Sau đóng cửa, Trung Quốc tăng cường sản xuất điện than thúc đẩy tăng trưởng

Thứ ba, 14/06/2022 10:16 AM - 0 Trả lời

(CLO) Nhu cầu kích thích kinh tế sau chính sách Zero Covid đang cản trở nỗ lực cắt giảm lượng khí thải carbon.

Hiểm hoạ của việc chuyển dịch quá nhanh khỏi điện than

Vào cuối năm 2021, chính quyền tỉnh Sơn Tây, miền Bắc Trung Quốc đã phạt một trong những công ty than lớn nhất Trung Quốc vì khai thác trái phép tại hơn 50 địa điểm.

Jinneng Holding Shanxi Coal Industry đã đưa ra các giới hạn sản xuất nghiêm ngặt sau một loạt các vụ tai nạn khai thác trên khắp đất nước. Trong một tháng, Jinneng đã đào thêm 400% than tại một mỏ so với mức cho phép.

Nhưng số tiền phạt không ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của Jinneng. Tập đoàn đã sản xuất 380 triệu tấn than vào năm 2021, trở thành nhà sản xuất than lớn thứ hai ở Trung Quốc. Và sự chỉ trích của công chúng từ các cơ quan quản lý an toàn của tỉnh Sơn Tây đã không ngăn được chính quyền tỉnh này bật đèn xanh cho Jinneng để tăng cường sản xuất than.

Tuy nhiên, Jinneng không chỉ khai thác than. Tập đoàn này cũng đốt than để tạo ra điện và có kế hoạch xây dựng 5 nhà máy điện than mới với tổng công suất 10GW trong Kế hoạch 5 năm 2021-2025, theo nghiên cứu của nhà cung cấp dữ liệu Global Energy Monitor. Mức tăng sản lượng này lớn hơn toàn bộ công suất điện than hiện có ở Anh.

sau dong cua trung quoc tang cuong san xuat dien than thuc day tang truong hinh 1

Trung Quốc đã bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu điện và thời tiết oi bức đã khiến nhu cầu tăng cao. (Nguồn: CNN).

Yu Aiqun, nhà nghiên cứu cấp cao tập trung vào ngành công nghiệp than của Trung Quốc tại GEM, cho biết việc Jinneng có hành động mâu thuẫn với chính quyền Sơn Tây cho thấy “các cơ quan Chính phủ có những chương trình nghị sự khác nhau và đôi khi mâu thuẫn nhau”.

Nói rộng hơn, nỗ lực khử cacbon của Trung Quốc đã gặp phải rào cản sau khi sự cân bằng mong manh giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường bắt đầu nghiêng về phía hỗ trợ cơ sở hạ tầng chạy bằng điện than, sau khi nước này đóng cửa vì Covid-19.

Trung Quốc không phải quốc gia duy nhất đang vật lộn để cân bằng giữa an ninh năng lượng, tăng trưởng kinh tế và bảo vệ khí hậu. Tuy nhiên, vấn đề này đặc biệt nghiêm trọng ở Trung Quốc, do quy mô công nghiệp khổng lồ của nước này và sự phụ thuộc nhiều vào than đá.

Các mục tiêu phát thải của Bắc Kinh đã khiến các quan chức địa phương cắt giảm sản xuất nhiệt điện than. Tuy nhiên, sau đó, vào mùa hè năm ngoái, Trung Quốc đã bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu điện khi sự phục hồi kinh tế từ giai đoạn đầu của đại dịch và thời tiết oi bức đã làm tăng nhu cầu sử dụng điện. Trong khi đó, trần giá điện đồng nghĩa với việc chi phí than và các nguyên liệu đầu vào khác tăng lên không làm giảm nhu cầu đó.

Cuộc khủng hoảng năng lượng khiến các nhà hoạch định chính sách nhận thức sâu sắc những nguy cơ của việc dịch chuyển quá nhanh khỏi nguồn than đáng tin cậy nhưng gây ô nhiễm, vốn vẫn chiếm khoảng 60% tổng sản lượng điện của Trung Quốc.

Thêm nữa, việc đại dịch Covid-19 bùng phát lần 2 đã làm trầm trọng thêm tình hình. Sau sự bùng phát của biến thể Omicron vào tháng 3, các đợt giãn cách đã gây ra sự tàn phá đối với cơ sở công nghiệp của đất nước, khiến các nhà hoạch định chính sách phải dùng đến chiêu thức cũ là kích thích cơ sở hạ tầng.

“Ngủ đông” trong nỗ lực bảo vệ môi trường để bảo vệ nền kinh tế

Li Shuo, quan chức cấp cao về chính sách năng lượng và khí hậu tại Greenpeace Đông Á cho biết: “Cuộc khủng hoảng Covid đã khiến các công ty và Chính phủ phân tâm khỏi chương trình nghị sự về khí hậu”. Li nói rằng Trung Quốc hiện đang “bước vào thời kỳ ngủ đông về chính trị khí hậu” khi các quan chức bật đèn xanh cho các dự án cơ sở hạ tầng có nhiều khí thải carbon để thúc đẩy tăng trưởng.

Chỉ trong 6 tháng đầu năm nay, Trung Quốc đã phê duyệt các nhà máy nhiệt điện than mới trị giá 7,3GW, gấp đôi con số của cả năm 2021, theo nghiên cứu của GEM.

Việc xây dựng các nhà máy than mới sẽ được mở rộng sau khi Hội đồng Nhà nước, nội các Trung Quốc, công bố kế hoạch đầu tư 1,5 tỷ USD để hỗ trợ các nhà máy phát điện chạy bằng than và tăng sản lượng điện vào tháng 5.

Khi sự chú ý của Bắc Kinh chuyển từ giảm khí thải sang an ninh năng lượng, hy vọng đã mở ra cho các dự án than mới. Yu nói: “Ngành công nghiệp than đang chờ đợi cơ hội để tăng cường sản xuất và khai thác than”. Bà giải thích rằng những người khổng lồ về nhiên liệu hóa thạch sẽ mua đất, tiến hành các nghiên cứu khả thi và lập bản thiết kế xây dựng để chuẩn bị cho các chính sách được nới lỏng.

Yu cho biết các nhà sản xuất than cảm thấy cần tăng sản lượng trước năm 2025, đúng vào thời điểm ông Tập trước đó đã cam kết giảm sản lượng than. Bà nói: “Trước khi cánh cổng đóng cửa, ngành công nghiệp này đang xúc tiến các dự án than đá càng nhiều càng tốt.

sau dong cua trung quoc tang cuong san xuat dien than thuc day tang truong hinh 2

Chỉ trong 6 tháng đầu năm nay, Trung Quốc đã phê duyệt xây dựng các nhà máy nhiệt điện than mới  gấp đôi con số của cả năm 2021. (Nguồn: mining.com)

Đối với người dân địa phương ở các thị trấn khai thác than, sức hấp dẫn của việc kiếm tiền từ tài sản gây ô nhiễm này rất mạnh mẽ. Yu, người đến từ một thị trấn khai thác ở tỉnh Liêu Ninh, nói: “Khi mọi người đào than từ lòng đất lên, giống như họ đang đào tiền lên vậy. Điều này rất hấp dẫn đối với mọi người”.

Tuy nhiên, trong khi động lực quay trở lại với nhiên liệu hóa thạch, các chuyên gia môi trường tin rằng vẫn có cơ sở để lạc quan vì Bắc Kinh dường như đang đặt nền móng cho một hệ thống thương mại sẽ buộc các công ty phải cắt giảm lượng khí thải.

Mùa hè năm ngoái, Trung Quốc đã giới thiệu một kế hoạch mua bán khí thải, ban đầu chỉ bao gồm lĩnh vực phát điện và các trạm phát điện phục vụ các nhà máy công nghiệp. Các chuyên gia cho rằng giá tín dụng carbon của Trung Quốc là 8,9 USD/tấn là quá thấp để thúc đẩy các công ty hạn chế phát thải. Ngược lại, tín dụng carbon của châu Âu giao dịch ở mức 85,5 USD/tấn.

Tuy nhiên, Huw Slater, một chuyên gia về định giá carbon tại công ty tư vấn ICF, lập luận: “Quá trình đếm lượng khí thải có những lợi ích của nó. Các công ty buộc phải xem khí thải như một chi phí tiềm năng trong tương lai. Việc phát điện không hiệu quả hiện nay giống như một chi phí tiềm ẩn, sẽ ảnh hưởng đến chiến lược đầu tư của công ty”.

Slater chỉ ra rằng các chương trình kinh doanh carbon của Châu Âu và California cũng bắt đầu triển khai trong thực tế với mức giá thấp. Ông cũng nói rằng việc chính quyền loại bỏ các công ty khai báo sai về lượng khí thải là một “dấu hiệu tốt” mà Bắc Kinh đang nghiêm túc trong việc xây dựng một thị trường carbon hợp pháp.

Hồi tháng 3, Bộ Môi trường Trung Quốc đã chỉ trích 4 công ty vì làm sai lệch hoặc bóp méo dữ liệu carbon, như một phần trong nỗ lực cải thiện chất lượng dữ liệu.

Các nhà phân tích khí hậu cho rằng cuối cùng thì chỉ có chính quyền trung ương mới có thể thúc giục những công ty gây ô nhiễm hạn chế phát thải. Yu nói: “Áp lực duy nhất có thể làm được là từ trên xuống”.

Sơn Tùng (Theo Financial Times)

Sơn Tùng

Tin khác

Bắc Ninh: Khởi công dự án nhà xưởng và nhà kho xây sẵn quy mô 14 ha tại khu công nghiệp Thuận Thành III

Bắc Ninh: Khởi công dự án nhà xưởng và nhà kho xây sẵn quy mô 14 ha tại khu công nghiệp Thuận Thành III

(CLO) Công ty Cổ phần Tập đoàn KCN Việt Nam (KCN Việt Nam)- nhà phát triển bất động sản công nghiệp chuyên nghiệp tại Việt Nam, vừa triển khai xây dựng dự án nhà xưởng và nhà kho xây sẵn với quy mô 14 ha tại KCN Thuận Thành III- Phân khu B, tỉnh Bắc Ninh.

Kinh tế vĩ mô
Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án FDI sản xuất vải lưới, đế giày có tổng vốn đầu tư 40 triệu USD

Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án FDI sản xuất vải lưới, đế giày có tổng vốn đầu tư 40 triệu USD

(CLO) Ban Quản lý các Khu công nghiệp (KCN) tỉnh Nam Định cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án nhà máy may XIELONG Việt Nam tại KCN Dệt may Rạng Đông (Nghĩa Hưng).

Kinh tế vĩ mô
Tỉnh Bắc Ninh và Nam Ninh (Trung Quốc) ký kết tăng cường giao lưu kinh tế, thương mại và kết nối

Tỉnh Bắc Ninh và Nam Ninh (Trung Quốc) ký kết tăng cường giao lưu kinh tế, thương mại và kết nối

(CLO) Chiều 17/4, tại tỉnh Bắc Ninh, đại diện Thành phố Nam Ninh, Trung Quốc đã ký kết Bản ghi nhớ về tăng cường giao lưu kinh tế, thương mại với tỉnh Bắc Ninh.

Kinh tế vĩ mô
Nam Định: Triển khai kế hoạch xây dựng 3 khu công nghiệp mới

Nam Định: Triển khai kế hoạch xây dựng 3 khu công nghiệp mới

(CLO) 3 khu công nghiệp (KCN) gồm: Hải Long, Nam Hồng và Minh Châu nằm trong số 6 KCN mới được UBND tỉnh Nam Định đồng ý chủ trương cho lập quy hoạch và nằm trong số 10 KCN phát triển thêm theo Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Kinh tế vĩ mô
Đề xuất cấp khí LNG cho các doanh nghiệp và Nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình

Đề xuất cấp khí LNG cho các doanh nghiệp và Nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình

(CLO) Đây là một trong những nội dung được lãnh đạo Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP (PV GAS) báo cáo đề xuất việc nghiên cứu, khảo sát đầu tư xây dựng dự án cung cấp khí LNG với tỉnh Thái Bình.

Kinh tế vĩ mô