Sở hữu súng ở Mỹ: Dễ hơn nuôi thú cưng!

Thứ sáu, 27/05/2022 13:55 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ở nhiều bang trên nước Mỹ, việc sở hữu súng còn dễ hơn thú cưng và điều đó thật vô lý. Đây có thể nói là một trong những nguyên nhân khiến xứ cờ hoa xảy ra quá nhiều vụ xả súng đẫm máu, thậm chí ngày càng tăng và nghiêm trọng.

Phía sau những vụ xả súng

Có nhiều động cơ dẫn đến những vụ giết người hàng loạt. Một trẻ vị thành niên ở Buffalo, New York, hôm 14/5 đã xả súng tại một siêu thị khiến 10 người thiệt mạng - phần lớn là người da màu, nguyên nhân khởi nguồn từ chứng phân biệt chủng tộc điên loạn. Người đàn ông 68 tuổi gốc Trung Quốc xả súng tại nhà thờ ở quận Cam, California hôm 15/5 khiến 1 người chết, 4 người trọng thương vì tâm lý ghét bỏ người Đài Loan.

so huu sung o my de hon nuoi thu cung hinh 1

Những người thân của các nạn nhân trong vụ thảm sát ở trường tiểu học Texas hôm 24/5 vừa rồi. Ảnh: Getty

Một ngày nào đó, động cơ Salvador Ramos, 18 tuổi, xả súng tại trường tiểu học Robb, ở thị trấn Uvalde của bang Texas hôm 24/5, gây ra cái chết cho ít nhất 21 người rồi sẽ được làm rõ cho dù thủ phạm đã bị cảnh sát tiêu diệt.

Tuy nhiên, có một điểm chung trong các vụ sả xúng này chính là vũ khí mà kẻ tấn công sử dụng. Súng đạn là phương tiện đơn giản, có thể dễ dàng thực hiện hành vi giết người. Một gã đàn ông tay cầm súng có nhiều đạn trong ổ có thể giết nhiều người hơn, nhanh hơn, không cần mất quá nhiều sức lực so với việc sử dụng dao, một vật cùn hoặc tay không.

Vũ khí mà Ramos sử dụng - một khẩu súng súng trường kiểu quân sự với băng đạn lớn, cho phép thủ phạm bắn người bừa bãi cho đến khi có ai đó bắn gục hắn ta. Phần lớn nạn nhân thiệt mạng là trẻ em tiểu học, khiến tội ác càng trở nên kinh khủng và man rợ. Nhưng nó cũng gợi lại vô số thảm kịch khác, mà khởi nguồn là việc sở hữu súng tại Mỹ quá dễ dàng.

Kẻ cướp mang theo súng có nhiều khả năng giết người hơn. Những cuộc cãi vã tại Mỹ có thể xảy ra án mạng nếu người liên quan có súng trong tay. Những vụ tự sát bằng súng cũng ít có người sống sót.

Tại Mỹ, một kẻ trộm mang theo súng dễ bị hạ gục. Nhiều vụ cãi vã trong nhà, trong cộng đồng thường gây ra án mạng nếu người liên quan có súng trong tay. Những vụ tự sát bằng súng cũng ít người qua khỏi. Tại Anh, cảnh sát vùng England và xứ Wales trong năm 2021 chỉ phải nổ súng bắn chết hai đối tượng. Tại Mỹ, con số này lên đến 1.055 người.

Lý do chính dẫn đến mức chênh lệch lớn này không hẳn là do cảnh sát Anh nhã nhặn hơn, ít phân biệt chủng tộc hơn cảnh sát Mỹ. Vấn đề nằm ở chỗ lực lượng thực thi pháp luật tại Mỹ phải đối mặt với công chúng mang theo súng. Hầu hết trong số 1.055 người bị cảnh sát Mỹ bắn hạ này đều thuộc thành phần có vũ trang, hoặc nghi ngờ có vũ trang. Người dân sở hữu súng đạn hàng loạt cũng là nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ giết người tại Mỹ thường cao gấp 4-5 lần so với các nước giàu khác.

Vì sao Mỹ phải kiểm soát chặt chẽ hơn? 

Ước tính, người Mỹ hiện sử dụng 400 triệu khẩu súng. Nếu chia đều trên cả nước, một gia đình 5 người tại Mỹ sẽ sở hữu tới 6 khẩu súng. Năm 2020, có 45.000 người Mỹ thiệt mạng liên quan đến thương vong do súng đạn gây ra. Số thanh niên chết vì súng lớn hơn so với chết vì tai nạn giao thông.

so huu sung o my de hon nuoi thu cung hinh 2

Ngay cả một gia đình bình thường ở Mỹ cũng có thể sở hữu cả một bộ sưu tập súng đồ sộ. Ảnh: NY Times

so huu sung o my de hon nuoi thu cung hinh 3

Các hội chợ mua bán vũ khí quân dụng diễn ra rất thường xuyên ở Mỹ. Ảnh: Internet

so huu sung o my de hon nuoi thu cung hinh 4

Một người dân Mỹ đang tìm kiếm mua súng quân dụng tại Mỹ. Ảnh: Internet

so huu sung o my de hon nuoi thu cung hinh 5

Súng được xem như một món đồ sưu tầm và có sức hút rất lớn đối với người dân Mỹ. Ảnh: Internet

so huu sung o my de hon nuoi thu cung hinh 6

Các hoạt động trưng bày và triển lãm vũ khí tại Mỹ luôn đông nghẹt người đến tham gia. Ảnh: Internet

Rõ ràng, việc phải siết lại khâu sở hữu súng là điểm mấu chốt. Nông dân cần súng để kiểm soát, bảo vệ vật nuôi. Người săn bắn có thể sử dụng súng cho mục đích thể thao, giải trí. Nhưng mỗi khẩu súng phải được cấp phép và đăng ký.

Người sử dụng súng cũng phải trải qua quá trình rà soát thân nhân nghiêm ngặt và tiến trình này nên được thực hiện một cách khắt khe. Người dân chỉ được sở hữu súng khi đáp ứng được một loạt tiêu chí. Không có lý do gì để một công dân sử dụng súng bắn nhanh hoặc là súng có băng đạn lớn, dễ gây ra hành vi xả súng ồ ạt. Thủ phạm nếu có ý định giết người cũng phải mất nhiều thời gian cho nạp đạn, tra đạn, từ đó giảm số người tử vong trong các vụ sả xúng.

Song ở Mỹ, quy định kiểm soát ngặt nghèo súng đạn theo hướng trên là điều gần như không thể. Tu chính án số hai trao quyền cho dân Mỹ được sở hữu vũ khí và Hiệp hội súng trường Mỹ (NRA) lại luôn đi đầu trong việc dẫn giải Tu chính án thứ hai.

Các chính trị gia bày tỏ ý định hạn chế, kiểm soát súng sẽ phải đối mặt với phản ứng từ cử tri ủng hộ NRA. NRA tiến hành chấm điểm các chính khách này dựa trên mức độ ủng hộ của họ đối với việc sở hữu và sử dụng súng đạn. Trong các cuộc tranh cử sơ bộ của đảng Cộng hòa, rất ít ứng cử viên dám ra mặt phản đối NRA.

Quy định nới lỏng về kiểm soát súng đạn dẫn đến thực tế ở nhiều nơi như Texas, người 21 tuổi trở lên được mang theo súng mà không cần giấy phép hay huấn luyện - trong khi để hành nghề cắt tóc phải có đủ hai chứng nhận này. Người 18 tuổi trở lên có thể mua súng nếu người này đến từ một gia đình có bạo lực (lý lẽ là để từ vệ trước người thân có hành vi bạo hành). Mua súng là việc đầu tiên Ramos làm khi tròn 18 tuổi và hắn đã bắn vào người bà trước khi xả súng ở trường.

Đây không phải là điều mà hầu hết người Mỹ muốn. Phần lớn người trưởng thành ủng hộ một số biện pháp hạn chế thông thường, như từ chối bán vũ khi cho những người có bệnh tâm thần, tạo cơ sở dữ liệu để theo dõi tất cả các vụ mua bán súng và cấm cả các loại vũ khí tấn công kiểu quân sự (súng trường).

Như vậy, nguyên nhân chính dẫn tới những vụ thảm sát kinh hoàng vừa qua là bởi việc sở hữu súng nói riêng, vũ khí quân dụng nói chung là quá dễ dàng đối với người Mỹ, ngay cả những thanh niên mới "mười tám đôi mươi" như kẻ sát nhân Ramos mới đây.

Hà Linh

Bình Luận

Tin khác

Vụ sập cầu Baltimore: Lời cảnh báo mới từ cây cầu cũ

Vụ sập cầu Baltimore: Lời cảnh báo mới từ cây cầu cũ

(CLO) Con tàu container làm sập cây cầu Francis Scott Key ở Baltimore (Mỹ) không chỉ gây tắc nghẽn một cảng sầm uất mà còn nhắc nhở về sự mong manh, dễ tổn thương của dòng chảy thương mại toàn cầu.

Tiêu điểm Quốc tế
Vì sao cầu Baltimore sập và những chi tiết đáng chú ý về vụ việc?

Vì sao cầu Baltimore sập và những chi tiết đáng chú ý về vụ việc?

(CLO) Cầu Francis Scott Key ở thành phố Baltimore, bang Maryland, Mỹ đã sập vào sáng sớm ngày 26/3 do bị một tàu chở hàng container đâm vào trụ cầu, khiến 6 người rơi xuống làn nước lạnh giá bên dưới và mất tích.

Tiêu điểm Quốc tế
Nơi người Israel và Palestine đoàn kết và chung tay cứu trợ Gaza

Nơi người Israel và Palestine đoàn kết và chung tay cứu trợ Gaza

(CLO) Trong khi tình hình Gaza, đặc biệt là thành phố Rafa, vẫn căng như dây đàn khi Israel quyết tiến vào đây để tiêu diệt các đơn vị Hamas, thì ở một thế giới khác, những người Israel và Palestine sống tại Đức đang… chung tay cứu trợ người dân Gaza.

Tiêu điểm Quốc tế
Mỹ 'hụt hơi' trước Trung Quốc trong cuộc đua khai thác khoáng sản dưới biển sâu

Mỹ 'hụt hơi' trước Trung Quốc trong cuộc đua khai thác khoáng sản dưới biển sâu

(CLO) Dù sớm nhìn ra khả năng khai thác các khoáng sản quan trọng ở đáy biển sâu nhưng Mỹ đã bị Trung Quốc bỏ lại phía sau trong cuộc đua này. Và vì thế, Washington đang phải tăng tốc.

Tiêu điểm Quốc tế
ISIS-K tàn bạo thế nào và tại sao tấn công khủng bố Moscow?

ISIS-K tàn bạo thế nào và tại sao tấn công khủng bố Moscow?

(CLO) Chi nhánh IS ở Afghanistan - hay còn được gọi là Nhà nước Hồi giáo ở tỉnh Khorasan (ISIS-K) - đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công đẫm máu tại Moscow hôm 22/3. Vậy nhóm khủng bố này có gì đặc biệt và vì sao chúng lại ra tay?

Tiêu điểm Quốc tế