Soi “năng lực” cổ phiếu Bất động sản Khu công nghiệp

Chủ nhật, 31/05/2020 07:00 AM - 0 Trả lời

(CLO) Thời gian gần đây, có những mã cổ phiếu Bất động sản Khu công nghiệp đã tăng giá gấp 7 lần chỉ trong vòng hơn 2 tháng như phát súng tiên báo thời “hoàng kim” của nhóm ngành này dần hiện hữu.

Vì sao bất động sản khu công nghiệp “nổi sóng”?

Như các chuyên gia kinh tế từng nhận định, nhu cầu thuê đất tại các khu công nghiệp Việt Nam sẽ tăng mạnh sau đại dịch nhờ chi phí hoạt động thấp và ưu đãi thuế.

Bất động sản khu công nghiệp đang dần tìm lại thời “hoàng kim” của mình.

Bất động sản khu công nghiệp đang dần tìm lại thời “hoàng kim” của mình.

Thực tế cũng đang cho thấy, Việt Nam vẫn là vị trí tiềm năng cho sự chuyển dịch của các công ty ra ngoài Trung Quốc nhờ vào giá thuê đất, tiền nhân công, năng lượng và nhà xưởng thấp.

Bên cạnh đó, Việt Nam đã giảm thuế thu nhập doanh nghiệp từ mức 22% xuống mức 20% vào năm 2016 cho tất cả các công ty trong nước và nước ngoài để tăng cường thu hút sản xuất.

Các công ty trong các khu công nghiệp cũng được hưởng nhiều ưu đãi, như miễn/giảm thuế và miễn thị thực, trong đó có miễn thuế từ 2 - 4 năm, giảm thuế trong 3 - 15 năm và miễn thuế nhập khẩu…

Ngoài ra, các Hiệp định thương mại tự do (FTA) sẽ là nhân tố chính để đẩy mạnh nhu cầu thuê đất khu công nghiệp. Dự báo tổng giá trị xuất khẩu tới liên minh châu Âu sẽ tăng 44,4% cho đến năm 2030. Vì vậy, Hiệp định EVFTA sẽ giúp thúc đẩy dòng vốn đầu tư sản xuất tới Việt Nam trong thời gian tới.

Giới quan sát bất động sản cũng cho rằng, thời gian tới, bất động sản khu công nghiệp được đánh giá là một phân khúc nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài khi tham gia vào thị trường Việt Nam, bởi 3 lý do: kinh tế ổn định, tốc độ đô thị hóa lớn và chính trị ổn định.

Đặc biệt, với thành công trong việc kiểm soát dịch bệnh Covid-19, Việt Nam được coi là điểm đến lý tưởng trong xu hướng dịch chuyển sản xuất ra ngoài Trung Quốc, thúc đẩy các nhà đầu tư xúc tiến nhanh việc tìm kiếm cơ hội tại các khu công nghiệp, trung tâm chế xuất…

Cách đây không lâu TS. Sử Văn Khương - Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam cũng từng nhận định, Việt Nam luôn là điểm đến hấp dẫn với các doanh nghiệp nước ngoài với lực lượng lao động trẻ và có tính cơ động cao hơn các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á, chi phí lao động thấp.

Bên cạnh đó, hệ thống cảng biển, giao thông đường bộ, hệ thống kho bãi tương đối tốt, tình hình chính trị ổn định và tỷ lệ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới cũng là điểm cộng cho Việt Nam.

Theo ông Khương, một lợi thế của Việt Nam nữa là gần Trung Quốc về mặt địa lý - giúp các nhà đầu tư dễ dàng bổ sung cơ sở sản xuất mà vẫn “bám” được thị trường 1,4 tỷ dân này.

 Ông Khương cho rằng, quá trình dịch chuyển các ngành sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam sẽ diễn ra sớm nhất từ năm 2021. Do vậy, đây là lúc doanh nghiệp trong nước cần chuẩn bị tốt hệ thống kho bãi, phục vụ hoạt động lưu trữ, giao - nhận hàng hoá trong chuỗi cung ứng.

Thanh khoản “cổ phiếu địa chủ” đua nhau tăng

Thực tế trên thị trường, trước làn sóng dịch chuyển sắp tới, những doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp đã có những phản ứng tích cực và thể hiện những mặt lợi thế nhất định của mình. Bằng chứng là những mã cổ phiếu của các doanh nghiệp này đang “biểu diễn” rất hợp ý nhà đầu tư.

Nổi bật nhất trong nhóm này phải kể đến những tên tuổi lớn như NTC, SIP, D2D, SZC, SZL, PHR, GVR... Bên cạnh đó là những KBC, ITA, VGC, LHG... cũng không phần kém cạnh.

Giá cổ phiếu SIP có lúc tăng giá gấp 7 lần chỉ trong vòng hơn 2 tháng.

Giá cổ phiếu SIP có lúc tăng giá gấp 7 lần chỉ trong vòng hơn 2 tháng.

Trải qua năm 2019 có thể nói là đại thành công của nhóm cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp với mức tăng giá ấn tượng. Có thời điểm một số cổ phiếu đã tăng giá gấp hơn 2 lần như NTC, PHR, SZC, SZL... Đặc biệt kể từ khi chào sàn hồi giữa năm, SIP có lúc tăng giá gấp 7 lần chỉ trong vòng hơn 2 tháng. Thanh khoản của những cổ phiếu này cũng tăng mạnh theo mức giá của chúng.

Dù bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 nhưng ngay sau đó các cổ phiếu này đã hồi phục khá nhanh chóng từ làn sóng dịch chuyển nói trên nhờ chính những lợi thế có sẵn của doanh nghiệp như quỹ đất “khủng”, vị trí thuận lợi, tỷ lệ lấp đầy cao, giá thuê tăng vọt cùng với kết quả kinh doanh ấn tượng…

Mới đây, NTC nhận 345 ha đất từ PHR để thực hiện Dự án KCN Nam Tân Uyên 3. Qua đó Nam Tân Uyên trở thành doanh nghiệp sở hữu trực tiếp 1.000 ha đất và gián tiếp trên 4.000 ha đất Khu công nghiệp.

NTC đã cho thấy mình là doanh nghiệp hàng đầu trong giới bất động sản khu công nghiệp khi là cổ phiếu duy nhất vượt đỉnh lịch sử vùng giá 191.000 đồng/cổ phiếu. Hiện tại, NTC đã tiệm cận mức giá 200.000 đồng/cổ phiếu.

CTCP Cao su Phước Hòa (PHR) cũng là một tên tuổi trong lĩnh vực. PHR hiện sở hữu 80% cổ phần tại KCN Tân Bình (tỷ lệ lấp đầy 100%) với tổng diện tích 352,5 ha tại phía bắc tỉnh Bình Dương.

Dự kiến trong giai đoạn 2019-2021 sẽ sử dụng 1.037 ha đất trồng cao su để chuyển đổi thành đất KCN Nam Tân Uyên 3 (NTU3 - diện tích 346 ha) và KCN VSIP III (691 ha). Cổ phiếu PHR đang trên đà bứt phá với thanh khoản tăng gần gấp 2 lần so với giai đoạn trước.

GVR của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) đang sở hữu tổng diện tích cao su khoảng 407.800 ha. Trong đó khoảng 196,749 ha thuộc công ty mẹ và hơn 211,000 ha thuộc các công ty con  như PHR, DPR, TRC… Ngoài ra GVR có hơn 4.100 tỷ đồng tiền và tương đương tiền.

Với quỹ đất và lượng tiền dồi dào sẽ tạo điều kiện để GVR mở rộng quy mô cũng như chuyển đổi mục địch sử dụng đất để phù hợp với xu thế hiện tại. Giá cổ phiếu GVR đang trên đà hồi phục khá tốt để tìm lại đỉnh vinh quang của mình (tăng 60% kể từ đáy) với thanh khoản tăng mạnh.

Trong những ngày qua, ITA - một cổ phiếu “penny” nhưng cũng là ông lớn một thời đã tìm về đỉnh 2018 khi tăng gấp đôi kể từ đáy, lên vùng 3.600 đồng/cổ phiếu. Thanh khoản của ITA gần đây tăng đột biến, có những phiên lên trên 20 triệu cổ phiếu được giao dịch trong phiên.

Cũng với quỹ đất tiềm năng của mình, ITA hứa hẹn sẽ thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư trong thời gian tới cũng như dần tìm lại thời “hoàng kim” của mình.

Ngọc An

Tin khác

Thị trường chứng khoán Việt Nam có kịp “deadline” nâng hạng?

Thị trường chứng khoán Việt Nam có kịp “deadline” nâng hạng?

(CLO) Các ý kiến đánh giá, xác suất nâng hạng của thị trường Việt Nam là rất lớn, nhưng vấn đề là thời gian hoàn thiện khung pháp lý.

Tài chính - Bảo hiểm
BHXH Việt Nam tổ chức giao lưu trực tuyến về chính sách

BHXH Việt Nam tổ chức giao lưu trực tuyến về chính sách

(CLO) Ngày 17/4, BHXH Việt Nam tổ chức Giao lưu trực tuyến về chính sách BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) trên Cổng TTĐT BHXH Việt Nam. Theo đó, Chương trình đã kịp thời cung cấp thông tin, giải đáp khoảng 100 câu hỏi, ý kiến của các tổ chức, cá nhân trên cả nước về chính sách BHXH, BHYT và BHTN.

Tài chính - Bảo hiểm
Nhiều ngân hàng lọt top đổi mới, sáng tạo và kinh doanh hiệu quả năm 2024

Nhiều ngân hàng lọt top đổi mới, sáng tạo và kinh doanh hiệu quả năm 2024

(CLO) Theo nghiên cứu, gần 80% đại diện các ngân hàng xem đổi mới, sáng tạo là động lực tăng trưởng quan trọng nhất của ngân hàng trong giai đoạn 10 năm tới, trong đó chú trọng vào đổi mới sáng tạo về công nghệ, quy trình và con người.

Tài chính - Bảo hiểm
Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh công tác BHYT trong tình hình mới”

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh công tác BHYT trong tình hình mới”

(CLO) Ngày 16/4, BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 07/9/2009 của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh công tác Bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”.

Tài chính - Bảo hiểm
Imexpharm (IMP) lãi kỷ lục, dự kiến chia cổ tức tỷ lệ 20%

Imexpharm (IMP) lãi kỷ lục, dự kiến chia cổ tức tỷ lệ 20%

(CLO) CTCP Dược phẩm Imexpharm (IMP) ghi nhận lợi nhuận cao nhất từ trước đến nay. Công ty dự định chia cổ tức 10% bằng tiền mặt và 10% bằng cổ phiếu.

Tài chính - Bảo hiểm