Recep Tayyip Erdogan: Vị Tổng thống của những tuyên bố… gây sốc

Thứ sáu, 10/06/2022 08:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Ông Recep Tayyip Erdogan- Vị Tổng thống đương nhiệm của Thổ Nhĩ Kỳ liên tục thu hút sự chú ý đặc biệt bởi không ít những phát ngôn… gây sốc.

Những ngày này, một trong những đề tài thu hút sự quan tâm bàn luận của dư luận và báo giới quốc tế là sự kiện Thổ Nhĩ Kỳ đổi tên nước. Nhân vật tạo nên sự kiện hiếm có này không ai khác là Tổng thống nước này, ông Recep Tayyip Erdogan. Vị Tổng thống đương nhiệm của Thổ Nhĩ Kỳ trước đó còn liên tục thu hút sự chú ý đặc biệt bởi không ít những phát ngôn… gây sốc.

“Châu Âu đang hoảng loạn”

Đó là tuyên bố được Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra hôm 5/6 vừa qua. “Chúng tôi đang thấy sự hoảng loạn ở châu Âu do hậu quả của cuộc khủng hoảng Ukraine - Nga” - ông Recep Tayyip Erdogan nói và cho biết “Thổ Nhĩ Kỳ đã kiểm soát thành công dòng người di cư bất hợp pháp từ Syria trong 11 năm” và hy vọng: “Thế giới sẽ thoát khỏi thời kỳ này càng sớm càng tốt”.

Cũng trong bài phát biểu trước người ủng hộ ở thị trấn Kizilcahamam, Tây Bắc Thổ Nhĩ Kỳ, ông Erdogan còn thẳng thừng tuyên bố: “Hệ thống mà phương Tây xây dựng để bảo vệ an ninh và phúc lợi của chính họ đang sụp đổ”.

recep tayyip erdogan vi tong thong cua nhung tuyen bo gay soc hinh 1

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan

Năm 2014, ông Recep Tayyip Erdogan - khi đó đang là Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ - đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống trực tiếp đầu tiên của nước này. Lãnh đạo kỳ cựu này đã làm thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 2003 và nắm giữ cương vị này tới 3 nhiệm kỳ. Thời điểm đó, ông Recep Tayyip Erdogan giành được sự ủng hộ của công chúng để tiếp tục làm Tổng thống vì đã thúc đẩy nền kinh tế và đưa ra tiếng nói đối với những người theo phái bảo thủ.

Mối quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và châu Âu, từ lâu đã được nhìn nhận là “cơm không lành, canh chẳng ngọt” bởi những khác biệt trong quan điểm giữa hai bên. Cũng bởi những khác biệt này mà cho tới nay, trải qua 7-8 năm đàm phán, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chưa được là thành viên “ngôi nhà chung” EU.

Những năm vừa qua, việc Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa tàu thăm dò khí đốt và điều tàu hải quân đến vùng biển Ðông Ðịa Trung Hải - nơi đang xảy ra các tranh chấp gay gắt về chủ quyền và đặc quyền kinh tế giữa Thổ Nhĩ Kỳ với hai quốc gia thành viên châu Âu là Cộng hòa Síp và Hy Lạp, các chính sách đối với khu vực Trung Ðông - Bắc Phi, trong đó có cuộc khủng hoảng ở Libya đã đẩy mối quan hệ giữa hai bên thêm phần căng thẳng. Phía EU từng nhiều lần yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ giải quyết tranh chấp với hai thành viên EU là Hy Lạp và Cyprus, rút quân khỏi Libya nhưng vẫn không đạt kết quả nào.

Hồi năm 2020, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen từng lên tiếng cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ không được tìm cách đe dọa Hy Lạp và CH Síp.

Tháng 4/2021, hai quan chức cao cấp nhất của châu Âu: Chủ tịch Hội đồng châu Âu, Charles Michel và Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen đã thăm chính thức Thổ Nhĩ Kỳ và tiến hành hội đàm với Tổng thống Recep Tayyip Erdogan nhằm tìm giải pháp hàn gắn mối quan hệ giữa hai bên. Tuy nhiên, cho tới nay, Thổ Nhĩ Kỳ và châu Âu vẫn thể hiện nhiều sự khác biệt lớn.

“Thụy Điển là trung tâm “ươm mầm” các tổ chức khủng bố”

Những quốc gia này không có lập trường rõ ràng chống lại các tổ chức khủng bố. Thụy Điển là trung tâm “ươm mầm” các tổ chức khủng bố. Họ đưa những kẻ khủng bố đến trao đổi ở Quốc hội. Chúng tôi sẽ không nói đồng ý với việc họ gia nhập NATO”, đó lý giải của ông Recep Tayyip Erdogan về lý do Thổ Nhĩ Kỳ cương quyết phản đối Phần Lan, Thụy Điển gia nhập NATO.

Cả hai quốc gia này đều không có thái độ rõ ràng và cởi mở đối với các tổ chức khủng bố. Làm sao chúng tôi có thể tin tưởng họ được?” - ông Recep Tayyip Erdogan nói thêm.

Chúng tôi đang theo dõi những diễn biến liên quan Thụy Điển và Phần Lan, nhưng chúng tôi không có quan điểm tích cực. Với tư cách là Thổ Nhĩ Kỳ, chúng tôi không muốn lặp lại những sai lầm tương tự như việc NATO chấp nhận cho Hy Lạp tham gia liên minh. Hơn nữa, các quốc gia Bắc Âu là nơi ở của các tổ chức khủng bố” - ông Erdogan tuyên bố với giới báo chí.

recep tayyip erdogan vi tong thong cua nhung tuyen bo gay soc hinh 2

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan và Tổng thống Nga V.Putin.

Làm Thủ tướng rồi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, ông Recep Tayyip Erdogan được xem là nguyên thủ đang nắm quyền lãnh đạo tại một trong những quốc gia thành viên có tiềm lực quân sự hùng mạnh bậc nhất của khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Thành viên gia nhập NATO từ năm 1952 này sở hữu lực lượng quân đội lớn nhất trong số 29 thành viên của khối, chỉ đứng sau Mỹ. Bên cạnh đó, vị trí địa lý tự nhiên (nắm giữ eo biển huyết mạch Bosporus thông từ Biển Đen ra Địa Trung Hải, nằm vắt qua hai đại lục Á – Âu có biên giới chung với Syria, Iraq), đã khiến Thổ Nhĩ Kỳ có vị trí chiến lược quan trọng đối với NATO.

Tại một cuộc họp báo ngày 16/5/2022, ông Recep Tayyip Erdogan  yêu cầu Phần Lan và Thụy Điển phải chấm dứt việc ủng hộ đảng Công nhân người Kurd (PKK) - vốn vẫn bị Thổ Nhĩ Kỳ coi là tổ chức khủng bố đồng thời  Phần Lan và Thụy Điển  phải dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí áp đặt với Thổ Nhĩ Kỳ từ tháng 10/2019. 

“Đừng đùa với Thổ Nhĩ Kỳ”

“Đừng đùa với người Thổ Nhĩ Kỳ. Đừng đùa với Thổ Nhĩ Kỳ. Ngài Macron, ông ấy sẽ gặp thêm nhiều rắc rối với tôi” – đó là tuyên bố từng được ông Erdogan tuyên bố trong bài phát biểu của mình trên Đài truyền hình Istanbul cách đây gần 2 năm.

Tuyên bố gây sốc này của ông Recep Tayyip Erdogan được đưa ra sau khi người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron có những phát biểu liên quan đến căng thẳng giữa Athens-Ankara leo thang về vấn đề thăm dò dầu khí ở Đông Địa Trung Hải.

Theo đó, Tổng thống Pháp chỉ rõ: “Người châu Âu chúng ta cần phải rõ ràng và kiên quyết với Chính phủ của Tổng thống Erdogan mà ngày nay đang hành xử theo cách không thể chấp nhận được. EU phải cứng rắn với Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ chứ không phải với người dân Thổ Nhĩ Kỳ, những người xứng đáng hơn Chính phủ của Tổng thống Erdogan”.

recep tayyip erdogan vi tong thong cua nhung tuyen bo gay soc hinh 3

Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen. (Nguồn: Reuters)

Cách đó 5 năm, hồi năm 2015, ông Recep Tayyip Erdogan từng đưa ra tuyên bố: “Chúng tôi chân thành khuyên Nga đừng đùa với lửa”, rằng “đừng dùng vụ bắn rơi máy bay Su-24 như là một cái cớ để đưa ra những cáo buộc không thể chấp nhận được chống lại chúng tôi”. Tuyên bố được đưa ra sau sự kiện Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi một máy bay chiến đấu của Nga tại khu vực biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Syria. Nga đã đe dọa tiến hành trả đũa quân sự, tuy nhiên, ông Recep Tayyip Erdogan cho rằng đó là hành động cảm tính và không đúng mực.

Liên hợp quốc ngày 1/6 đã chấp thuận yêu cầu của Thổ Nhĩ Kỳ đổi cách viết tên nước từ Turkey thành Türkiye. Türkiye là cách viết tên nước theo tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, đã được sử dụng từ năm 1923, khi Thổ Nhĩ Kỳ thành quốc gia mới sau khi Đế chế Ottoman tan rã.  Theo Tổng thống Recep Tayyip Erdogan cái tên mới thể hiện “văn hóa, văn minh và các giá trị của dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ một cách tốt nhất”. Còn theo nhiều nhà quan sát, lý do chính khiến Thổ Nhĩ Kỳ đổi tên là để loại bỏ mối liên hệ với gà tây - loại gia cầm là biểu tượng của ngày Lễ Tạ ơn ở Bắc Mỹ. Ngoài ra, trong khẩu ngữ, Turkey được sử dụng để ám chỉ thất bại.

Hà Anh

Bình Luận

Tin khác

Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

(CLO) Cuộc tấn công và trả đũa giữa Israel và Iran những ngày qua một lần nữa nhắc nhở về sự thù địch giữa hai quốc gia này. Nhưng có thể nhiều người không nhớ, Iran và Israel trước đây từng là những đồng minh thân thiết hiếm có.

Tiêu điểm Quốc tế
Hệ thống phòng thủ nhiều lớp của Israel đã đánh chặn tên lửa Iran như thế nào?

Hệ thống phòng thủ nhiều lớp của Israel đã đánh chặn tên lửa Iran như thế nào?

(CLO) Các quan chức Israel và Mỹ cho biết hầu hết tên lửa đạn đạo và máy bay không người lái (UAV) mà Iran phóng vào Israel hôm 13/4 đều bị đánh chặn, cho thấy hệ thống phòng thủ tên lửa đa lớp đáng gờm của hai đối tác đồng minh.

Tiêu điểm Quốc tế
Nghiên cứu phát hiện ghép tạng làm thay đổi tính cách!

Nghiên cứu phát hiện ghép tạng làm thay đổi tính cách!

(CLO) Ghép tạng có thể cứu được mạng sống, nhưng cũng có thể gây ra những thay đổi sâu sắc về tính cách, theo một nghiên cứu gần đây cho thấy.

Tiêu điểm Quốc tế
Hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu về Ukraine: Mong manh cơ hội hòa bình!

Hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu về Ukraine: Mong manh cơ hội hòa bình!

(NB&CL) Thụy Sĩ và Ukraine đang mong đợi 80 - 100 quốc gia sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh hòa bình đầu tiên dự kiến diễn ra tại thành phố Lucerne, Thụy Sĩ, vào ngày 16 và 17/6 tới. Nhưng giữa mong đợi và hiện thực luôn là khoảng cách, nhất là với một vấn đề nan giải như cuộc xung đột Nga - Ukraine.

Tiêu điểm Quốc tế
Phát hiện mới về lão hóa và sự bất tử của nhà khoa học từng đoạt giải Nobel

Phát hiện mới về lão hóa và sự bất tử của nhà khoa học từng đoạt giải Nobel

(CLO) Kể từ thời xa xưa, con người đã cố gắng hết sức để tránh xa cái chết. Ngày nay, khi những tiến bộ khoa học biến những thứ tưởng chừng viễn tưởng thành hiện thực, chúng ta có tiến gần hơn đến việc kéo dài tuổi thọ hay thậm chí là sự bất tử không?

Tiêu điểm Quốc tế