Sau lệnh cấm nhập than Nga, Ba Lan chuẩn bị đón “mùa đông khắc nghiệt”

Thứ sáu, 12/08/2022 06:22 AM - 0 Trả lời

(CLO) Sau khi cấm nhập khẩu than của Nga vào tháng 4, Ba Lan - nhà sản xuất than lớn nhất châu Âu tiếp tục đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn cung và chi phí nhập khẩu cao.

Mỗi năm, Ba Lan tiêu thụ khoảng 10 triệu tấn than để cung cấp điện cho các hộ gia đình - chiếm 87% tổng lượng than tiêu thụ tại các gia đình ở EU vào năm 2019, theo Forum Energii, tổ chức nghiên cứu độc lập có trụ sở tại Warsaw. Được biết, khoảng một nửa trong số này được khai thác trong nước, khoảng 40% than còn lại nhập khẩu từ Nga, tương đương 3,9 triệu tấn/năm.

Kể từ khi thực hiện lệnh cấm nhập khẩu than Nga, Ba Lan đã phải rục rịch tìm nguồn cung mới. Ba Lan sử dụng than của Nga vì giá rẻ, so với than Ba Lan rất đắt vì quá trình khai thác phức tạp và mất nhiều thời gian. Hơn nữa, than của Nga có chất lượng cao hơn, chứa ít lưu huỳnh hơn.

sau lenh cam nhap than nga ba lan chuan bi don mua dong khac nghiet hinh 1

Ba Lan đang cạn kiệt than đá sau khi cấm nhập từ Nga. Ảnh minh họa. Ảnh chụp màn hình.

Nguồn dự trữ than dần cạn kiệt

Vào tháng 11/2021, Ba Lan đã cam kết với Hội nghị Khí hậu COP26 ở Glasgow để thoát khỏi than đá và ngừng xây dựng và đầu tư vào các dự án khai thác than mới. Điều này làm giảm đáng kể sản lượng than của Nga.

Ước tính, với giá than bán buôn hiện trên 2.000 zloty (430 USD, 420 euro) mỗi tấn, cộng với chi phí vận chuyển và phân phối, nhiều người dùng Ba Lan dự kiến sẽ rơi vào tình trạng nghèo năng lượng khi mùa đông đến, nhiều hộ gia đình không còn khả năng để thanh toán hóa đơn tiền điện.

Mặc dù chính phủ nước này đã tung ra nhiều chính sách bảo vệ người dân, tuy nhiên rủi ro nhất là những người có thu nhập thấp lẹt đẹt.

Barbara và Witold Walesa - một cặp vợ chồng đã nghỉ hưu sống ở thị trấn nhỏ Deblin, cách Warsaw 100 km (60 dặm) về phía nam - gần đây đã chuyển sang dùng khí đốt tự nhiên làm nguồn nhiên liệu chính để sưởi ấm. Họ chỉ sử dụng than để dự trữ khi cần thiết.

"Giá than đã lên đến khoảng 2.500 zlotys, cao hơn khoảng bốn lần so với năm ngoái", bà Barbara nói với DW. "Chúng tôi có thể ổn, nhưng những người dân còn lại sẽ không như vậy, cuộc sống sẽ muôn vàn khó khăn khi mùa đông lạnh giá sắp tới."

Ngày nay, Ba Lan có trữ lượng than thấp nhất kể từ Thế chiến II. Từ thời đại dịch Covid-19, kho dự trữ của nước này đã tăng lên mức cao 8 triệu tấn, tuy nhiên tính từ đầu tháng 8, trữ lượng than gần như giảm một nửa xuống còn 4,4 triệu tấn, theo dữ liệu từ Cơ quan Phát triển Công nghiệp Ba Lan.

Các nhà sản xuất than lớn nhất Ba Lan bao gồm cả Tập đoàn khai thác mỏ Ba Lan (PGG) đã phải bán bớt lượng dự trữ của họ và không có đủ nguồn cung cấp than trước khi sử dụng cao điểm vào mùa đông này. Giờ đây, họ đang cố gắng đàm phán lại các hợp đồng dài hạn với các công ty năng lượng trong nước.

Nhiều nguồn tin cho hay: "Các nhà máy điện ở Ba Lan đã bắt đầu giảm công suất, điều này đã góp phần làm giảm xuất khẩu điện. Vào tháng 7, lần đầu tiên trong nhiều tháng, Ba Lan là nước nhập khẩu điện ròng".

Rục rịch nhập khẩu than, nhiều mặt hạn chế

Ba Lan đang bận rộn tìm mua than từ Colombia, Australia, Nam Phi và Indonesia với giá bán buôn 2.000 zlotys/tấn, cộng với chi phí vận chuyển và phân phối. Nhưng các chuyên gia nghi ngờ rằng liệu nước này có thể mua đủ than trong vài tháng trước khi mùa sưởi bắt đầu hay không.

Một nguồn tin cho biết: “Các mỏ than ở Ba Lan không thể tăng sản lượng trong một vài tháng, Ba Lan“ không có lựa chọn nào khác ”ngoài việc“ nhập khẩu than từ những nước có thể mua được. ”

Tuy nhiên, nỗ lực thúc đẩy nhập khẩu than bị cản trở bởi năng lực vận chuyển hạn chế do các cảng biển Baltic của Ba Lan và các tuyến đường sắt xuyên biên giới hiện đang bị tắc nghẽn với các chuyến hàng quân sự và thực phẩm đến và đi từ nước láng giềng Ukraine.

Để giúp đỡ hơn 38 triệu dân của đất nước trong mùa đông tới, chính phủ Warsaw đang có kế hoạch cung cấp cho các hộ gia đình khoản thanh toán một lần là 3.000 zloty. Cùng với các biện pháp cứu trợ, gói thầu ước tính trị giá tổng cộng 23 tỷ zloty.

Nhiều người dân tin rằng gói cứu trợ này là "không công bằng" và sẽ tạo ra "xung đột xã hội nghiêm trọng" vì trợ cấp không được tính vào thu nhập của người dân. Hơn nữa, điều này sẽ gây ra lạm phát giá than.

Hiện nhiều hộ gia đình bình thường ở Ba Lan sẽ phải trả 12.000 zlotys cho khoảng 4 tấn than vào mùa đông, trong đó sẽ có khoảng 25% được nhà nước trợ cấp. Ngoài ra, khoảng 80% hộ gia đình Ba Lan sẽ không nhận được bất kỳ hỗ trợ nào vì họ không sử dụng than.

Các lựa chọn thay thế là gì?

Chính phủ Ba Lan cũng đang suy nghĩ về việc dỡ bỏ lệnh cấm năm 2020 đối với các sản phẩm than chất lượng kém nhất, tìm cách đình chỉ các hạn chế đối với sản xuất nội địa của nước này trong 60 ngày. Ngoài ra, chính phủ nước này cũng đã "ủy quyền" cho người dân để kiếm củi trong rừng nhằm hạn chế tối đa sử dụng than đá.

Nếu mùa đông lạnh giá, lượng than được đốt trong nhà có thể sẽ tăng lên. Một số hộ gia đình có thể sẽ đốt nhiều củi hơn", nhiều nguồn tin cho biết thêm rằng nguồn cung cấp nhiên liệu cho các nhà máy điện ở Ba Lan cũng có thể phụ thuộc vào tình hình năng lượng ở Pháp.

Với việc đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân ở Pháp, nhu cầu về khí đốt và than đá tăng lên đáng kể trên khắp châu Âu. Nếu họ hoạt động trở lại, Ba Lan sẽ có thể nhập khẩu nhiều điện hơn từ nước ngoài và do đó giảm tiêu thụ than trong các nhà máy điện trong nước.

Tuy nhiên, vấn đề cung cấp than của Ba Lan không chỉ dừng lại ở sản xuất trong nước giảm. Việc thiếu kế hoạch dài hạn mang tính chiến lược trong lĩnh vực khai thác than, cộng với việc chính phủ hành động "hỗn loạn và bất thường, từ đốt củi đến trợ cấp đang làm trầm trọng thêm khủng hoảng.

Theo hãng tin DW lập luận: "Quyết định của chính phủ đưa ra lệnh cấm vận nhập khẩu than từ Nga vào tháng 4 là đột ngột, việc "nhập khẩu đầy đủ" than cho các hộ gia đình lẽ ra đã được bắt đầu "từ nhiều tháng trước". Tuy nhiên, các vấn đề về nguồn cung hiện tại có thể là "lý lẽ cho việc loại bỏ than nhanh hơn" và cuối cùng có thể biến Ba Lan thành "một trong những thị trường máy bơm nhiệt lớn nhất ở châu Âu."

Lê Na (Theo DW)

Bình Luận

Tin khác

Xuất khẩu dầu thô của Iran tăng đột biến

Xuất khẩu dầu thô của Iran tăng đột biến

(CLO) Xuất khẩu dầu thô từ Iran đạt mức cao nhất trong 6 năm trong quý đầu tiên của năm, dữ liệu từ Vortexa được Financial Times trích dẫn cho thấy.

Thị trường - Doanh nghiệp
IMF dự báo kinh tế Nga tăng trưởng đáng kể

IMF dự báo kinh tế Nga tăng trưởng đáng kể

(CLO) Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã tăng đáng kể dự báo tăng trưởng cho nền kinh tế Nga vào năm 2024. Trong năm nay, GDP của Nga được dự báo sẽ tăng 3,2%, tăng mạnh so với dự báo 2,6% trong tháng 1.

Thị trường - Doanh nghiệp
Sắp đấu thầu vàng để tăng nguồn cung: Cần thiết nhưng chỉ mang tính ngắn hạn

Sắp đấu thầu vàng để tăng nguồn cung: Cần thiết nhưng chỉ mang tính ngắn hạn

(CLO) Việc tăng nguồn cung vàng ở thời điểm này chỉ mang tính ngắn hạn. Về lâu dài, việc đấu thầu vàng sẽ tạo ra nhiều bất ổn cho kinh tế trong nước.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhật Bản sẽ tiếp tục tham gia dự án dầu khí của Nga

Nhật Bản sẽ tiếp tục tham gia dự án dầu khí của Nga

(CLO) Các công ty Nhật Bản sẽ tiếp tục tham gia vào các dự án năng lượng của Nga trên đảo Sakhalin do tầm quan trọng của chúng đối với an ninh năng lượng của Tokyo, Bộ Ngoại giao nước này tuyên bố.

Thị trường - Doanh nghiệp
Quảng Nam chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khai thác cát sỏi 6,63 ha

Quảng Nam chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khai thác cát sỏi 6,63 ha

(CLO) UBND tỉnh Quảng Nam vừa chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư dự án khai thác cát, sỏi, cuội làm vật liệu xây dựng tại mỏ cát, sỏi BTM8-ĐC (thôn Thanh Trước, xã Trà Đông, huyện Bắc Trà My).

Thị trường - Doanh nghiệp