Số ca COVID-19 mới tại Lào tiếp tục ở mức 4 con số

Thứ sáu, 05/11/2021 07:20 AM - 0 Trả lời

(CLO) Ngày 4/11, số ca mắc mới COVID-19 tại Lào tiếp tục ở mức 4 con số, với 1.170 ca bệnh phát sinh trong vòng 24 giờ, tăng 108 ca so với ngày trước đó.

Sự kiện: COVID-19

Theo trang thống kê worldometers.info, trong ngày 4/11, các quốc gia trong khối ASEAN ghi nhận 28.189 ca mắc COVID-19 và 470 ca tử vong. Tổng số người mắc bệnh tại ASEAN từ đầu dịch đã là 13.305.971 ca, trong đó 280.386 người tử vong.

so ca covid 19 moi tai lao tiep tuc o muc 4 con so hinh 1

Một nhân viên y tế tiêm vaccine cho người dân ở thủ đô Vientiane. Ảnh: TTXVN

Trong ngày 4/11, Thái Lan tiếp tục đứng thứ đầu ASEAN về ca mắc với 7.982 ca, nâng tổng số ca từ đầu dịch lên 1.943.424 ca. Đứng số 2 ASEAN về ca mắc hàng ngày là Việt Nam với 6.580 ca. Tổng số ca mắc tại Việt Nam là 946.043 ca.

Quốc gia ghi nhận ca mắc cao thứ ba là Malaysia với 5.291 ca. Tới nay, Malaysia đã ghi nhận tổng cộng 2.486.630 ca mắc COVID-19. Tiếp đó là Singapore với 3.635 ca, Philippines với 1.766 ca, Myanmar với 716 ca, Lào với 1.170 ca, Myanmar 955 ca, Indonesia với 628 ca, Brunei với 99 ca và Campuchia với 83 ca.

Về số ca tử vong, tất cả các quốc gia ASEAN đều ghi nhận ca tử vong mới: Philippines (239 ca), Thái Lan (68 ca), Việt Nam (59 ca), Malaysia (46 ca), Indonesia (19 ca), Myanmar (16 ca), Singapore (12 ca), Campuchia (6 ca) , Lào (3 ca) và Brunei (2 ca).

Đáng chú ý, ngày 4/11, số ca mắc mới COVID-19 tại Lào tiếp tục ở mức 4 con số, tăng 108 ca so với ngày 3/11. Cụ thể, Bộ Y tế Lào thông báo trong 24 giờ qua, nước này đã ghi nhận 1.170 ca mắc mới COVID-19 và 3 ca tử vong. Riêng tại thủ đô Viêng Chăn đã có tới 589 ca lây nhiễm cộng đồng trong một ngày, tăng 72 ca so với ngày 3/11, tiếp tục cao nhất cả nước.

Tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp tại một số tỉnh như Luang Namtha, Luang Prabang...  khi những tỉnh này tiếp tục ghi nhận số ca lây nhiễm cộng đồng vượt mức 100 ca trong vòng 24 giờ. Như vậy, đến nay, tổng số ca mắc COVID-19 tại Lào là 44.061 ca, trong đó có 73 người tử vong.

Tại Singapore, các công chức của nước này nếu không tiêm vaccine ngừa COVID-19, có thể sẽ bị cho nghỉ không lương hoặc sẽ không được gia hạn khi hợp đồng lao động kết thúc.

Cơ quan Dịch vụ Công (PSD) của Singapore cho biết đây sẽ là giải pháp cuối cùng nếu các công chức vẫn không chịu tiêm vaccine ngừa COVID-19. Hiện tại, PSD sẽ cố gắng hết sức để có thể sắp xếp cho các nhân viên chưa tiêm phòng làm việc tại nhà từ ngày 1/1/2022 nếu công việc cho phép. Những người chưa tiêm vaccine cũng có thể sẽ được điều chuyển sang các bộ phận có thể làm việc tại nhà. Tuy nhiên, PSD nhấn mạnh rằng nếu họ đủ điều kiện tiêm chủng mà vẫn kiên quyết không tiêm thì sẽ không đủ tiêu chuẩn để điều chuyển, và sẽ bị buộc phải nghỉ không lương.

Hiện tại, ngành dịch vụ công của Singapore có khoảng 153.000 công chức, làm việc tại 16 bộ và hơn 50 cơ quan, ban ngành khác nhau. Khoảng 98% số này đã được tiêm đủ 2 mũi vaccine. PSD đang khuyến khích 2% số công chức còn lại (khoảng 3.000 người), sớm đi tiêm để bảo vệ chính họ và những người xung quanh.

Tại Indonesia, người phát ngôn Bộ Y tế Indonesia Siti Nadia Tarmizi ngày 4/11 cho biết chính phủ nước này chưa thể tiến hành chương trình tiêm chủng ngừa COVID-19 cho trẻ em từ 6-11 tuổi trong năm nay do thiếu nguồn cung vaccine.

Bà Nadia cho hay Bộ Y tế cần bổ sung kho dự trữ vaccine của Sinovac do đơn đặt hàng từ công ty này hiện không đủ, đồng thời cần thêm 40 triệu liều vaccine thuộc loại này để tiêm phòng mũi thứ hai cho người dân. Theo bà Nadia, chính phủ cần ít nhất 30 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 để tiêm cho 25-27 triệu trẻ em từ 6-11 tuổi. Loại vaccine được sử dụng cho đối tượng này do công ty Sinovac của Trung Quốc sản xuất.

Hiện mới chỉ có vaccine của Sinovac được Cơ quan Giám sát Thực phẩm và Dược phẩm Indonesia (BPOM) cấp phép sử dụng khẩn cấp (EUA) cho trẻ em từ 6-11 tuổi. Tuy nhiên, bà Nadia khẳng định BPOM sẽ mở cửa để các hãng sản xuất vaccine khác trình kết quả thử nghiệm lâm sàng ở đối tượng này.

Indonesia đặt mục tiêu cung cấp vaccine cho 80-85% đối tượng tiêm chủng vào cuối năm 2021, trong đó tỷ lệ tiêm mũi thứ hai đạt 60%. Mới đây, Hạ viện nước này đã yêu cầu tiêm vaccine cho trẻ em từ 6-11 tuổi ngay trong năm 2021, sớm hơn mục tiêu vào tháng 1/2022 của Bộ Y tế.

Thế Vũ

Bình Luận

Tin khác

Y tế phường cứu thành công một trẻ đuối nước

Y tế phường cứu thành công một trẻ đuối nước

(CLO) Nạn nhân khi đến trạm y tế phường đã trong tình trạng bất động, lay gọi không biết, toàn thân lạnh, da tái nhợt, mạch cảnh không bắt được.

Sức khỏe
TP HCM sẽ kiểm tra đột xuất các bếp ăn trường học

TP HCM sẽ kiểm tra đột xuất các bếp ăn trường học

(CLO) Trong Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024, TP HCM sẽ kiểm tra đột xuất bếp ăn của các trường học, không còn kiểm tra báo trước.

Sức khỏe
TP HCM xử phạt, đình chỉ hoạt động 2 cơ sở quảng cáo và cung cấp dịch vụ nam khoa 'chui'

TP HCM xử phạt, đình chỉ hoạt động 2 cơ sở quảng cáo và cung cấp dịch vụ nam khoa 'chui'

(CLO) Thanh tra Sở Y tế TP HCM vừa tiến hành thanh tra và xử phạt 2 đơn vị quảng cáo và cung cấp dịch vụ "nam khoa" trái phép là Công ty TNHH Saigon Shine và UCI International.

Sức khỏe
TP HCM: Nhiều nhà thuốc bị xử phạt do bán thuốc kê đơn khi không có đơn thuốc

TP HCM: Nhiều nhà thuốc bị xử phạt do bán thuốc kê đơn khi không có đơn thuốc

(CLO) Mới đây, Thanh tra Sở Y tế TP HCM đã công bố danh sách cơ sở vi phạm lĩnh vực dược - mỹ phẩm trên địa bàn thành phố. Trong đó có nhiều lỗi vi phạm như bán thuốc kê đơn không có đơn thuốc hay hàng hóa không rõ nguồn gốc.

Sức khỏe
Một mỹ phẩm Hàn Quốc bị đình chỉ lưu hành ở Việt Nam

Một mỹ phẩm Hàn Quốc bị đình chỉ lưu hành ở Việt Nam

(CLO) Theo đó, Bộ Y tế yêu cầu thu hồi trên toàn quốc sản phẩm Innisfree Bija Trouble Facial Foam xuất xứ từ Hàn Quốc sản xuất.

Sức khỏe