Cao Bằng- Đánh thức miền non nước:

Sở Kế hoạch & Đầu tư - Thu hút đầu tư, tạo cú hích cho Cao Bằng phát triển

Thứ năm, 26/09/2019 14:30 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Nhắc đến Cao Bằng, người ta thường nhắc đến một vùng đất “địa linh nhân kiệt” góp phần viết nên trang sử vàng chói lọi, tô thắm thêm lịch sử dân tộc, là vùng đất đã sản sinh những nhân vật văn hóa, danh nhân tài giỏi. Ngày nay Cao Bằng đang từng bước vươn mình lớn mạnh, trở thành điểm đến đầy triển vọng…

Bài liên quan

Tiềm năng lớn còn bỏ ngỏ

Đến với Cao Bằng hôm nay, dường như ai cũng cảm nhận được những đổi thay của vùng đất giàu truyền thống cách mạng và tiềm năng phát triển. Sau nhiều lần thay đổi địa giới hành chính, hiện nay, Cao Bằng có 13 huyện, thành phố với 199 xã, phường, thị trấn; dân số khoảng 52 vạn người. Đặc biệt, Cao Bằng có nhiều tài nguyên thiên nhiên phong phú, có tiềm năng lớn để phát triển lĩnh vực nông nghiệp nhờ lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng.

Ngoài ra, với diện tích rừng chiếm trên 61% diện tích đất tự nhiên, là điều kiện để phát triển nông lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn với chế biến, gồm các cây trồng chủ lực như Trúc sào, hồi, quế, thuốc lá, chè, cây dược liệu quý hiếm; cây ăn quả: cam, quýt, hạt dẻ, mận, lê, xoài... Hệ thống sông suối tương đối phong phú, Cao Bằng không chỉ có lợi thế phát triển, xây dựng nguồn thủy điện dồi dào, mà còn là địa phương có điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp khai khoáng và chế biến khi có trữ lượng khoáng sản lớn với các mỏ quặng như: Sắt, Bauxit…phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị xúc tiến đầu tư tại tỉnh Cao Bằng.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị xúc tiến đầu tư tại tỉnh Cao Bằng.

Được thiên nhiên ưu đãi, cùng đặc điểm một tỉnh miền núi với nhiều nhóm dân tộc thiểu số sinh sống, tạo nên một nền văn hóa đa dạng, ẩm thực phong phú… không khó hiểu vì sao những năm gần đây Cao Bằng đã trở thành điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Nhờ những tiềm năng đó, thời gian qua Cao Bằng đang đẩy mạnh khai thác và từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Không chỉ vậy, Cao Bằng còn có các địa điểm du lịch tuyệt đẹp như thác nước, hồ và các loại thực vật đa dạng… Năm 2018, Công viên Địa chất non nước Cao Bằng đã được Unesco công nhận là Công viên Địa chất toàn cầu. Đồng thời, được các tạp chí trên thế giới bình chọn là một trong 50 địa điểm tham quan tốt nhất thế giới. Đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp khơi dậy tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Cao Bằng.

Cùng với những tiềm năng về phát triển du lịch, nông nghiệp, với 1 cửa khẩu quốc tế, 3 cặp cửa khẩu chính là Trà Lĩnh, Sóc Giang, Lý Vạn và nhiều cặp cửa khẩu phụ; đặc biệt, với vị trí nằm ở cửa ngõ giao lưu hàng hóa từ Quảng Tây và các tỉnh phía Tây, Tây Nam (Trung Quốc) ra biển, đến các nước Asean, Cao Bằng có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế cửa khẩu, thương mại, dịch vụ…nhất là phát triển kinh tế biên mậu (buôn bán khu vực cửa khẩu).

Để tạo điều kiện thuận lợi nhất nhằm thúc đẩy đầu tư và phát triển tiềm năng kinh tế tại địa phương, thời gian qua, Cao Bằng đã tập trung đầu tư, xây dựng nhiều hạng mục thiết yếu như: Bến phà, kho bãi tập kết hàng hóa, hạ tầng đường giao thông và điểm nhấn là Cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh đã được Chính phủ chính thức phê duyệt… Với những lợi thế đó, cùng chính sách thu hút đầu tư của Nhà nước nói chung và Cao Bằng nói riêng, đây sẽ là những thế mạnh tiềm năng để đưa Cao Bằng bước sang một trang mới trong quá trình phát phát triển.

Nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư

Song song với những tiềm năng phát triển kinh tế, tỉnh Cao Bằng luôn xác định thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước để phát triển kinh tế - xã hội là nhiệm vụ quan trọng với phương châm sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực ở địa phương, tập trung phát triển kinh tế với tốc độ cao và bền vững.

Trong đó, trọng tâm là phát triển một số ngành công nghiệp có lợi thế của tỉnh như: Khai thác chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm sản, chú trọng phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp hữu cơ, nâng cao chất lượng sức cạnh tranh và hiệu quả trong sản xuất kinh doanh; khai thác thế mạnh về phát triển kinh tế cửa khẩu, thương mại, dịch vụ; đẩy mạnh thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch để phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Để đạt được mục tiêu trên, thời gian qua Cao Bằng luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất, đồng hành cùng các nhà đầu tư, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Trong đó, các hoạt động xúc tiến đầu tư được đẩy mạnh, thu hút nhiều nhà đầu tư chiến lược đăng ký đầu tư nhiều dự án lớn vào Cao Bằng như: Công ty cổ phần Tập đoàn Sungroup, Tập đoàn FLC, TH true milk, TNG Holdings Việt Nam, Công ty Cổ phần châu Á - Thái Bình Dương (Tập đoàn APEC), Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả... với tổng mức đầu tư trên 33.000 tỷ đồng; (tháng 7/2019 UBND tỉnh đã cấp Quyết định chủ trương đầu tư dự án bò sữa Cao Bằng cho Tập đoàn TH với tổng vốn đầu tư 4.300 tỷ đồng).

Đặc biệt, khi tham gia đầu tư các doanh nghiệp sẽ được hưởng rất nhiều ưu đãi như, tỉnh áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn mức thuế suất thông thường có thời hạn, hoặc toàn bộ thời gian thực hiện dự án đầu tư; miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp; Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định; nguyên liệu, vật tư, linh kiện để thực hiện dự án đầu tư; Miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất.

Ngoài các chính sách ưu đãi áp dụng chung đối với các doanh nghiệp đầu tư tại địa bàn có điều kiện đặc biệt khó khăn, trong các lĩnh vực còn có các chính sách ưu đãi bổ sung, cụ thể: Đối với lĩnh vực nông nghiệp, bên cạnh những cơ chế, chính sách ưu đãi và hỗ trợ của Chính phủ; HĐND tỉnh Cao Bằng đã ban hành Nghị quyết số 28/2018/NQ-HĐND ngày 12/12/2018 về việc hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, về lĩnh vực giáo dục, y tế, thương mại Chính phủ cũng đã ban hành những Nghị định, Quyết định về chính sách khuyến khích xã hội hóa, phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa… nhằm thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa các vùng miền, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao thu nhập của người dân, đảm bảo an ninh quốc phòng miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.

Nhờ những ưu đãi đó, tỉnh Cao Bằng đã thu hút được số lượng lớn các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đến nay, trên địa bàn tỉnh Cao Bằng có 293 dự án với tổng số vốn đăng ký 40.075,87 tỷ đồng, trong đó có 12 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với số vốn đăng ký là 1.116,52 tỷ đồng (8 tháng đầu năm 2019 đã cấp chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 21 dự án với tổng số vốn đăng ký là 5.067,979 tỷ đồng). Một số dự án được cấp chủ trương đa số đã đi vào hoạt động, bước đầu phát huy hiệu quả tốt.

Với nhiều tiềm năng trên các lĩnh vực, cùng cơ chế, chính sách thuận lợi, hạ tầng phát triển đồng bộ, thủ tục thông thoáng… sẽ là những yếu tố tích cực giúp Cao Bằng phát triển mạnh mẽ. Điều đó không chỉ góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh mà còn làm vững chắc thêm vùng biên cương Tổ quốc.

Minh Diễn - Quán Tuấn

Tin khác

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá thăm, tặng quà chiến sĩ Điện Biên

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá thăm, tặng quà chiến sĩ Điện Biên

(CLO) Sáng 23/4, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Đỗ Minh Tuấn đã đi thăm, tặng quà các chiến sĩ Điện Biên, thân nhân liệt sĩ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến đã trực tiếp tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu trong Chiến dịch Điện Biên Phủ đang sinh sống trên địa bàn TP Sầm Sơn.

Đời sống
Hà Nội phát hiện 1 tấn thực phẩm đông lạnh có dấu hiệu không rõ nguồn gốc xuất xứ

Hà Nội phát hiện 1 tấn thực phẩm đông lạnh có dấu hiệu không rõ nguồn gốc xuất xứ

(CLO) Đội 22, Cục Quản lý thị trường Hà Nội (QLTT) phối hợp với Đội Cảnh sát Điều tra tội phạm về Kinh tế và Chức vụ, Công an Quận Bắc Từ Liêm vừa ngăn chặn gần 1 tấn thực phẩm đông lạnh có dấu hiệu không rõ nguồn gốc xuất xứ lưu thông ra thị trường.

Đời sống
Bí thư Tỉnh uỷ Yên Bái thăm viếng gia đình các nạn nhân bị tai nạn lao động tại Nhà máy xi măng

Bí thư Tỉnh uỷ Yên Bái thăm viếng gia đình các nạn nhân bị tai nạn lao động tại Nhà máy xi măng

(CLO) Liên quan đến vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại Nhà máy xi măng (Công ty Cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái), sáng 23/4, lãnh đạo tỉnh Yên Bái đã đến thăm hỏi, động viên các gia đình nạn nhân có người thiệt mạng tại huyện Yên Bình và thành phố Yên Bái.

Đời sống
Giải cứu cháu gái 13 tuổi bị dụ dỗ qua Facebook, lừa bán ra nước ngoài

Giải cứu cháu gái 13 tuổi bị dụ dỗ qua Facebook, lừa bán ra nước ngoài

(CLO) Một cháu gái 13 tuổi, người dân tộc Thái, quê ở huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên có quen một người phụ nữ qua mạng xã hội Facebook, rồi cháu bị dụ dỗ, lôi kéo và bị lừa bán sang Myanmar. Sau đó, chúng bắt ép cháu phải làm lao động vất vả….

Đời sống
Công ty TNHH Tân Hồng Phúc bị phạt hơn 200 triệu đồng do khai thác khoáng sản vượt mức

Công ty TNHH Tân Hồng Phúc bị phạt hơn 200 triệu đồng do khai thác khoáng sản vượt mức

(CLO) UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có quyết định xử phạt hành chính hơn 200 triệu đồng đối với Công ty TNHH Tân Hồng Phúc do khai thác khoáng sản vượt công suất cho phép.

Đời sống