo nói, báo hình", Bộ TT&TT đề xuất: Cơ quan sử dụng ngân sách nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ, đấu thầu chi trả tiền bản quyền cho cơ quan báo chí sáng tạo tác phẩm theo đơn giá được xây dựng trên cơ sở quy định pháp luật về giá, định mức kinh tế - kỹ thuật.
Cơ quan báo chí chi trả tiền bản quyền sáng tạo tác phẩm theo thỏa thuận hoặc quy chế chi tiêu nội bộ nhưng không được vượt quá đơn giá được cơ quan sử dụng ngân sách nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ, đấu thầu.
Quy định này nhằm đảm bảo phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành về sở hữu trí tuệ (quyền tác giả), quản lý ngân sách nhà nước, giá, cơ chế tự chủ tài chính của cơ quan báo chí.
Đối với "Tiền bản quyền trong trường hợp khai thác, sử dụng tác phẩm báo chí mà Nhà nước là đại diện chủ sở hữu quyền tác giả": Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng tác phẩm của cơ quan báo chí sử dụng nguồn kinh phí thuộc ngân sách nhà nước để sáng tạo tác phẩm phải trả tiền bản quyền cho cơ quan báo chí.
Mức tiền bản quyền trong trường hợp khai thác, sử dụng tác phẩm báo nói, báo hình áp dụng theo quy định tại Nghị định số 17/2023/NĐ-CP ngày 26/4/2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan.
Mức tiền bản quyền trong trường hợp khai thác, sử dụng tác phẩm báo in, báo điện tử do cơ quan báo chí thỏa thuận nhưng không được thấp hơn 20% tiền bản quyền sáng tạo tác phẩm.
Theo Bộ TT&TT, quy định mức tiền bản quyền trong trường hợp khai thác, sử dụng tác phẩm báo in, báo điện tử không thấp hơn 20% tiền bản quyền sáng tạo tác phẩm nhằm đảm bảo cơ quan báo chí không thoả thuận mức tiền bản quyền quá thấp hoặc thoả thuận không phải trả tiền bản quyền, dẫn đến không thu được tiền bản quyền từ những tác phẩm báo chí được sáng tạo từ nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước.
Theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm Nghị định số 17/2023/NĐ-CP ngày 26/4/2024, mức tiền bản quyền đối với phát lại chương trình phát thanh, truyền hình lần lượt là 15%, 20% mức tiền bản quyền phát sóng lần đầu. Do đó, việc quy định mức 20% đối với báo in, báo điện tử đảm bảo thống nhất với quy định đối với phát thanh, truyền hình.
Về "Nguyên tắc thực hiện chi trả tiền bản quyền đối với tác phẩm báo chí": Đối với tác phẩm thuộc thể loại chưa được quy định cụ thể, căn cứ tính chất thể loại, mức độ đầu tư nội dung, kỹ thuật, cơ quan báo chí áp dụng tương ứng với thể loại đã được quy định.
Tiền bản quyền đối với sáng tạo tác phẩm báo chí đăng, phát trên các phương tiện khác được tính như tiền bản quyền tác phẩm báo chí quy định tại Điều 5 Nghị định này.
Dự thảo Nghị định bổ sung quy định này nhằm đảm bảo cho cơ quan báo chí có quy định để tính chi phí sản xuất tác phẩm báo chí để đăng tải trên không gian mạng, phù hợp với xu hướng phát triển hoạt động báo chí trên không gian mạng hiện nay.
Các tác phẩm báo chí được thể hiện dưới hình thức có sự đầu tư kỹ thuật, đồ họa (Longform, Infographics, Emagazine, Podcast) được trả thêm 10% tiền bản quyền nhưng không vượt quá tiền bản quyền quy định tại Điều 5 Nghị định này.
Các đầu tư kỹ thuật, đồ họa cũng góp phần sáng tạo nên tác phẩm báo chí. Tuy nhiên, không xác định đây là các thể loại báo chí mới. Do đó, quy định này nhằm đảm bảo cho cơ quan báo chí được tính chi phí sản xuất các tẩm phẩm báo chí có sự đầu tư kỹ thuật, đồ họa ở mức cao hơn.
Trường hợp khai thác, sử dụng tác phẩm báo chí mà cơ quan, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ, đấu thầu để sáng tạo tác phẩm nhằm mục tiêu tuyên truyền không phải xin phép, không phải trả tiền bản quyền nhưng phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm.
Dự thảo Nghị định bổ sung quy định này nhằm đảm bảo mục tiêu của Nhà nước trong tuyên truyền rộng rãi các chủ trương, đường lối, pháp luật, chính sách của Đảng và Nhà nước hoặc mục tiêu tuyên truyền trong các trường hợp cần thiết.
Về lĩnh vực sáng tạo tác phẩm để xuất bản: Theo dự thảo, cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước để đặt hàng, giao nhiệm vụ, đấu thầu chi trả tiền bản quyền cho nhà xuất bản và cơ quan, tổ chức xuất bản theo đơn giá được xây dựng trên cơ sở quy định pháp luật về giá, định mức kinh tế - kỹ thuật.
Mức chi trả tiền bản quyền cho xuất bản phẩm không vượt quá 32% tổng chi phí xuất bản. Nhà xuất bản và cơ quan, tổ chức xuất bản chi trả tiền bản quyền sáng tạo tác phẩm theo thỏa thuận nhưng không vượt quá đơn giá được cơ quan sử dụng ngân sách nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ, đấu thầu.
Quy định này nhằm đảm bảo phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành về sở hữu trí tuệ (quyền tác giả), quản lý ngân sách nhà nước, giá, cơ chế tự chủ tài chính của nhà xuất bản.
Về "Tiền bản quyền đối với sử dụng tác phẩm để xuất bản": Cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước thực hiện đặt hàng, giao nhiệm vụ, đấu thầu sử dụng tác phẩm để xuất bản thực hiện chi trả tiền bản quyền như sau: Xuất bản phẩm thuộc thể loại sáng tác, nghiên cứu, phê bình, phổ biến kiến thức: Mức chi trả tối đa là 18% tổng chi phí xuất bản; Xuất bản phẩm thuộc thể loại phóng tác, biên soạn, chú giải, tuyển chọn, cải biên, chuyển thể khác: Mức chi trả tối đa là 10% tổng chi phí xuất bản; Xuất bản phẩm thuộc thể loại dịch: Mức chi trả tối đa là 18% tổng chi phí xuất bản; Xuất bản phẩm là Bản đồ: Mức chi trả tối đa là 23% tổng chi phí xuất bản.
(CLO) Giải Nobel Hòa bình 2024 đã được trao cho Nihon Hidankyo, một tổ chức của Nhật Bản gồm những người sống sót sau vụ đánh bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki, vì hoạt động phản đối vũ khí hạt nhân.
(CLO) Ngày 11/10, Trung tâm Mắt - Bệnh viện Trung ương Huế đã tổ chức lễ ra viện cho 4 bệnh nhân đã được ghép giác mạc thành công từ người chết não hiến tặng.
(CLO) Ngày 11/10, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) cho biết đã có tờ trình gửi Cục Đường bộ Việt Nam về phê duyệt phương án tổ chức giao thông để đưa vào khai thác tạm hai đoạn tuyến thuộc cao tốc Bến Lức - Long Thành trong tháng 11/2024.
(CLO) Thị trường căn hộ dịch vụ tại Hà Nội duy trì nguồn cầu ổn định nhờ vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) dồi dào và sự mở rộng của các khu công nghiệp. Nhu cầu căn hộ dịch vụ từ các tỉnh lân cận Hà Nội gia tăng nhưng nguồn cung tại những khu vực này còn hạn chế. Do đó chuyên gia nước ngoài lựa chọn nhà ở tập trung chủ yếu ở Hà Nội.
(CLO) Thấy giếng khoan phun nước và khí ròng rã suốt 2 tháng trời, ông Đàm Xuân Hòa (xã Ia Kly, huyện Chư Prông, Gia Lai) đã tự lắp đặt ống sắt và van khóa, ngăn chặn dòng nước.
(CLO) Bản tin Nóng 18h: Bộ GD-ĐT nêu lý do đề xuất miễn học phí cho con giáo viên kể cả khi lương không thấp; 96.000 người lao động mới có 4 cán bộ công đoàn chăm lo; TP HCM đặt mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 0,5% vào năm 2025…
(CLO) Sáng nay (11/10), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp tổ chức Lễ thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản liên tỉnh Đồng Tháp - An Giang – Cần Thơ năm 2024. Đã có khoảng 200.000 con cá giống các loại được thả xuống sông Tiền.
(CLO) Dù báo lãi lớn trong 6 tháng đầu năm 2024, dòng tiền kinh doanh của Phát triển Khu Công nghiệp Tín Nghĩa (TIP) vẫn âm 33 tỷ đồng, lãnh đạo công ty vừa từ nhiệm sau 23 năm gắn bó.
(CLO) Ngày 11/10, phát biểu chỉ đạo tại phiên họp chuyên đề tháng 10, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục phối hợp với các cơ quan hoàn thiện chi tiết nội dung chính sách hỗ trợ để trình HĐND xem xét, thông qua và triển khai trong thời gian sớm nhất tạo nguồn lực cho người dân, doanh nghiệp ổn định sản xuất, kinh doanh.
(CLO) CTCP Tập đoàn Đầu tư I.P.A (Mã: IPA) vừa thực hiện việc mua lại trái phiếu đáo hạn tháng 12/2024. Chi phí tài chính trong Quý 2/2024 đội lên gấp 4 lần so với cùng kỳ.
(CLO) CTCP Dược Lâm Đồng - Ladophar (Mã: LDP) vừa bị Cục thuế tỉnh Lâm Đồng nhắc tên. Trong 6 năm kinh doanh gần nhất, LDP thua lỗ 5 năm. Lỗ lũy kế đã lên tới 59 tỷ đồng.
(CLO) 2 đối tượng bị truy nã về tội “Vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng và quản lý lâm sản” vừa bị Công an bắt giữ, sau 09 năm lẩn trốn tại Lào.
(CLO) Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Hậu Giang đã phê chuẩn quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với 14 đối tượng trong vụ án đánh bạc và tổ chức đánh bạc xảy ra tại khu vực 4, phường V, TP. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.
(CLO) Ngày 11/10, Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc (MSS) cảnh báo rằng các cơ quan gián điệp nước ngoài đã sử dụng các thiết bị cũ bỏ đi của các công ty Trung Quốc, bao gồm máy chủ và camera, để tiến hành các cuộc tấn công mạng và đánh cắp bí mật quốc gia của Trung Quốc.
(CLO) Ngày 11/10, tại Hà Nội, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật và Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Truyền thông chính sách về đa văn hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế”.
(CLO) Ngày 10/10, tại Nhà hát Quân đội (quận Cầu Giấy, Hà Nội) Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm tổ chức Chương trình Vinh danh “Thương hiệu Vàng thời đại số” lần thứ nhất, năm 2024.
(CLO) Ngày 10/10, Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức hội nghị tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác thông tin đối ngoại và phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí năm 2024. Dự hội nghị tập huấn có hơn 150 đại biểu, đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh.
(CLO) Ngày 10/10, Đoàn công tác của Hội Nhà báo tỉnh Hà Giang đã tổ chức chương trình “Hành trình về nguồn” đến thăm khu di tích lịch sử Quốc gia Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng tại xã Tân Thái, huyện Đại Từ (Thái Nguyên).
(CLO) Chiều 10/10, tại Tòa soạn 71 Hàng Trống, Báo Nhân Dân tổ chức buổi giao lưu trực tuyến với các nhân chứng lịch sử tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp và công tác tiếp quản Thủ đô ngày 10/10/1954.
(CLO) Ngày 10/10, Cục Trẻ em (Bộ Lao động - Thương Bình & Xã Hội) đã phối hợp với Tổ chức Chiến dịch vì Trẻ em không thuốc lá (đơn vị Vận động Chính sách y tế toàn cầu) Hoa Kỳ (CTFK/GHAI) để tổ chức buổi Tập huấn nâng cao nghiệp vụ báo chí và truyền thông về phòng, chống đuối nước trẻ em tại Việt Nam cho nhiều phóng viên, báo chí đến từ các báo, đài và tạp chí khác nhau.
(CLO) Hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia, ngày 10/10/2024, Báo Đắk Nông đã đưa vào vận hành giao diện báo điện tử mới. Đây là phiên bản nâng cấp từ giao diện ra mắt ngày 23/3/2023.
(NB&CL) Lũ quét xảy ra Lào Cai, Hà Giang, vụ tai nạn giao thông tại TP. Hồ Chí Minh, cháy lớn ở Hà Nội,… được đăng tải trên mạng xã hội ngay sau khi sự việc vừa xảy ra hoặc đang xảy ra, đạt số lượng người xem, chia sẻ kỷ lục. Sức hút của sự kiện, việc quan tâm của công chúng khiến các cơ quan báo chí ngay lập tức phải vào cuộc. Vấn đề đặt ra là, báo chí đã tận dụng thông tin từ mạng xã hội như thế nào cho phù hợp để không đánh mất mình?
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm tròn 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10-2024), Báo điện tử VietnamPlus (Thông tấn xã Việt Nam) đã ra mắt sản phẩm đặc biệt 3D tương tác (Interactive 3D) về sự kiện lịch sử trọng đại này, tại địa chỉ vietnamplus.vn/70namhanoi.
(CLO) Ngày 9/10, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức lễ công bố quyết định của Đài về công tác cán bộ. Theo đó, nhà báo Nguyễn Trọng Ninh được bổ nhiệm làm Phó Tổng biên tập Thời báo VTV.