SEA Games 31: Khi Việt Nam thắp lửa!

Thứ năm, 12/05/2022 09:18 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Sau rất nhiều những mong đợi, tối 12/5, Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 (SEA Games 31) sẽ chính thức khai cuộc bằng lễ khai mạc trọng thể trên Sân Vận động Quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội.

Sự kiện: SEA Games 32

Nỗ lực vượt qua những khó khăn chưa từng có về nhiều mặt để tổ chức thành công sự kiện thể thao lớn nhất khu vực, Việt Nam đã, đang không chỉ thắp lên ngọn lửa của tinh thần thể thao đoàn kết, hữu nghị, cao thượng mà còn cho thấy một Việt Nam thân thiện, một Việt Nam chủ động, tích cực, có trách nhiệm, sẵn sàng vì một “Đông Nam Á mạnh mẽ hơn”.

1. Chia sẻ với báo chí tại cuộc họp báo thông tin về công tác chuẩn bị tổ chức SEA Games 31 ngày 10/5, ông Đỗ Đình Hồng - Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Phó Trưởng tiểu ban thường trực Tiểu ban khai mạc và bế mạc SEA Games 31 cho biết: Với thông điệp “Vì một Đông Nam Á mạnh mẽ hơn - For a stronger South East Asia”, lễ khai mạc SEA Games 31 sẽ diễn ra vào 20 giờ ngày 12/5/2022 tại Sân Vận động Quốc gia Mỹ Đình.

Chương trình khai mạc gồm 3 chương: Việt Nam thân thiện, Đông Nam Á mạnh mẽ, Đông Nam Á tỏa sáng với lễ diễu hành, lễ thượng cờ Việt Nam và cử hành Quốc ca, thượng cờ Đông Nam Á và SEA Games 31, có 11 gương mặt VĐV xuất sắc nhất của thể thao Việt Nam đã được chọn để cầm cờ. Khác với SEA Games 22 năm 2003, lễ khai mạc SEA Games 31 không tách biệt thành 2 phần lễ và hội mà được kết hợp, hòa quyện thành một màn tổng thể nhưng vẫn đảm bảo được kết cấu chính của 1 đêm khai mạc 1 đại hội lớn tầm cỡ. Điểm nhấn của lễ khai mạc là chương trình nghệ thuật đặc biệt.

Theo NSƯT Trần Ly Ly - Quyền Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn, Tổng đạo diễn chương trình, Lễ khai mạc sẽ góp phần toát lên những hình ảnh đẹp nhất về một Việt Nam hấp dẫn, thân thiện, hiếu khách, cùng với các quốc gia ASEAN khác cùng tỏa sáng, mạnh mẽ hơn sau đại dịch COVID-19 thông qua 3 phần trình diễn. Tinh thần của cây tre, cây lúa, hoa sen, trống đồng, nón lá, áo dài, tranh Đông Hồ... mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam hòa quyện trong khối đại đoàn kết Đông Nam Á sẽ được sử dụng như một biểu tượng xuyên suốt chương trình.

Để tạo hiệu ứng hấp dẫn cho các tiết mục, ê-kíp sáng tạo sử dụng công nghệ trình chiếu hình ảnh đồ họa (mapping), công nghệ thực tế ảo tăng cường (augmented reality-AR), công nghệ thực tế mở rộng (extended reality-EX)... là những công nghệ hiện đại, mới nhất hiện nay.

Phần trình diễn ca khúc chủ đề của SEA Game lần thứ 31 “Let’s shine” (Hãy tỏa sáng) hứa hẹn sẽ là màn đồng diễn quảng trường sôi động, hấp dẫn ở phần cuối chương trình khai mạc. Các nghệ nổi tiếng trong làng âm nhạc Việt Nam sẽ cùng biểu diễn cùng với hình ảnh linh vật sao la, biểu tượng của 54 dân tộc Việt Nam, đại diện 11 quốc gia Đông Nam Á, 110 diễn viên múa và 250 vận động viên tham gia SEA Games 31.

sea games 31 khi viet nam thap lua hinh 1

Sân khấu chương trình Lễ Khai mạc được thiết kế đảm bảo tính chất của một sự kiện tầm cỡ quốc tế, công nghệ trình diễn hiện đại. Ảnh: TTXVN

Lễ khai mạc được kỳ vọng sẽ góp phần toát lên những hình ảnh đẹp nhất về một Việt Nam hấp dẫn, thân thiện, hiếu khách, cùng với các quốc gia ASEAN khác cùng tỏa sáng, mạnh mẽ hơn sau đại dịch COVID-19.

2.  “Nỗ lực vượt khó để SEA Games thành công” đã không chỉ là một khẩu hiệu nói cho có. Để có được một lễ khai mạc, bế mạc thực sự ấn tượng cũng như một kỳ SEA Games với 40 môn thi đấu, 526 nội dung với 10.000 người tham dự thành công, như lời ông Đỗ Đình Hồng là nỗ lực và quyết tâm rất lớn của những người tham gia công tác tổ chức. “Ban tổ chức, tổ đạo diễn và ê-kíp lên tới 2.000 nhân sự đã nỗ lực làm việc bất kể ngày đêm bằng sự nhiệt tình, trách nhiệm cao nhất; để mang tới một Lễ Khai mạc tốt đẹp và trọn vẹn nhất” - ông Đỗ Đình Hồng cho biết.

Quá trình chuẩn bị cho công tác SEA Games nói chung mới thực sự gian nan. Bảo đảm tiến độ SEA Games 31 trong bối cảnh cả nước dịch bệnh thực sự đã là nỗ lực vô cùng lớn.

Theo Phó Tổng Cục trưởng phụ trách Tổng cục Thể dục Thể thao, Trưởng đoàn Thể thao Việt Nam tham dự SEA Games 31 Trần Đức Phấn, Ban Tổ chức đã chạy đua với thời gian để chuẩn bị tốt nhất cho kỳ Đại hội lần thứ hai diễn ra tại Việt Nam. Trong đó, 3 nhiệm vụ quan trọng nhất là chuyên môn, y tế và cơ sở vật chất. Từ giữa năm 2020, việc nâng cấp, sửa chữa, cải tạo các công trình phục vụ SEA Games 31 đã được tiến hành.

Chúng ta tổ chức SEA Games ở tình huống mà lịch sử đại hội chưa từng phải đối mặt. Dịch bệnh đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác chuẩn bị và đến lúc này, khi thời gian quá gấp, các ca F0 trong thành phần BTC lại quá nhiều nên có lúc, thiếu nhân lực chạy việc. Các đối tác của BTC cũng bị nhiều F0 nên công việc giữa các bên bị chậm tiến độ. Quả thực, chúng tôi đang ở trong giai đoạn khó khăn chưa từng có. Trang thiết bị tập luyện, thi đấu lại là loại hàng hóa đặc thù nên thủ tục nhập cảnh vào Việt Nam cần quy trình nhất định. Trong trường hợp không thể mua được mới, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến công tác tổ chức các môn. Chúng tôi đang phải tính đến phương án dùng lại trang thiết bị cũ, lâu năm” - ông Trần Đức Phấn chia sẻ với báo chí hồi tháng 3/2022.

sea games 31 khi viet nam thap lua hinh 2

Hình ảnh đêm tổng duyệt Lễ Khai mạc SEA Games 31.

SEA Games 31 không chỉ là nỗ lực của riêng ngành thể thao mà còn là sự phối hợp, hết sức hết mình của nhiều địa phương được vinh dự là nơi diễn ra các sự kiện thi đấu thuộc khuôn khổ Đại hội.

Như tại Hà Nội, công tác thông tin, tuyên truyền phục vụ SEA Games 31; tuyên truyền, vận động nhân dân Thủ đô thực hiện nếp sống văn minh, xây dựng hình ảnh Hà Nội là điểm đến hấp dẫn, an toàn và thân thiện được thành phố triển khai từ sớm. Các hoạt động nghi lễ, khánh tiết, văn hóa, nghệ thuật phục vụ Đại hội; cung ứng các dịch vụ hậu cần, du lịch, y tế, công nghệ thông tin, truyền thông, quảng bá hình ảnh, đất nước, con người Việt Nam,… cũng được thành phố chuẩn bị sẵn sàng.

Thành phố Hà Nội cũng đã triển khai các phương án đảm bảo an ninh, an toàn, tổ chức phân luồng giao thông trên địa bàn, đảm bảo cho các đoàn thể thao tham dự SEA Games 31. Thành Đoàn Hà Nội cũng đã tuyển chọn và đào tạo 3.000 tình nguyện viên phục vụ các hoạt động của Đại hội…

Hay như Phú Thọ - nơi được giao nhiệm vụ đăng cai tổ chức các trận đấu bảng A và một trận bán kết môn Bóng đá nam. Sân vận động Việt Trì đã được nâng cấp trở thành một trong những sân vận động có mặt sân cỏ hiện đại, đạt tiêu chuẩn bậc nhất Việt Nam với sức chứa khoảng 18.000 chỗ ngồi. Hệ thống các phòng chức năng, sân tập luyện cho các đội tuyển cũng được đầu tư nâng cấp đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn của Liên đoàn Bóng đá châu Á. Phú Thọ còn ưu tiên công tác bảo đảm an ninh, trật tự để các đoàn thể thao, du khách yên tâm khi về tham dự giải và tham quan các di tích, danh lam thắng cảnh….

3. SEA Games 31 không đơn thuần chỉ là một đại hội thể thao của khu vực Đông Nam Á. Không phải vô cớ khi thông điệp của kỳ SEA Games lần này được nước chủ nhà Việt Nam đưa ra là: “Vì một Đông Nam Á mạnh mẽ hơn - For a tronger South East Asia”.

Vì một Đông Nam Á mạnh mẽ hơn” trước hết là lời hiệu triệu các đoàn thể thao tham dự SEA Games, hãy thắp lên ngọn lửa tích cực, lan tỏa tinh thần thể thao thượng võ của SEA Games 31 cho người dân Việt Nam nói riêng và cả 11 quốc gia trong khu vực nói chung, đề cao sự công bằng và cao thượng, xóa nhòa tư tưởng thi đấu “ao làng”. Việc các chương trình thi đấu của Đại hội tập trung vào các môn Olympic, Asiad, thế mạnh không thuộc về đoàn Việt Nam mà chia đều cho các đoàn khác; việc sử dụng tới 30% trọng tài quốc tế điều khiển các cuộc tranh tài… cho thấy rõ mong muốn ấy của nước chủ nhà Việt Nam.

Và hơn thế nữa, vượt qua bằng được mọi khó khăn, những hạn chế về thời gian, khó khăn về sức người do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 để tổ chức thành công hết sức có thể một kỳ Đại hội đặc biệt trong trạng thái bình thường mới, để cho thấy một Việt Nam nói riêng và cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á đang nỗ lực vươn lên mạnh mẽ sau đại dịch, đó có lẽ là điều mà nước chủ nhà Việt Nam mong muốn trên hết.

“Vì một Đông Nam Á mạnh mẽ hơn” cũng có nghĩa là nếu cộng đồng Đông Nam Á luôn nuôi trong mình sức sống mãnh liệt, bền bỉ, tinh thần đoàn kết… thì hoàn toàn có thể tin rằng, sẽ đi trọn được chặng đường mới - sống chung an toàn, thích ứng với dịch bệnh, hồi sinh cuộc sống mới sau chuỗi ngày dài bạo bệnh… Việt Nam, Đông Nam Á sẽ mạnh mẽ hơn và cùng “Let’s shine” - Tỏa sáng - là vì vậy…

Hồng Hà

Bình Luận

Tin khác

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn