(CLO) Cơ quan Di trú và Thực thi Hải quan Mỹ (ICE) ngày 6/7 thông báo du học sinh tại Mỹ sẽ phải về nước nếu chương trình đang học chuyển sang dạy online 100% vào mùa thu tới, đang khiến hàng triệu học sinh quốc tế gặp nhiều khó khăn.
Theo ICE, sinh viên quốc tế giữ visa F-1 (du học sinh các trường trung học, cao đẳng, đại học) và M-1 (người học nghề) ở Mỹ sẽ phải về nước nếu chương trình học online 100% vào mùa thu tới.
Những người ở lại bị coi là cư trú bất hợp pháp và có thể bị trục xuất. Với những du học sinh đã rời khỏi Mỹ nhưng có chương trình học 100% online, hải quan Mỹ tại sân bay sẽ không cho nhập cảnh.
Thông báo từ ICE cũng giải thích rằng theo quy định, sinh viên dạng F-1 không được phép học toàn bộ các lớp online, và nếu học hoàn toàn online, sinh viên sẽ phải có “biện pháp khắc phục” để có thể ở lại Mỹ hợp pháp, như xin nghỉ vì lý do y tế hay giảm số lớp học.
Quyết định mới này của ICE đang đẩy các du học sinh quốc tế vào tình huống khó xử, với thử thách giữa việc tiêp tục theo học hoặc bỏ dở.
Theo Viện Giáo dục quốc tế, du học sinh chiếm 5,5% trong tổng sinh viên theo học giáo dục đại học tại Mỹ, tương đương 1,1 triệu người vào năm học 2018-2019.
“Quyết định không thể tin được”
Khi chuông điện thoại reo vào sáng thứ Ba, Raul Romero gần như không ngủ.
Sinh viên 21 tuổi người Venezuela đang nhận học bổng tại Đại học Kenyon của Ohio, đã dành hàng giờ để suy nghĩ về các lựa chọn của mình sau khi Cơ quan Di trú và Thực thi Hải quan Hoa Kỳ công bố hôm thứ Hai.
Raul Romero vẫn lạc quan nói rằng anh sẽ không bị ảnh hưởng ngay lập tức. Tuy nhiên, cảnh báo về một đợt bùng phát Covid-19 mới tại địa phương có thể buộc nhà trường phải đình chỉ các lớp học trực tiếp trong năm. Nếu điều đó xảy ra, chàng thực tập sinh này có thể cần phải về nhà.
Romero là một trong hàng trăm ngàn sinh viên quốc tế tại Hoa Kỳ có thị thực F-1 và M-1 phải đối mặt với viễn cảnh phải rời khỏi quốc gia đang bị hoành hành bởi đại dịch Covid-19, nếu trường học của họ chuyển sang dạy trực tuyến hoàn toàn.
Đối với một số sinh viên, học từ xa có thể có nghĩa là phải tham gia các lớp học vào giữa đêm, đối mặt với việc không thể truy cập hoặc không có internet để vào lớp học, mất chi phí giảng dạy, hoặc phải ngừng tham gia nghiên cứu. Một số đang xem xét dành thời gian nghỉ ngơi hoặc bỏ hẳn chương trình học tập của mình.
Hàng trăm sinh viên trong cuộc chia sẻ mới nhất với Reuters đã mô tả cảm giác bối rối và thất vọng trước quyết định của chính quyền Tổng thống Trump.
Hiện Venezuela đang rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế sâu sắc và xung đột chính trị, Romero nói rằng mẹ và anh trai của anh đang sống nhờ tiền tiết kiệm của họ, đôi khi phải vật lộn để tìm thức ăn và không thể truy cập internet tại nhà.
“Nghĩ về bản thân mình khi phải quay lại cuộc xung đột đó, trong khi các lớp học của mình tiếp tục diễn ra trong một sân chơi hoàn toàn bất bình đẳng với các bạn cùng lớp”, anh nói. “Tôi không thể tin được về quyết định này”.
Điều khó khăn với Romero vào lúc này là anh có cách nào để trở về, bởi hiện tại không có chuyến bay nào giữa Mỹ và Venezuela.
Làm việc từ xa, chuyện không phải dễ
Tại các trường đã công bố quyết định tổ chức các lớp học trực tuyến hoàn toàn, học sinh đang vật lộn với thông báo ngụ ý về cuộc sống cá nhân và nghề nghiệp của họ sẽ bị đảo lộn.
Các trường đại học gần như bất lực trong việc giúp các học sinh điều hướng sự thay đổi khó chịu này.
Hơn 1/2 sinh viên, học sinh quốc tế tại Mỹ đến từ châu Á. Năm học 2018 - 2019, Mỹ có 370.000 sinh viên đến từ Trung Quốc, 202.000 sinh viên đến từ Ấn Độ và 52.000 sinh viên đến từ Hàn Quốc.
Lewis Picard, 24 tuổi, một sinh viên người Úc đang làm nghiên cứu tiến sĩ năm thứ hai về vật lý thực nghiệm tại Đại học Harvard, đã nói chuyện không ngừng nghỉ với đối tác của mình về quyết định này. Họ đang sở hữu thị thực F-1 tại các trường khác nhau.
Đại học Harvard cho biết hôm thứ Hai họ có kế hoạch tiến hành các khóa học trực tuyến vào năm tới. Sau thông báo của ICE, Hiệu trưởng nhà trường, ông Larry Bacow, nói rằng Harvard rất quan tâm đến việc họ sẽ tạo ra cho sinh viên quốc tế một vài lựa chọn.
Việc phải rời khỏi thành phố “sẽ hoàn toàn đặt một rào cản trong nghiên cứu của tôi”, Lewis Picard nói. “Về cơ bản, không có cách nào để tôi có thể làm việc được từ xa. Chúng tôi đã có sự chậm trễ lớn trong giai đoạn đại dịch, và chúng tôi đã rất mong mỏi để có thể bắt đầu quay trở lại phòng thí nghiệm”.
Việc tiến hành các khóa học trực tuyến có nghĩa Picard và đồng nghiệp của mình sẽ phải tách ra. “Kế hoạch cho trường hợp xấu nhất là cả hai chúng tôi phải trở lại đất nước của mình”, anh nói.
Không thể chuyển giao trong tháng 7
Aparna Gopalan, 25 tuổi, sinh viên gốc Ấn Độ đang làm tiến sĩ nhân chủng học năm thứ tư tại đại học Harvard, cho biết đề xuất của ICE rằng sinh viên có thể chuyển sang các trường đại học trực tiếp là không thực tế chỉ vài tuần trước khi các lớp học bắt đầu.
“Đây là điều hoàn toàn thiếu hiểu biết về cách hoạt động học thuật”, Aparna nói. “Bạn không thể chuyển đổi trường học ngay tháng 7 này. Đó không phải là những gì sẽ xảy ra”.
Khác với Picard và Aparna, những người khác đang cân nhắc rời khỏi chương trình của họ hoàn toàn nếu họ không thể học tập tại Hoa Kỳ và mang theo tiền học phí của họ.
Sinh viên quốc tế thường trả đầy đủ chi phí học tập, giúp các trường đại học tài trợ học bổng và “bơm” gần 45 tỷ đô la vào nền kinh tế Hoa Kỳ vào năm 2018.
“Thật vô nghĩa khi trả tiền cho một nền giáo dục Mỹ mà bạn lại không thực sự nhận được từ một nền giáo dục Mỹ”, Olufemi Olurin, 25 tuổi, người Bahamas, đang lấy bằng MBA ngành quản lý chăm sóc sức khỏe tại Đại học Đông Kentucky.
“Đó là một câu chuyện đau lòng”, Olufemi nói. “Tôi đã xây dựng cuộc sống của mình ở đây. Là một người nhập cư, ngay cả khi bạn tuân thủ luật pháp, bạn vẫn có thể bị lôi tuột khỏi tổ ấm”.
Benjamin Bing, 22 tuổi, đến từ Trung Quốc, người dự định học ngành khoa học máy tính tại Carnegie Mellon vào mùa thu, cho biết anh không còn cảm thấy được chào đón ở Hoa Kỳ. Anh và bạn bè của mình đang cân nhắc khả năng lựa chọn việc học tập ở Châu Âu.
“Tôi cảm thấy như nó đá văng mọi người”, Benjamin nói về Hoa Kỳ. “Chúng tôi thực sự đã trả học phí để học ở đây và chúng tôi không làm gì sai cả”.
(CLO) Trong dự thảo Luật Chứng khoán (sửa đổi), Bộ Tài chính đã bổ sung thêm quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán (TTCK).
(CLO) Mỹ đã thông báo sẽ cung cấp khoản viện trợ nhân đạo trị giá gần 157 triệu đô la để hỗ trợ các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi xung đột tại Lebanon và khu vực lân cận.
(CLO) Từ chiều qua 4/10, tại khu vực cầu Phong Châu, Lữ đoàn 249 - Binh chủng Công binh triển khai lắp và chạy thử nghiệm 2 phà cơ động phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân trong thời gian tạm dừng hoạt động cầu phao do nước sông Hồng (đoạn chảy qua khu vực cầu Phong Châu nối huyện Tam Nông và huyện Lâm Thao, Phú Thọ) dâng cao. Thời gian hoạt động từ 6h đến 20h hằng ngày.
(CLO) Thực hiện phương châm "gần dân, sát dân, nghe dân nói, nói dân hiểu và làm dân tin", cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh đã cụ thể hóa bằng nhiều cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả công tác dân vận, vận động quần chúng trong tình hình mới.
(CLO) Mark Zuckerberg, CEO của Meta, đã chứng kiến sự gia tăng đáng kinh ngạc về tài sản, đưa ông trở thành người giàu thứ hai thế giới trong năm 2024, vượt qua cả Jeff Bezos và Bernard Arnault.
(CLO) Meta chuẩn bị giới thiệu các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) có khả năng tạo ra video chân thực từ các lời nhắc bằng văn bản dành cho các nhà làm phim và nhà sáng tạo nội dung, cạnh tranh với các công cụ tương tự của OpenAI và Runway.
(CLO) Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ tham gia vận động cho Phó Tổng thống Kamala Harris trong các bang chiến trường quan trọng, theo thông báo từ chiến dịch của bà Harris vào thứ Sáu (4/10).
(CLO) Tháp Jeddah, với chiều cao dự kiến 1 km, sẽ trở thành tòa nhà cao nhất thế giới khi hoàn thành. Công trình này đã bị tạm dừng gần 7 năm do cuộc điều tra chống tham nhũng tại Ả Rập Xê Út và giờ đây sẽ được khởi động lại.
(CLO) Tổng công ty Đường sắt Việt Nam yêu cầu các đơn vị liên quan khẩn trương làm rõ nguyên nhân và đưa ra những giải pháp để ngăn ngừa sau nhiều sự cố tàu bị trật bánh ở Thừa Thiên - Huế.
(CLO) Các nhà sản xuất ô tô EU đang phải đối mặt với những tháng tồi tệ nhất kể từ đại dịch Covid-19, tờ báo Bild (Đức) đưa tin, trích dẫn lời một chuyên gia nổi tiếng trong ngành.
(CLO) New Delhi đang tìm cách bảo vệ lợi ích và tìm "giải pháp tạm thời" trong các thỏa thuận với các đối tác toàn cầu, bao gồm cả Nga, khi Washington làm phức tạp hoạt động thương mại, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar cho biết. Tuy nhiên, ông làm rõ Ấn Độ không có ý định từ bỏ đồng đô la Mỹ.
(CLO) Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 121/2024/NĐ-CP quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới, trong đó bổ sung 2 trường hợp đơn vị đăng kiểm xe cơ giới bị thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới; bổ sung thêm 1 trường hợp đăng kiểm viên bị thu hồi giấy chứng nhận đăng kiểm viên.
(CLO) Một người nước ngoài chỉ huy hoạt động khai thác vàng trái phép ở Tây Kalimantan, Indonesia đã bị tòa án nước này kết án 5 năm tù và phạt 50 tỷ rupiah (3,2 triệu USD). Nhóm "vàng tặc" của kẻ này đã khai thác trộm khoảng 774 kg vàng và 938 kg bạc.
(CLO) Hoạt động như "một nhà nước" trong một nhà nước, vai trò, ảnh hưởng và quyền lực của nhóm vũ trang Hezbollah vẫn khiến nhiều người phải đặt dấu hỏi về hình thái hoạt động và sức mạnh của họ ở Lebanon.
(CLO) Cuộc tranh luận giữa ứng viên Phó Tổng thống đảng Dân chủ Tim Waltz và ứng viên đảng Cộng hòa JD Vance là màn tranh luận công khai cuối cùng trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Không giống như Donald Trump và Kamala Harris gặp nhau một tháng trước đó, các đối thủ đã thảo luận chi tiết về các vấn đề cấp bách trong chương trình nghị sự của Mỹ, và kết quả có vẻ cũng rõ ràng hơn.
(CLO) Khi Israel và Iran đang có nguy cơ hướng đến một cuộc chiến trực tiếp, chúng ta hãy xem xét năng lực quân sự của mỗi nước, khả năng tấn công lẫn nhau và cách họ có thể bảo vệ lãnh thổ của mình.
(CLO) Tối 1/10, Iran đã mở cuộc tấn công ồ ạt với khoảng 180 tên lửa bắn vào Israel, trong đó có cả tên lửa siêu vượt âm Fattah-2. Đây là loại vũ khí mà Tehran từng tự hào tuyên bố có thể xuyên thủng mọi hệ thống phòng thủ.
(NB&CL) “Con số và mức độ thương vong do hậu quả của các cuộc giao tranh thật khủng khiếp. Các nhân viên ngành y đang bị quá tải vì phải cứu chữa cho người bị thương” - khẳng định của những bác sĩ tại các bệnh viện ở Lebanon cho thấy tình hình nhân đạo ở Lebanon hiện nay đã đến mức báo động.
(CLO) Cuộc tấn công bằng tên lửa của Iran nhằm vào Israel đã làm trầm trọng thêm tình hình vốn đã căng thẳng ở Trung Đông. Liệu vòng xoáy leo thang mới sẽ đẩy các bên rơi vào “miệng hố chiến tranh”?
(CLO) Sáu mươi năm trước, vào ngày 1 tháng 10 năm 1964, Nhật Bản đã mở ra kỷ nguyên của tàu cao tốc với chuyến tàu Shinkansen đầu tiên trên hành trình Tokyo – Osaka. Đoàn tàu bóng loáng màu xanh trắng, lướt qua khu đô thị và vùng nông thôn của Nhật Bản, đánh dấu bước tiến vượt bậc về công nghệ, giao thông và vận tải.
(CLO) Giá nhà đã tăng 54% ở Mỹ và gần 15% ở Liên minh châu Âu trong giai đoạn 2015-2024. Dù một số chính sách đã được thực hiện để tăng nguồn cung và điều chỉnh giá thuê, nhưng tác động của chúng vẫn còn hạn chế.
(CLO) Tình báo Israel đã hoàn toàn bị động trước cuộc tấn công của Hamas ngày 7/10 năm ngoái. Nhưng họ đang “đạo diễn” màn trấn áp dữ dội nhằm vào Hezbollah, bao gồm cả việc sát hại lãnh đạo tối cao của lực lượng này. Vì sao lại có sự khác biệt như thế?
(CLO) Cách đây đúng 2 năm, vào đêm 26/9/2022, đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc 1 (North Stream 1) và Dòng chảy phương Bắc 2 (North Stream 2) đã bị vỡ bởi một loạt vụ nổ. Các vụ nổ đã gây ảnh hưởng đến 3 trong số 4 đường ống, chấm dứt một thập kỷ vận hành của đường ống dẫn khí đốt ngoài khơi dài nhất thế giới, đồng thời cũng khởi đầu cho kế hoạch “cai” khí đốt từ Nga của Liên minh châu Âu.