(CLO) Đây quy trình phân cấp quản lý nhà nước thứ hai trong lĩnh vực y tế của Chính phủ cho TP HCM, mở ra nhiều triển vọng giúp tăng tính chủ động trong công tác cung ứng thuốc cho hệ thống khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn. Từ đó giải quyết vấn đề khó khăn trong việc nhập khẩu các thuốc hiếm, thuốc dùng trong trường hợp khẩn cấp tại TP HCM.
Ngày 9/8, thông tin từ Sở Y tế TP HCM cho biết, để tăng tính chủ động cho thành phố trong công tác cung ứng thuốc cho hệ thống khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn, giải quyết vấn đề khó khăn trong việc nhập khẩu các thuốc hiếm, thuốc dùng trong trường hợp khẩn cấp, ngày 10/7/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 84/2024/NĐ-CP về việc thí điểm phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực cho chính quyền TP HCM.
Theo đó, đối với lĩnh vực dược, TP HCM có thẩm quyền quyết định cấp phép nhập khẩu thuốc đáp ứng nhu cầu điều trị đặc biệt, phát sinh trong quá trình khám chữa bệnh cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc phạm vi quản lý.
Với phân cấp này, TP HCM được cấp phép nhập khẩu đối với các thuốc chưa có giấy phép lưu hành tại Việt Nam, chưa đáp ứng đủ nhu cầu điều trị và thuộc một trong các trường hợp: Thuốc sử dụng cho mục đích cấp cứu, chống độc; chống thải ghép; Thuốc thuộc Danh mục thuốc hiếm; Thuốc có trong hướng dẫn phòng và xử trí sốc phản vệ; Thuốc được sử dụng cho người bệnh cụ thể đang điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để chẩn đoán, dự phòng hoặc điều trị đối với bệnh truyền nhiễm nhóm A, bệnh ung thư, HIV/AIDS, bệnh lao, bệnh sốt rét và các bệnh hiểm nghèo khác.
Trước đây, việc cấp phép nhập khẩu thuốc đáp ứng nhu cầu điều trị đặc biệt thuộc 4 nhóm nêu trên thuộc thẩm quyền của Bộ Y tế. Các công ty dược có chức năng nhập khẩu sẽ thực hiện nhập khẩu thuốc, thường thì các công ty dược sẽ lấy nhu cầu tổng hợp từ nhiều địa phương nên cần nhiều thời gian, thực tế thời gian chờ nhập khẩu thường phải mất vài tháng. Trong 4 nhóm nêu trên, hầu hết các bệnh viện cho biết thực tiễn thiếu thuốc thường rơi vào nhóm 1 và nhóm 2.
Do đó, việc phân cấp cho TP HCM có thẩm quyền quyết định cấp phép nhập khẩu thuốc đáp ứng nhu cầu điều trị đặc biệt, phát sinh trong quá trình khám chữa bệnh cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc phạm vi quản lý của thành sẽ tạo nhiều thuận lợi cho các bệnh viện.
Cụ thể, Sở Y tế sẽ hỗ trợ sớm các thông tin cần thiết liên quan đến thuốc mà bệnh viện đang cần, xác định thông tin về nguồn cần cung ứng (nếu thuốc đang có ở một đơn vị khác thì sẽ kịp thời điều phối, nếu không sẵn có thì hướng dẫn bệnh viện phối hợp cùng công ty dược thực hiện thủ tục cấp phép nhập khẩu thuốc).
Ngoài ra, Sở Y tế hướng dẫn các bệnh viện sớm tiếp xúc các công ty dược có chức năng nhập khẩu loại thuốc mà bệnh viện đang cần, khẩn trương phối hợp với các công ty vào hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chánh công Thành phố để được cấp phép nhập khẩu thuốc theo quy định (trong vòng 15 ngày).
Hiện tại, Sở Y tế đang khẩn trương xây dựng quy trình cấp phép nhập khẩu thuốc đáp ứng nhu cầu điều trị đặc biệt, phát sinh trong quá trình khám chữa bệnh cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc phạm vi quản lý. Phạm vi phân cấp là giấy phép nhập khẩu thuốc (không cấp giấy đăng ký lưu hành), giấy phép chỉ có giá trị trong 1 năm, có số lượng cụ thể.
(CLO) Ngày 10/9, Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Quảng Bình cho biết, tỉnh này tiếp tục ghi nhận thêm 1 ca tử vong ở huyện Minh Hóa, nâng số ca tử vong do sốt xuất huyết lên 2 ca kể từ đầu năm 2024 đến nay. Hiện toàn tỉnh đã ghi nhận 1.163 ca mắc sốt xuất huyết, tăng gấp 3,9 lần so với cùng kỳ năm 2023.
(CLO) Mới đây, theo số liệu của Trung tâm Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh, nơi đây tiếp nhận mỗi tháng hơn 100 người trẻ rối loạn tiền đình, nhỏ nhất 26 tuổi, trong khi đây là bệnh hay thường xảy ra ở người trên 40 tuổi.
(CLO) Sau cơn bão số 3, sáng ngày 9/9/2024, Bệnh viện Bãi Cháy tiếp nhận cấp cứu 06 trường hợp bệnh nhân bị ngộ độc khí CO từ máy phát điện. Đáng chú ý có 02 trường hợp ngộ độc khí CO trong tình trạng hôn mê, suy hô hấp rất nguy kịch.
(CLO) Bệnh nhân nam 40 tuổi đi xe máy rơi từ cầu xuống nước bị thương ở cẳng chân, xẹp phổi, hoảng loạn đã được hội chẩn trực tuyến từ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức với Trung tâm y tế huyện Tam Nông.