(NB&CL) “Sau cơn mưa trời sẽ sáng” là ước vọng của các doanh nghiệp chịu thiệt hại nặng nề sau cơn bão số 3 gây ra. Hiện tại, các doanh nghiệp đang trong giai đoạn khắc phục hậu quả, từ đó ổn định sản xuất kinh doanh và vực dậy sau thiên tai.
Ước tính thiệt hại lên tới 40.000 tỷ đồng
Bão số 3 (bão Yagi) là cơn bão mạnh nhất trên biển Đông trong vòng 30 năm qua. Với sức gió duy trì cấp siêu bão, bão Yagi đã “tàn phá” miền Bắc Việt Nam, không chỉ ở các tỉnh, thành phố ven biển, mà ngay cả Thủ đô Hà Nội và các tỉnh miền núi phía Bắc cũng thiệt hại rất nặng nề về cả con người, hạ tầng và kinh tế.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, bão Yagi và hoàn lưu sau bão có phạm vi ảnh hưởng rất lớn, trải dài ở 26 tỉnh, thành phố ở toàn bộ miền Bắc và Thanh Hóa. Khu vực này chiếm tới 41% GDP và 40% dân số cả nước.
Ước tính sơ bộ, chưa đầy đủ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, thiệt hại về tài sản do bão số 3 gây ra khoảng 40.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, với những thiệt hại lớn do bão để lại có thể khiến tốc độ tăng trưởng 6 tháng cuối năm của cả nước và nhiều địa phương dự báo chậm lại, đặc biệt là một số địa phương như Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Lào Cai,...
Lãnh đạo một doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng tại Hải Phòng chia sẻ: “Chưa có cơn bão nào khủng khiếp như bão Yagi”.
Vị này nhận là công dân “Hải Phòng” xịn, sinh ra và lớn lên tại thành phố Cảng, vì vậy việc đối mặt với thiên tai, bão lũ là chuyện quá đỗi quen thuộc. Trước khi cơn bão số 3 đổ bộ vào đất liền, vị này đã chủ động bảo vệ tài sản, gia cố nhà xưởng, máy móc nhưng vẫn không tránh được thiệt hại.
“Sức công phá của bão là quá khủng khiếp và chưa từng thấy từ trước tới nay. Dù vậy, “sau cơn mưa” mong trời sẽ sáng, chúng tôi vẫn đang nỗ lực khắc phục hậu quả do thiên tai để lại, từ đó ổn định sản xuất kinh doanh và vực dậy sau những khó khăn”, vị này khẳng định.
Ông Nguyễn Chí Dũng - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, bão số 3 có thể khiến GDP quý III/2024 giảm 0,35%, quý IV/2024 giảm 0,22% so với kịch bản không có bão số 3. Ước cả năm GDP có thể giảm 0,15% so với kịch bản ước tăng trưởng có thể đạt 6,8% - 7%.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, thiệt hại do bão số 3 xuất phát từ cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Trong đó, chủ yếu là do siêu bão số 3 có cường độ mạnh, phạm vi lớn, tính chất phức tạp, chưa từng có tiền lệ; tình trạng mưa lớn kéo dài, xả lũ ở thượng nguồn một số con sông lớn.
Bên cạnh đó, một bộ phận người dân, doanh nghiệp tại một số nơi còn chủ quan, lơ là, chưa tuân thủ nghiêm túc, đầy đủ chỉ đạo, hướng dẫn, cảnh báo của các cơ quan chức năng.
“Một số chính quyền cấp cơ sở còn thiếu trang thiết bị, triển khai chậm, lúng túng, chưa đáp ứng yêu cầu ứng phó trong các tình huống khẩn cấp; phối hợp thông tin trong một số thời điểm bị gián đoạn”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.
Bộ trưởng cho rằng, đây chính là những bài học kinh nghiệm của Việt Nam trong thời gian tới. Và để giảm thiểu các tác động của thiên tai, bão lũ, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định: Việt Nam phải tốt công tác dự báo, bám sát thực tiễn, chủ động từ sớm, từ xa để có giải pháp ứng phó, phản ứng chính xác, kịp thời, hiệu quả, linh hoạt.
Vực dậy từ đổ vỡ
Bão số 3 và hoàn lưu do bão cũng đã tác động tiêu cực tới nhiều ngành kinh tế, từ nông nghiệp, công nghiệp, cho tới các ngành dịch vụ, du lịch. Trên các phương tiện truyền thông đại chúng, đặc biệt là mạng xã hội liên tục chia sẻ các hình ảnh, video khiến mọi người phải xót xa, như ruộng đồng bị nước lũ “nhấn chìm”; nhiều nhà máy, công xưởng, các cửa hàng kinh doanh bị sập mái. Hệ thống máy móc, dây chuyền sản xuất ngập sâu trong nước.
Thậm chí, có người dùng mạng xã hội chia sẻ hình ảnh cửa kính của một khách sạn 5 sao tại Quảng Ninh bay lả tả trong siêu bão số 3.
Trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo và Công luận, ông Nguyễn Lạc Huy, đại diện chuỗi cửa hàng CellphoneS cho biết: Bão số 3 đã khiến 22/36 cửa hàng nằm trong khu vực ảnh hưởng bị thiệt hại do vỡ, sập bảng biển, tốc mái, úng dột. Chi phí khắc phục dự kiến trên 1 tỷ đồng.
Riêng trong ngày 7/9, thời điểm bão đổ bộ vào đất liền, 70% số cửa hàng tại miền Bắc buộc phải đóng cửa hoàn toàn, thiệt hại doanh thu xấp xỉ nhiều tỷ đồng mỗi ngày.
Sau khi bão đi qua, tình trạng ngập úng, mất điện, cắt sóng di động cùng việc khách hàng chịu ảnh hưởng kinh tế nặng nề với nhiều khoản chi phí phải lo cho gia đình khắc phục thiệt hại, doanh số các cửa hàng khắp miền Bắc bị sụt giảm từ 20 - 50% so với giai đoạn trước bão.
“Cho tới thời điểm hiện tại, chúng tôi vẫn đang cố gắng khắc phục hậu quả sau thiên tai. Tuy nhiên, có thể quá trình này có thể kéo dài hơn so với dự kiến, do số lượng công trình bị hư hại tăng đột biến, thợ cơ khí thiếu hụt, cùng tình trạng thời tiết mưa nhiều ngày”, ông Huy nói.
Tại Hải Phòng, địa phương có nhiều khu công nghiệp chịu thiệt hại rất nặng do bão số 3 gây ra cũng đang trong giai đoạn khắc phục.
Ông Phạm Hồng Điệp - Chủ tịch Công ty CP Shinec, chủ đầu tư khu công nghiệp Nam Cầu Kiền (Hải Phòng) cho biết: Sau khi cơn bão Yagi đi qua, khu Công nghiệp Nam Cầu Kiền đã nhanh chóng khắc phục hậu quả và khôi phục hoạt động sản xuất chỉ trong vòng 2 ngày.
Một yếu tố quan trọng giúp Nam Cầu Kiền chủ động khôi phục nhanh chóng là hệ thống trạm biến áp 110kV được lắp đặt tại chỗ, giúp đảm bảo nguồn điện không bị gián đoạn ngay cả trong tình huống khẩn cấp. Ngoài ra, sự phối hợp giữa Thành ủy, UBND thành phố và các ban ngành đã tạo ra một mô hình ứng phó hiệu quả, đảm bảo sự an toàn cho các nhà máy trong khu công nghiệp.
Trong khi đó, đại diện khu công nghiệp Deep C (Hải Phòng) cho biết: Ngay khi bão số 3 đi qua, khu công nghiệp đã phối hợp với các doanh nghiệp để khắc phục hậu quả sau bão. Trong đó, trọng tâm chính là nhanh chóng cung cấp điện cho hoạt động sản xuất và khắc phục sau bão.
Tuy nhiên, vị này cho rằng, một số doanh nghiệp, nhà xưởng trong khu công nghiệp đang trong giai đoạn sửa chữa nên chưa thể hoạt động hết công suất. Vì vậy, phải mất một thời gian nữa, các doanh nghiệp này mới hoạt động bình thường trở lại.
Tại Quảng Ninh, địa phương có thế mạnh về du lịch cũng chịu thiệt hại rất nặng. Nhiều cơ sở du lịch, lưu trú bị hư hỏng, phải đóng cửa để sửa chữa. Đặc biệt, Quảng Ninh có thể sẽ bỏ lỡ mùa khách du lịch quốc tế, diễn ra từ tháng 9/2024 đến tháng 4/2025 và cũng có thể không thu hút được khách trong nước.
Chủ đầu tư tổ hợp khách sạn và căn hộ A la carte Hạ Long cho biết, do ảnh hưởng của bão số 3, một số căn hộ bị vỡ kính một lớp mặt ngoài. Có căn bị vỡ kính cả hai lớp dẫn đến trần thạch cao, rèm cửa, sàn gỗ, trang thiết bị nội thất trong căn hộ bị ảnh hưởng. Một số khu vực nhà hàng, bể bơi, phòng hội nghị, sảnh lễ tân… cũng bị vỡ kính.
“Bão số 3 với cường độ gió giật trên cấp 17, gây ra nhiều thiệt hại song may mắn tất cả khách lưu trú tại tòa nhà và cán bộ nhân viên đều an toàn”, đại diện tổ hợp khách sạn này cho biết.
Ngay khi bão đi qua, chủ đầu tư đã có phương án bịt các phần kính bị bung, tránh thiệt hại đối với nội thất trong thời gian chờ để khôi phục lại toàn bộ thiệt hại kính mặt ngoài.
Bên cạnh đó, chủ đầu tư cũng làm việc với các đơn vị tư vấn, nhà thầu để lên phương án sửa chữa, thay thế hệ thống kính bị ảnh hưởng, nỗ lực tối đa về vấn đề tài chính để cùng chủ sở hữu khắc phục thiệt hại.
“Thời gian khắc phục hậu quả dự kiến khoảng 3 tháng do lớp kính mặt ngoài và một số phụ kiện phải đặt và nhập khẩu từ nước ngoài”, đại diện chủ đầu tư cho biết.
Đại diện chủ đầu tư tổ hợp khách sạn và căn hộ A la carte Hạ Long nhận định: Hậu quả mà bão Yagi để lại là rất lớn. Song với nỗ lực của chính quyền, cộng đồng doanh nghiệp và người dân đồng lòng khắc phục khó khăn, đời sống và hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ sớm ổn định trở lại.
Ông Nguyễn Minh Tuấn - Giám đốc điều hành AFA Capital cho biết: Thiên tai, bão lũ đã để lại tổn thất nặng nề đối với nền kinh tế Việt Nam. Một trong những tác động rõ nét nhất đối với nền kinh tế, đó là việc các tỉnh, thành phố có đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn tại miền Bắc đều bị ảnh hưởng khá lớn bởi bão số 3 và lũ lụt sau bão. Một số cấu phần sản xuất và FDI có thể sẽ chậm lại do ảnh hưởng của thiên tai. Xu hướng FDI đăng ký chậm lại, cần có thời gian để những tỉnh thành phía Bắc khắc phục thiệt hại sau bão. Cùng đó, nền kinh tế cũng đang đối diện với rủi ro về lạm phát ở phía cung đang tăng lên, đặc biệt là cấu phần lương thực, thực phẩm và vật liệu xây dựng sau bão số 3.
(CLO) Chiều 4/10, tại huyện Nghi Xuân, Báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh phối hợp với UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển”. Hà Tĩnh là địa phương có biển thứ 17 được Báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh tổ chức chương trình này.
(CLO) Ngày 4/10, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương và Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri, đối thoại với cán bộ công đoàn, công nhân, người lao động tại huyện Cẩm Giàng. Hội nghị có sự tham dự của hơn 200 công nhân lao động, cán bộ Công đoàn cơ sở.
(CLO) Nhóm 4 đối tượng đã trộm 16 hộp đen khác trên địa bàn các tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Thừa Thiên Huế… với tổng giá trị thiệt hại khoảng 460 triệu đồng.
(CLO) Công an tỉnh Hòa Bình vừa tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Hoàng Đình Lưu (SN 1971, trú tại: Tổ 11, phường Dân Chủ, TP Hòa Bình) là cán bộ Ban Quản lý rừng phòng hộ sông Đà thuộc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình.
(CLO) Các ông Hồ Đăng Kh. và Hồ Đăng Ngh. Đang tranh chấp quyền sử dụng đất nên đã làm đơn khiếu nại lên UBND xã Đức Trạch. Trong khi diện tích đất đang còn tranh chấp, công chức địa chính xã Đức Trạch làm giả một số giấy tờ xin cấp đất để trình hồ sơ cấp đất cho Chủ tịch UBND xã Đức Trạch để ký xác nhận.
(CLO) Bộ GD&ĐT lấy ý kiến các địa phương, trường học về Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT trong đó có việc góp ý cho phương án thi tuyển lớp 10 theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
(CLO) Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương cho biết, dưới sự chỉ đạo sát sao của Bộ Y tế và UBND TP Hà Nội, liên ngành Y tế - Giáo dục đã phối hợp chuẩn bị Chiến dịch tiêm chủng vaccine sởi, đảm bảo an toàn, hiệu quả, chất lượng.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn, ngày 5/10, Bắc Bộ và Thanh Hóa đêm và sáng sớm trời lạnh, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng. Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to (mưa tập trung vào chiều và tối).
(CLO) Trong quá trình san sạt đất để đào móng làm nhà, một hộ dân ở huyện Đăk Pơ (Gia Lai) đã phát hiện hố chôn tập thể nhiều hài cốt và di vật nghi là của bộ đội Việt Nam.
(CLO) Do ảnh hưởng của bão số 3, trên địa bàn quận Tây Hồ, riêng cây đào thiệt hại khoảng 39 tỷ đồng, thiệt hại với cây quất là 25 tỷ đồng. Đại biểu đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù để hỗ trợ người dân.
(CLO) Từ chiều nay (ngày 04/10), trong khi mực nước sông Hồng (đoạn qua tỉnh Phú Thọ) dâng lên cao làm cầu phao Phong Châu tạm ngừng phục vụ, để thuận lợi cho người dân qua sông, phà quân đội đã chính thức được hoạt động.
(CLO) Ngày 04/ 10, Tỉnh ủy Lạng Sơn đã tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt về công tác cán bộ. Ban tổ chức đã trình bày tờ trình giới thiệu nhân sự bổ sung quy hoạch Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030.
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và 25 năm Hà Nội được UNESCO trao danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” (16/7/1999 – 16/7/2024), UBND Thành phố Hà Nội tổ chức chương trình “Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình” tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm – biểu tượng văn hóa lịch sử của Thủ đô.
Mỗi mùa khai giảng, các bậc phụ huynh lại tất bật chuẩn bị hành trang cho con bước vào ngưỡng cửa mới của cuộc đời. Nhiều gia đình lựa chọn mua xe máy hoặc xe điện để con có phương tiện di chuyển thuận tiện khi vào cấp 3 hay đại học. Tuy nhiên, phía sau niềm vui này, nhiều phụ huynh lại lo lắng về an toàn của con khi di chuyển trên đường cũng như khi xa nhà. Thấu hiểu những lo lắng của các bậc phụ huynh, VNPT Safe Motor ra đời như một giải pháp thông minh giúp phụ huynh luôn an tâm đồng hành cùng con trên mọi nẻo đường.
Tối ngày 3/10, tại Lễ trao giải Asia Pacific Enterprise Awards (APEA) 2024 do Hiệp hội Doanh nghiệp Châu Á - Enterprise Asia tổ chức tại TP.HCM, Eximbank đã vinh dự được trao tặng giải thưởng Doanh nghiệp xuất sắc Châu Á 2024. Giải thưởng này không chỉ là sự ghi nhận cho những nỗ lực không ngừng của Eximbank trong việc đổi mới và phát triển bền vững, mà còn tôn vinh những đóng góp tích cực của ngân hàng vào hệ sinh thái tài chính khu vực.
Hạnh phúc khi được sẻ chia, làm điều có ích cho cộng đồng, giọt máu của mình đã, đang và sẽ cứu sống người bệnh trong lúc nguy kịch - đó là những tình cảm của CBNV, khách hàng, đối tác Nam A Bank khi tham gia Ngày Hội đỏ suốt 13 năm qua.
(CLO) Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương cho biết: Kinh doanh xăng dầu là ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nên thương nhân phải tuân thủ điều kiện khi tham gia kinh doanh.
(CLO) Sáng nay (4/10), giá vàng nhẫn biến động trái chiều, nơi tăng nơi giảm ở mức đỉnh giá. Căng thẳng địa chính trị đã giúp giá vàng trụ vững, bất kể đồng bạc xanh và lãi suất trái phiếu tăng.
(CLO) Canada đang tiến hành một khoản đầu tư khổng lồ để đa dạng hóa thị trường xuất khẩu các sản phẩm dầu mỏ của mình. Đặc biệt, một đường ống dẫn dầu mới sẽ cho phép nước này vận chuyển dầu sang các khách hàng mới ở châu Á, như Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ.
(CLO) Ấn Độ và Nepal ký thỏa thuận chiến lược mở rộng đường ống 69 km, đảm bảo an ninh năng lượng dài hạn và tối ưu hóa vận chuyển dầu mỏ giữa hai quốc gia.
Trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế TP HCM lần thứ 5 năm 2024, do UBND TP HCM chủ trì, Sở Ngoại vụ TP HCM và Đại học Hoa Sen (HSU) phối hợp tổ chức một buổi talk show đầy cảm hứng dành cho giới trẻ với Giáo sư Klaus Schwab, Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF). Nổi tiếng với vai trò là một bậc thầy trong lĩnh vực kinh tế học và kỹ thuật, Giáo sư Schwab đã có những đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội toàn cầu.
(CLO) Cuộc xung đột đang làm gia tăng lo ngại về nguồn cung dầu, nhưng những lo ngại này lại được bù đắp bởi sản lượng dầu toàn cầu tăng lên và nhu cầu chậm lại từ Trung Quốc.