Doanh nhân Hoàng Nam Tiến - Chủ tịch HĐQT FPT Telecom:

Sáng tạo và linh hoạt ứng biến: Điều mỗi doanh nghiệp cần làm để đứng vững trước làn sóng dịch bệnh

Thứ bảy, 26/06/2021 08:30 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Năm 2020 vừa qua, trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị FPT Telecom trong bối cảnh dịch Covid-19 tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh, nhưng doanh nhân Hoàng Nam Tiến vẫn “chèo lái” thành công “con thuyền” FPT Telecom, không những “vượt khó” ngoạn mục mà còn liên tiếp lập các kỷ lục mới.

Bài liên quan

Năm 2020, đại dịch Covid-19 bùng phát bất ngờ và phức tạp. Giữa lúc hàng trăm, hàng ngàn doanh nghiệp lớn nhỏ điêu đứng, hàng nghìn người thất nghiệp thì FPT Telecom không chỉ đứng vững mà còn lập kỷ lục về cả doanh thu và lợi nhuận.

Cụ thể, năm 2020, năm tài chính đầu tiên ông Hoàng Nam Tiến nắm giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị FPT Telecom, một trong những doanh nghiệp hàng đầu lĩnh vực công nghệ đạt mức cao chưa từng có về doanh thu và lợi nhuận. Doanh thu năm 2020 đạt 11.552 tỷ đồng, tăng đáng kể so với con số 10.472 tỷ đồng năm 2019. Nhờ đó, lợi nhuận sau thuế năm 2020 tăng từ 1.463 tỷ đồng lên 1.664 tỷ đồng.

Chưa dừng lại ở đó, sang quý I/2021, FPT Telecom một lần nữa lập kỷ lục. Trong kỳ, lợi nhuận sau thuế lên tới 461 tỷ đồng, tăng 103 tỷ đồng, tương đương 29% so với quý 1/2020. Điều này có được là do doanh thu tăng từ 2.682 tỷ đồng lên 2.944 tỷ đồng.

Thành tựu này càng có ý nghĩa hơn trong bối cảnh ông Hoàng Nam Tiến rời FPT Software trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị FPT Telecom. Vừa đối phó với Covid-19, vừa phải làm quen với môi trường, đó là thách thức không hề nhỏ với bất cứ doanh nhân nào. Nhưng ông Hoàng Nam Tiến đã “vượt khó” một cách ngoạn mục.

Chia sẻ bí quyết để vượt qua đại dịch, người đứng đầu Công ty - Chủ tịch Hoàng Nam Tiến khẳng định: “Đổi mới, sáng tạo là “chìa khóa” nâng tầm bản sắc doanh nghiệp”.

ANh-3

Thách thức chồng chất trên cương vị mới

Tháng 03/2020 có lẽ là khoảng thời gian “khủng hoảng” nhất trong suốt mấy chục năm làm lãnh đạo của ông Hoàng Nam Tiến. Gắn bó với FPT đã gần 30 năm, kinh qua rất nhiều vị trí và ứng phó với không biết bao nhiêu thử thách nhưng cương vị người đứng đầu của Công ty Viễn thông FPT mang lại cho ông không ít những trải nghiệm “lần đầu gặp phải”.

Dịch bệnh đến đột ngột lại thêm sự cố đứt 2 tuyến cáp quan trọng khiến hoạt động của công ty chịu ảnh hưởng nặng nề, làn sóng chỉ trích vô cùng căng thẳng. 27 năm làm việc tại FPT tôi nghe “chửi” không bằng một tháng làm việc tại FPT Telecom”, ông Hoàng Nam Tiến chia sẻ.

Chưa kịp quen với môi trường làm việc mới đã phải liên tiếp đón nhận “khủng hoảng” nhưng ông Hoàng Nam Tiến không hề lo sợ bởi ông hiểu rõ, “khủng hoảng” chính là cơ hội để bứt phá.

Ông Tiến lấy ví dụ, trước khi có Covid, việc phát triển một sản phẩm hay một giải pháp công nghệ mới phải nghiên cứu, lên kế hoạch trong nhiều tháng, thậm chí nhiều quý, nhưng dịch bệnh đã thúc đẩy mọi công đoạn phải tiến hành nhanh hơn để đáp ứng nhu cầu sử dụng cấp thiết. 

Ông Hoàng Nam Tiến chia sẻ về những tháng ngày FPT Telecom trải qua giữa đại dịch Covid-19: “FPT Telecom may mắn khi Viễn thông thuộc nhóm dịch vụ thiết yếu, vẫn được phép hoạt động kể cả khi cách ly xã hội. Nhu cầu sử dụng Internet, Truyền hình để làm việc, học tập và giải trí của người dân tăng cao cũng là cơ hội tốt để thúc đẩy hoạt động bán hàng.

Tuy nhiên, điều đó cũng khiến chúng tôi vô cùng lo lắng, làm sao đảm bảo an toàn cho cán bộ nhân viên khi họ bắt buộc phải ra đường, thậm chí đến những vùng “tâm dịch” để hỗ trợ khách hàng.

Chính những sản phẩm, ứng dụng công nghệ mới chúng tôi tạo ra trong mùa dịch đã giúp đẩy mạnh các dịch vụ hỗ trợ từ xa, giảm tiếp xúc trực tiếp, đảm bảo an toàn cho cả khách hàng và cán bộ nhân viên đồng thời giúp tăng năng suất lao động trong khi cả xã hội đang “đóng băng””.

Ông Hoàng Nam Tiến - Chủ tịch Hội đồng quản trị FPT Telecom.

Ông Hoàng Nam Tiến - Chủ tịch Hội đồng quản trị FPT Telecom.

Theo đánh giá của ông Tiến, FPT Telecom là một tập thể có tính kỷ luật và tuân thủ cao, chính vì vậy, mọi quyết định của ông và Ban Lãnh đạo Công ty đều cần phải sáng suốt và chính xác. Cần đánh giá tình hình và dự đoán xu hướng xã hội để đưa ra chiến lược đúng đắn. 

“Bên cạnh các chính sách mới về chuyển đổi hình thức kinh doanh hay nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm tăng doanh thu, một điều mà tôi nghĩ FPT và FPT Telecom đã làm tốt trong mùa dịch chính là đảm bảo không để người FPT nào mất việc. Sự đảm bảo này giúp cán bộ nhân viên yên tâm và dốc lòng cống hiến vì tập thể.

Điều tôi rất ấn tượng với đội ngũ nhân sự của FPT Telecom chính là tinh thần máu lửa, nhiệt huyết và không chịu khuất phục trước bất cứ khó khăn nào. Các bạn sẵn sàng lăn xả, làm việc thâu đêm, ra quân bán hàng cuối tuần,... góp sức cho mục tiêu chung. Chính sự máu lửa, nhiệt huyết đó đã quyết định sự thành công cho rất nhiều Chiến dịch mà FPT Telecom đã triển khai trong năm 2020”, Chủ tịch Hội đồng quản trị FPT Telecom nhấn mạnh về việc đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động.

Đổi mới nâng tầm bản sắc doanh nghiệp

Đầu năm 2021, dịch bệnh bùng phát trở lại và hiện tại đang diễn biến vô cùng phức tạp nhưng chúng ta đã không còn bỡ ngỡ và bị động như một năm trước. Khi dịch bệnh chưa thể được giải quyết dứt điểm, theo ông Hoàng Nam Tiến:  “Sáng tạo và linh hoạt ứng biến là điều mỗi doanh nghiệp cần làm để đứng vững trước làn sóng dịch bệnh tăng cao”.

Sáng tạo, đổi mới dựa trên nền tảng đã xác định chắc chắn, rõ ràng mục tiêu phát triển của doanh nghiệp. Như vậy, đổi mới và sáng tạo mới có giá trị, đóng góp cho sự bền vững của tập thể đồng thời nâng tầm bản sắc, văn hóa doanh nghiệp.

Theo ông Hoàng Nam Tiến, FPT Telecom xác định sứ mệnh là “Kết nối Con người - Kết nối Yêu thương” với chiến lược trọng tâm trong 3 năm tới là tập trung tạo ra trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng. Để làm được điều đó, sự sáng tạo, đổi mới cần được khuyến khích ở tất cả các phòng ban, đơn vị trong công ty. 

IMG-4742-8229-1546596158

Tháng 4 vừa qua, FPT Telecom đã cho ra mắt FPT Play Box S - thiết bị kết hợp giữa TV Box và loa thông minh đầu tiên trên thế giới với tính năng Hands-free Voice Control (Điều khiển không chạm), giúp người dùng điều khiển mọi thiết bị thông minh trong nhà bằng giọng nói.

Bên cạnh đó, công ty cũng đẩy mạnh phát triển Ví Foxpay - giải pháp thanh toán điện tử giúp người dùng yên tâm khi thực hiện các giao dịch điện tử, từ chuyển tiền, nạp/rút tiền, tới thanh toán dịch vụ nhờ hệ thống bảo mật đáp ứng tiêu chuẩn Chứng nhận Bảo mật quốc tế PCI DSS cấp độ cao nhất (level 1). 

2 sản phẩm trên chính là thành quả của sự đổi mới, sáng tạo không ngừng từ nhiều phòng ban, bộ phận để cùng nhau tạo ra những trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng.

Theo Chủ tịch Hội đồng quản trị FPT Telecom, dịch bệnh là biến cố lớn nhưng cũng là “đòn bẩy” cần thiết để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số và thay đổi văn hóa làm việc thời công nghệ 4.0. Các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh luôn đứng trước tình thế - đổi mới hoặc bị thay thế. FPT Telecom đã lựa chọn thay đổi và thành công!

Bảo Linh

Tin khác

Bộ Công Thương có chỉ đạo khẩn yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử khi bán xăng

Bộ Công Thương có chỉ đạo khẩn yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử khi bán xăng

(CLO) Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa có công điện hỏa tốc, yêu cầu lực lượng quản lý thị trường cả nước thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.

Thị trường - Doanh nghiệp
TP HCM: Nâng cao chất lượng hoạt động của cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất để phát triển du lịch

TP HCM: Nâng cao chất lượng hoạt động của cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất để phát triển du lịch

(CLO) Văn phòng UBND TPHCM vừa có thông báo kết luận của Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi về các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tại cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất nhằm phát triển ngành du lịch của thành phố.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vietnam Airlines cung ứng hơn nửa triệu ghế dịp 30/4-1/5

Vietnam Airlines cung ứng hơn nửa triệu ghế dịp 30/4-1/5

(CLO) Nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch dịp nghỉ lễ 30/4, Vietnam Airlines sẽ cung ứng gần 560.000 ghế, tương ứng hơn 2.800 chuyến bay trên toàn mạng nội địa và quốc tế trong giai đoạn từ ngày 26/4 đến 2/5.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thừa Thiên Huế: Yêu cầu các cửa hàng xăng dầu phải xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán

Thừa Thiên Huế: Yêu cầu các cửa hàng xăng dầu phải xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán

(CLO) Thừa Thiên Huế, sẽ tạm dừng hoạt động kinh doanh và thu hồi giấy phép, đối với các cửa hàng bán lẻ xăng dầu, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đến hết ngày 31/3/2024 mà không chịu xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giá xăng tăng lên 24.810 đồng/lít từ 15h chiều nay

Giá xăng tăng lên 24.810 đồng/lít từ 15h chiều nay

(CLO) Từ 15h ngày 28/3, giá xăng E5 RON 92 được điều chỉnh tăng 410 đồng, còn xăng RON 95 tăng 530 đồng/lít.

Thị trường - Doanh nghiệp