Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Trị tổ chức kỳ thi quá lãng phí ?

Thứ tư, 08/08/2018 11:19 AM - 0 Trả lời

(CLO) Tháng 6/2018, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Quảng Trị tổ chức kỳ thi tuyển sinh vào các trường THPT công lập. Đặc biệt có trường số lượng học sinh đăng ký dự thi thấp hơn so với chỉ tiêu xét tuyển tuy nhiên, Sở vẫn chỉ đạo các trường phải tổ chức thi, dẫn đến kỳ thi quá lãng phí và bất hợp lý.

Báo Công luận
 Học sinh tham gia kỳ thi 
Theo tìm hiểu của phóng viên, ngày 4-5/6 Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Trị tổ chức kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10. Kỳ thi bất hợp lý ở chỗ, toàn tỉnh có 31 trường THPT tổ chức thi, trong đó chỉ có 11/31 trường có thí sinh đăng ký dự thi cao hơn so với chỉ tiêu xét tuyển.

Cô Nguyễn Thị Thanh Nga, Hiệu trưởng Trường THPT Hướng Hóa (huyện Hướng Hóa) cho biết: “Năm học 2018 - 2019 Sở GD&ĐT giao chỉ tiêu cho trường tuyển sinh 440 em. Tuy nhiên, trong đợt thi tuyển vừa qua, trường chỉ tuyển được 395 học sinh (trong đó đã ưu tiên xét tuyển cho những học sinh đạt giải của tỉnh và học sinh dân tộc nội trú). Như vậy trường THPT Hướng Hóa tổ chức kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 có số lượng thí sinh đăng ký dự thi thấp hơn so với chỉ tiêu xét tuyển của trường, tuy nhiên, Sở GD&ĐT vẫn chỉ đạo tổ chức kỳ thi”.

Báo Công luận
Trường THPT Bùi Dục Tài (huyện Hải Lăng) 
Thầy Phạm Hồng Khánh, Hiệu trưởng trường THPT Bùi Dục Tài (huyện Hải Lăng) cho biết: “Năm nay Sở cho phép trường tuyển sinh vào lớp 10 là 320 học sinh gồm 8 lớp, tuy nhiên sau kỳ thi vừa qua mặc dù không có học sinh nào bị rớt nhưng trường chỉ tuyển được 285 em, còn thiếu 35 em học sinh so với chỉ tiêu của Sở giao”. 

Thầy Khánh nói thêm: “Có những em học sinh trong kỳ thi vừa qua do có dự định nhập học ở Trường THPT Trần Văn Kỷ (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) nên không tham gia kỳ thi, sau đó quay lại xin nhập học ở Trường THPT Bùi Dục Tài thì không được (mặc dù trường đang thiếu chỉ tiêu), lý do vì không tham gia kỳ thi do sở GD&ĐT tổ chức. Trường có xin Sở cho tuyển sinh những trường hợp không tham gia kỳ thi đợt này nhưng Sở vẫn chưa đồng ý”.

Còn thầy Trần Hữu Dực, Hiệu trưởng Trường THPT Cửa Tùng (huyện Vĩnh Linh) cho biết: “Kỳ thi vừa qua ở trường tôi không có học sinh nào rớt, tuy nhiên Trường tuyển sinh còn thiếu 5 chỉ tiêu”. 

Thầy Hồ Duy Hậu, Hiệu trưởng trường THPT Bến Quan, cho hay: “Kỳ thi vừa qua trường chỉ có 98 em dự thi nhưng trường lại tuyển đến 105 học sinh” vậy thí sinh dự thi thấp hơn chỉ tiêu đào tạo là 7 học sinh tuy nhiên trường vẫn tổ chức thi.

Theo tìm hiểu của phóng viên được biết, kỳ thi này Sở chỉ đạo các trường chủ động phối hợp với lực lượng công an, y tế, bưu điện, điện lực địa phương để lập kế hoạch phục vụ và bảo vệ kỳ thi. Toàn tỉnh Quảng Trị có gần 9.000 thí sinh dự thi với 3 môn Toán, Văn và Tiếng Anh. Như vậy có tới 27.000 bài thi (công chấm thi  là 12.000 đồng/bài). Riêng tiền chấm thi lên đến 324.000.000 đồng, cộng với 1,2 tỷ đồng tiền trả cho cán bộ coi thi (dùng nguồn tiền chi thường xuyên của trường để trả). Như vậy riêng tiền chấm thi và coi thi đã hơn 1,5 tỷ đồng chưa kể tiền ra đề thi và những chi phí khác.

Liên quan đến vấn đề nêu trên, phóng viên đã có cuộc làm việc với bà Lê Thị Hương, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Trị. Bà Hương giải thích: “Trên địa bàn toàn tỉnh có 31 trường THPT, trong đó có 11 trường có số lượng thí sinh dự thi tuyển sinh vào lớp 10 cao hơn so với chỉ tiêu xét tuyển, 20 trường còn lại thí sinh đăng ký dự thi thấp hơn tuy nhiên, Sở vẫn chỉ đạo 31 trường phải tổ chức thi với lý do để đánh giá chất lượng học tập của học sinh và sợ nhất là các trường THCS “làm đẹp hồ sơ” cho học sinh (nâng điểm ở học bạ cấp 2)”. 

Vậy sau kỳ thi này Sở có phát hiện trường hợp nào “làm đẹp hồ sơ” trong khi thi bị điểm thấp không? Bà Hương trả lời: “Sở chưa thống kê kịp”. Vậy 20 trường còn lại do thí sinh đăng ký dự thi thấp hơn so với nhu cầu xét tuyển tuy nhiên Sở vẫn chỉ đạo thi vậy có lãng phí tiền ngân sách của nhà nước không? Bà Hương trả lời: “Biết là tốn kinh phí nhưng vẫn phải thi”?.

Một lãnh đạo trong ngành GD&ĐT cho hay: “Theo quy định của Bộ GD&ĐT có 3 phương thức tuyển sinh: Một là tổ chức thi, hai là thi + xét tuyển và ba là xét học bạ. Nếu thí sinh đăng ký vào các trường từ 120% trở lên khi đó mới tổ chức kỳ thi, còn nếu chỉ đăng ký 110% mà tổ chức một kỳ thi thì chưa sáng giá kỳ thi cho lắm. Còn những trường có thí sinh đăng ký dự thi thấp hơn chỉ tiêu xét tuyển như vừa qua ở tỉnh Quảng Trị mà Sở vẫn tổ chức kỳ thi là chưa thỏa đáng, quá lãng phí”.

Cái Văn Long

Tin khác

Gia Lai: Một học sinh lớp 7 bị nhóm thanh niên tấn công trên đường đi học về

Gia Lai: Một học sinh lớp 7 bị nhóm thanh niên tấn công trên đường đi học về

(CLO) Trên đường đi học về, em T. (học sinh lớp 7) bất ngờ bị 1 nhóm thanh niên dùng ghế nhựa, mũ bảo hiểm tấn công gây thương tích.

Giáo dục
Một giáo viên bị tố lừa đảo, chiếm đoạt nhiều tỷ đồng của đồng nghiệp

Một giáo viên bị tố lừa đảo, chiếm đoạt nhiều tỷ đồng của đồng nghiệp

(CLO) Bà Đỗ Thị Huyền Trang (giáo viên Trường THPT Phạm Văn Đồng, xã Ia Sao, huyện Ia Grai, Gia Lai) bị tố lừa đảo, chiếm đoạt hơn 10 tỷ đồng. Đáng chú ý, phần lớn nạn nhân lại là các đồng nghiệp của bà Trang.

Giáo dục
Học sinh trường THPT Đại học Quốc gia Hà Nội được học chương trình đại học sớm

Học sinh trường THPT Đại học Quốc gia Hà Nội được học chương trình đại học sớm

(CLO) Theo đó, từ năm học 2024-2025, học sinh THPT của Đại học Quốc gia Hà Nội có thành tích học tập tốt sẽ được học tích lũy một số học phần trong chương trình đào tạo đại học và định hướng nghề nghiệp.

Giáo dục
Nở rộ nhiều mô hình đào tạo đại học giá đắt đỏ: Đầu tư giáo dục thế nào mới khôn ngoan?

Nở rộ nhiều mô hình đào tạo đại học giá đắt đỏ: Đầu tư giáo dục thế nào mới khôn ngoan?

(NB&CL) Theo chuyên gia, đầu tư giáo dục cần phù hợp năng lực con cái cùng với điều kiện kinh tế gia đình và nguyện vọng học tập của các em, tránh chạy theo xa hoa, phù phiếm.

Giáo dục
Thúc đẩy hợp tác giáo dục Việt Nam và Liên bang Nga

Thúc đẩy hợp tác giáo dục Việt Nam và Liên bang Nga

(CLO) Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn và đoàn công tác Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Việt Nam đang có chuyến thăm và làm việc tại Liên bang Nga nhằm thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học giữa hai nước.

Giáo dục