Sẽ có các chương trình đào tạo trên diện rộng dành cho các cơ quan báo chí

Thứ bảy, 12/11/2022 16:06 PM - 0 Trả lời

(CLO) Nằm trong khuôn khổ Hội nghị Nâng cao chất lượng báo Đảng toàn quốc, ngày 12/11, báo Nhân dân đã tổ chức hội thảo “Tháo gỡ khó khăn về cơ chế, chính sách cho Báo Đảng”.

Tại hội thảo nhiều đại biểu cho rằng, hiện hệ thống báo Đảng tại các địa phương đang gặp nhiều khó khăn về cơ chế, chính sách, tinh giản biên chế, thiếu hụt nhân lực chất lượng cao để thực hiện chuyển đổi số, đáp ứng với sự đổi mới của báo chí hiện nay.

Giải bài toán thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng

Hiện nay việc tinh giản biên chế dẫn tới thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao là bài toán đau đầu với nhiều cơ quan báo Đảng tại địa phương. Các tòa soạn hiện không có nguồn kinh phí để tiến hành việc chi trả cho các cộng tác viên, mua sắm các thiết bị, phần mềm cho đổi mới báo chí.

Bài liên quan
se co cac chuong trinh dao tao tren dien rong danh cho cac co quan bao chi hinh 1

Hội thảo “Tháo gỡ khó khăn về cơ chế, chính sách cho Báo Đảng". Ảnh: Nhandan

Theo ông Nguyễn Mạnh Hồng, Tổng Biên tập báo Kon Tum, việc giảm biên chế báo Đảng khiến cho các tòa soạn, trong đó có báo Kon Tum không thể đáp ứng được kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực.

“Các báo đang chịu sức ép về giảm biên chế, chỉ đủ bảo đảm 50% công việc. Việc chuyển đổi số muốn mang lại hiệu quả cần phải được đào tạo trong khi nguồn thu hạn hẹp, không đủ chi trả cho cán bộ công chức, viên chức. Vì thế, ngoài việc tự chủ, báo Đảng địa phương rất cần sự hỗ trợ của các cơ quan Đảng, có cơ chế mới, đủ mạnh để báo phát triển trong giai đoạn hiện nay”, ông Hồng bày tỏ.

Do đó, ông Hồng đề xuất, cần có mô hình tổ chức bộ máy thống nhất cho cơ quan báo Đảng, xác định khung biên chế chung cho cơ quan báo Đảng theo quy mô tờ báo; đồng thời không thực hiện tinh giản biên chế đối với báo Đảng như đang thực hiện với ngành giáo dục, y tế.

Nhà báo Nguyễn Trung Thu, Tổng Biên tập Báo Hà Giang cho biết, việc thực hiện tinh giản biên chế dẫn tới không có điều kiện tuyển dụng nhân lực ở các vị trí đáp ứng cho yêu cầu mới. Việc bồi dưỡng hay đào tạo ngắn hạn cho nhân lực sẵn có cũng gặp nhiều khó khăn vì thiếu sự bài bản từ đầu, thiếu người và khả năng tiếp thu, tiếp cận công nghệ mới.

Chia sẻ về khó khăn trong đổi mới, đáp ứng với việc chuyển đổi số, nhà báo Nguyễn Văn Triều, Tổng Biên tập Báo Sóc Trăng đề xuất lãnh đạo Trung ương cần quan tâm hơn nữa, có những chỉ đạo, định hướng kịp thời đối với các đơn vị báo Đảng, quan tâm hỗ trợ, đầu tư kinh phí nhằm trang bị các phần mềm, thiết bị; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ phóng viên, biên tập viên thực hiện tốt hơn nữa mô hình tòa soạn hội tụ, các sản phẩm đa phương tiện.

se co cac chuong trinh dao tao tren dien rong danh cho cac co quan bao chi hinh 2

Ông Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam chủ trì hội thảo. Ảnh: Nhandan

Để giải quyết vấn đề tinh giản biên chế, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Thanh Lâm cho rằng, các cơ quan báo chí cần có tiếng nói với lãnh đạo các tỉnh, thành phố để sửa đổi Quy định 338 về chức năng, nhiệm vụ tổ chức bộ máy cơ quan của Đảng bộ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo hướng phù hợp hơn.

Bên cạnh đó, các báo có thể học tập một số mô hình báo Đảng triển khai hiệu quả việc sử dụng nguồn thu tự chủ để duy trì nhân sự như báo Sài Gòn Giải phóng. Các tòa soạn cũng có thể học theo cách làm của khối phát thanh - truyền hình đưa nhiều công đoạn tổ chức sản xuất như MC, kỹ thuật, kịch bản... vào chi phí xây dựng chương trình khi phê duyệt đơn giá sản phẩm để chi trả cho nhân sự.

Đồng hành tháo gỡ khó khăn trong chuyển đổi số

Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thanh Lâm, khó khăn hiện nay mà các báo Đảng gặp phải là chuyển đổi từ mô hình tòa soạn truyền thống sang mô hình tòa soạn đa phương tiện, dựa trên nền tảng của công nghệ thông tin.

Ở mô hình này, nhà báo không chỉ là người sáng tạo nội dung mà còn phải là một chuyên gia về công nghệ. Trong khi điều kiện hạ tầng, cơ sở vật chất, tài chính hạn chế, nhân lực làm báo cần được đào tạo lại, bồi dưỡng kiến thức về công nghệ thông tin…

se co cac chuong trinh dao tao tren dien rong danh cho cac co quan bao chi hinh 3

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm. Ảnh: Nhandan

Ông Lâm cho rằng, cần xây dựng và củng cố nhận thức mới về vai trò của Nhà nước trong việc chủ động truyền thông chính sách, và thực hiện một phần việc này thông qua báo Đảng. Nhà nước phải là “khách hàng lớn” của cơ quan báo chí, giao thêm nhiệm vụ (cùng nguồn lực, kinh phí) và đặt hàng, qua đó giúp cho hệ thống báo Đảng địa phương có đủ điều kiện thực hiện nhiệm vụ.

"Về chuyển đổi số báo chí, Bộ đang chuẩn bị trình Chính phủ 1 Chỉ thị của Thủ tướng về đẩy mạnh chuyển đổi số báo chí, kèm theo đó là một kế hoạch chi tiết. Bộ cũng sắp đưa ra một kế hoạch hỗ trợ các báo điện tử giảm đáng kể chi phí cho việc thu chỗ đặt máy chủ, mở rộng băng thông, bảo vệ an ninh an toàn thông tin", ông Lâm cho hay.

Về đào tạo cho chuyển đổi số báo chí, từ năm 2023 sẽ có các chương trình đào tạo trực tuyến trên diện rộng dành cho các cơ quan báo chí kết hợp với kiểm tra, chấm điểm trực tuyến. Tập trung cho chuyển đổi số báo chí và các kỹ năng làm báo trong bối cảnh chuyển đổi số.

Về hỗ trợ chuyển đổi số báo chí, thay vì hỗ trợ cơ chế, tới đây, Bộ TT&TT sẽ công bố chương trình hỗ trợ các báo điện tử về hosting miễn phí với giá bằng 0. Đây là mô hình hợp tác phát triển khác để phát triển hệ sinh thái nội dung số chính thống của Việt Nam.

Về hỗ trợ nguồn thu từ quảng cáo, Bộ TT&TT sẽ có giải pháp cấm quảng cáo trên không gian mạng trên trang thông tin điện tử không được cấp phép, trang có biểu hiện vi phạm pháp luật, mà những quảng cáo đó chỉ đi vào hệ sinh thái nội dung số Việt Nam là các báo điện tử, tạp chí điện tử được cấp phép.

Để tạo ra những sản phẩm báo chí hiện đại

Theo ông Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam cho biết, đa số cơ quan báo chí hiện nay đang làm báo in trên nền tảng điện tử. Nhiều tòa soạn chỉ nghĩ đơn giản đưa nội dung, ảnh, video lên nền tảng điện tử là làm báo điện tử. Trong khi thực tế, sản xuất nội dung cho báo điện tử phải cần nhiều yếu tố.

se co cac chuong trinh dao tao tren dien rong danh cho cac co quan bao chi hinh 4

Ông Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam. Ảnh: Nhandan

Việc quảng bá các sản phẩm báo điện tử cũng cần phải được đào tạo bài bản bởi các chuyên gia có kinh nghiệm. “Đa phần cơ quan báo chí giao cho một bạn phóng viên, biên tập viên phụ trách fanpage sẽ làm việc đơn giản là gửi link báo lên fanpage nhưng thực tế không ai xem. Thực tế, mỗi mạng xã hội có ngôn ngữ khác nhau. Do vậy, chúng tôi đưa những đội ngũ chuyên nghiệp vào dạy kỹ năng làm nội dung trên các nền tảng mạng xã hội”, ông Minh nói.

Chia sẻ kinh nghiệm từ Báo Nhân Dân, ông Minh cho hay, khi triển khai đẩy mạnh thông tin trên các nền tảng xã hội như Facebook, Tik Tok… báo có đội ngũ làm chuyên nghiệp, được đào tạo. Việc mua những công nghệ, phần mềm cũng là một cách hiệu quả để tạo ra những sản phẩm báo chí hiện đại.

“Thay vì việc đào tạo nhân viên công nghệ và trả lương hàng tháng cao để dựng bài E-magazine, đơn giản chúng tôi mua công cụ ở nước ngoài về với chi phí rất rẻ, các phóng viên, biên tập viên có thể tự dựng các bài E-magazine, có thể 1 ngày sản xuất 1 bài. Hiện nay, đơn vị sở hữu tool Shorthand công bố, hiện Báo Nhân Dân đang đứng ở top 3 sử dụng hiệu quả nhất tool này. Chúng tôi cũng đã thương lượng để công ty bán tool này cho hệ thống báo Đảng, bảo đảm 20 tờ báo sẽ sử dụng thường xuyên, hiệu quả”, ông Minh cho hay.

PV

Bình Luận

Tin khác

Xuất bản sách “Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc lịch sử” bằng 3 thứ tiếng

Xuất bản sách “Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc lịch sử” bằng 3 thứ tiếng

(CLO) Cuốn sách “Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc từ lịch sử” đem đến cho bạn đọc một bức tranh toàn cảnh về sự kiện lịch sử vĩ đại này thông qua các hình ảnh tư liệu lịch sử được khai thác từ nhiều nguồn, có độ chân thực cao.

Nghề báo
Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức tư vấn, hướng nghiệp cho các em học sinh về khối ngành sức khỏe - ngôn ngữ

Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức tư vấn, hướng nghiệp cho các em học sinh về khối ngành sức khỏe - ngôn ngữ

(CLO) Sáng 4/5, Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp các cơ sở giáo dục đại học tổ chức chương trình "Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp về khối ngành sức khỏe - ngôn ngữ" tại Trường THPT Chương Mỹ B (huyện Chương Mỹ, Hà Nội). Chương trình thu hút hơn 1.000 học sinh tham gia.

Nghề báo
Hà Tĩnh triển khai kế hoạch tổ chức Giải báo chí về xây dựng Đảng lần thứ VII

Hà Tĩnh triển khai kế hoạch tổ chức Giải báo chí về xây dựng Đảng lần thứ VII

(CLO) Ban Tổ chức Giải Búa liềm vàng tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành kế hoạch số 37-KH/BTCG, ngày 22/4/2024 về tổ chức Giải báo chí cấp tỉnh về xây dựng Đảng (Giải Búa liềm vàng) lần thứ VII – năm 2024.

Nghề báo
Báo Lao động Thủ đô tổ chức Đối thoại - Giao lưu trực tuyến về sức khỏe và an toàn lao động

Báo Lao động Thủ đô tổ chức Đối thoại - Giao lưu trực tuyến về sức khỏe và an toàn lao động

(CLO) Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thanh Oai vừa tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách chuyên đề “Sức khỏe và an toàn lao động tại nơi làm việc”.

Nghề báo
Chương trình “Dưới lá cờ Quyết Thắng” sẽ được truyền hình trực tiếp ở 5 điểm cầu

Chương trình “Dưới lá cờ Quyết Thắng” sẽ được truyền hình trực tiếp ở 5 điểm cầu

(CLO) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đài Truyền hình Việt Nam vừa công bố chùm chương trình trọng điểm, trong đó có cầu truyền hình Dưới lá cờ Quyết Thắng. Chương trình có 5 điểm cầu - Điện Biên, Hà Nội, Thanh Hóa, Kon Tum và TP Hồ Chí Minh - sẽ được truyền hình trực tiếp tối 5/5/2024 trên kênh VTV1.

Nghề báo