(CLO) Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, cần thẳng thắn thừa nhận cải cách hành chính là quá trình liên tục và còn gặp nhiều rào cản, bất cập cần kịp thời khắc phục để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, đáp ứng mong đợi của nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư. Cùng với đó là để khơi thông và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho phục hồi, phát triển đất nước trong bối cảnh hiện nay
Sáng 15/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ chủ trì phiên họp thứ tám của Ban Chỉ đạo. Phiên họp được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, kết nối từ điểm cầu trụ sở Chính phủ tới 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Mở đầu phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo cho biết, thời gian qua, công tác cải cách hành chính đã được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, liên tục, tổ chức thực hiện quyết liệt và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, giảm phiền hà cho người dân, doanh nghiệp, tăng cường thu hút đầu tư và thúc đẩy hoàn thành các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.
Phiên họp tập trung đánh giá kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính 6 tháng đầu năm 2024; thảo luận phương hướng, nhiệm vụ cải cách hành chính những tháng cuối năm 2024 và những giải pháp khắc phục tồn tại, hạn chế trong triển khai các nhiệm vụ cải cách hành chính thời gian tới.
Theo Thủ tướng, bên cạnh những kết quả đạt được, chúng ta cần thẳng thắn thừa nhận cải cách hành chính là quá trình liên tục và còn gặp nhiều rào cản, bất cập cần kịp thời khắc phục để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, đáp ứng mong đợi của nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư. Trong đó thủ tục hành chính còn rườm rà, có nơi thực hiện chưa nghiêm, gây phiền hà, bức xúc; bộ máy tổ chức còn nhiều tầng nấc, hoạt động chưa thực sự hiệu quả; tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm vẫn diễn ra.
"Những tồn tại, hạn chế đó cần sớm khắc phục để mau chóng khơi thông và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho phục hồi, phát triển đất nước trong bối cảnh hiện nay", Thủ tướng chỉ rõ.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các đại biểu dự Phiên họp tập trung đánh giá, làm rõ những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế trong cải cách hành chính, nhất là những nhiệm vụ đã đề ra trong Phiên họp lần thứ 7; xác định nguyên nhân, bài học kinh nghiệm và thảo luận, thống nhất những nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới để khắc phục, khơi thông những điểm nghẽn, ách tắc và nâng cao hiệu quả của công tác này, với phương châm "rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ tiến độ, rõ hiệu quả".
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo, với sự quan tâm, chỉ đạo sát sao, quyệt liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cùng với sự vào cuộc mạnh mẽ của các bộ, ngành, địa phương và người dân, doanh nghiệp; việc rà soát, xử lý vướng mắc, bất cập về cải cách hành chính đã được tích cực triển khai thực hiện, góp phần thúc đẩy cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.
Nhiều chỉ số của Việt Nam được thăng hạng, trong đó xếp hạng môi trường kinh doanh tăng 12 bậc, xếp thứ 106 trong bộ chỉ số tự do kinh doanh thế giới, tăng 4 bậc so với năm 2022; xếp thứ 46/132 quốc gia và nền kinh tế về chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu, tăng 2 bậc so với năm 2022.
Cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính tiếp tục được quan tâm. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã dành thời gian lắng nghe, tiếp xúc với người dân, cộng đồng doanh nghiệp để chỉ đạo nghiên cứu, xử lý những phản ánh kiến nghị về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính.
Việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy và hoàn thiện quy định về vị trí việc làm tại cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị, cải cách chính sách tiền lương tiếp tục có chuyển biến rõ nét, đạt được những kết quả tích cực. Xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số tiếp tục được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt, từng bước có những kết quả cụ thể…
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, vừa qua có nhiều dự án tồn đọng kéo dài nhưng với sự nỗ lực của Bộ Chính trị, của Quốc hội và của Chính phủ cho đến nay, 12 đại dự án tồn đọng, kéo dài cơ bản xin chủ trương xong của Bộ Chính trị. Việc xử lý các dự án tồn đọng, vướng mắc kéo dài phải 'tôn trọng' hiện trạng, chịu sự mất mát.
(CLO) Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: “Giáo dục Thủ đô cần hướng tới mục tiêu cao hơn yêu cầu chung cả nước, hướng tới giáo dưỡng, tạo nên những công dân Thủ đô thanh lịch, có tầm văn hóa, trách nhiệm xã hội và biết sống hạnh phúc cho mình và cho cộng đồng”.
(CLO) UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu dự tính khởi công loạt dự án vào những tháng cuối năm, trong đó có các dự án đường nối vào cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu.
(CLO) Sáng nay (12/11), tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Chương trình Gala 15 năm ngành Công Thương thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động.
(CLO) Bộ ảnh "Thu Hà Nội" của chàng trai 9X Phạm Tú (sinh năm 1994, Thái Bình) ngay sau khi đăng tải nhận được cơn mưa lời khen từ cộng đồng mạng như: "Hà Nội đẹp và tình quá", "Nhớ Hà Nội thật", "Hà Nội luôn trong tim tôi" …
(CLO) Để phòng chống hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, theo các chuyên gia, cần đẩy mạnh chuyển đổi số kết hợp với công nghệ, giải pháp chống hàng giả, truy xuất nguồn gốc hiện đại trong công tác giám sát và phát hiện vi phạm…
(CLO) UBND thành phố Hà Nội vừa có Công văn số 3689 gửi Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND quận Long Biên về việc kiểm tra, xử lý thông tin báo chí phản ánh tình trạng ô nhiễm môi trường tại quận Long Biên.
(CLO) Bản tin Nóng 18h: Xây dựng văn bản phù hợp để quản lý thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng; Thông tin xấu độc, sai sự thật: Trách nhiệm lớn thuộc về mạng xã hội; Cảnh báo gió giật cấp 9, sóng lớn ở vùng biển Thừa Thiên Huế-Phú Yên; Hội An miễn phí vé tham quan phố cổ ngày 4/12 …
(CLO) Suốt nhiều tháng qua, giá vàng càng lên cao thì người dân càng đổ xô mua vàng tích trữ. Ngân hàng Nhà nước cần làm gì để thị trường vàng bớt tình trạng khan hiếm?
(CLO) Ban tổ chức cho biết, ước tính có khoảng 30 nghìn người dân và du khách tham dự Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 tại các địa điểm sau hai ngày đầu tiên. Tuy nhiên, số lượng này chỉ mới ước tính tại các điểm có cổng ra vào, còn các không gian mở khác hiện chưa thống kê được.
(CLO) Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nhấn mạnh, cần đổi mới và tăng cường cơ chế tài chính cho cơ quan báo chí. Điển hình như thuế thu nhập doanh nghiệp, Bộ Tài chính đang đề xuất giảm thuế thu nhập doanh nghiệp của báo in, báo điện tử xuống 10% để tạo điều kiện cho cơ quan báo chí.
(CLO) Công an huyện Sông Mã (Sơn La) vừa chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng phá thành công Chuyên án, bắt giữ đối tượng về hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy.
(CLO) Từ ngày 20 - 23/11, Hội chợ Triển lãm Nông nghiệp Quốc tế lần thứ 24 - AgroViet 2024 sẽ được tổ chức tại Trung tâm Triển lãm Nông nghiệp (Hoàng Quốc Việt, Hà Nội). Sự kiện do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp và Cục Chất lượng, chế biến và phát triển thị trường tổ chức.
(CLO) Hãng xe Mỹ cam kết hoàn thành dịch vụ bảo dưỡng trong vòng 4 giờ kể từ khi khách hàng đặt lịch theo địa điểm tùy chọn tại Hà Nội. Đáng chú ý, toàn bộ dịch vụ sẽ được miễn phí nếu không hoàn thành đúng giờ.
(CLO) Theo thông tin từ Công an tỉnh Hải Dương ngày 12/11 cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 3 đối tượng để điều tra về các tội “Mua bán trái phép chất ma túy” và “Tàng trữ trái phép chất ma túy”.
(CLO) Sự phát triển của Tổng cục Chính trị và hoạt động công tác đảng, công tác chính trị luôn gắn liền với quá trình xây dựng, chiến đấu, chiến thắng, phát triển, trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, vừa qua có nhiều dự án tồn đọng kéo dài nhưng với sự nỗ lực của Bộ Chính trị, của Quốc hội và của Chính phủ cho đến nay, 12 đại dự án tồn đọng, kéo dài cơ bản xin chủ trương xong của Bộ Chính trị. Việc xử lý các dự án tồn đọng, vướng mắc kéo dài phải 'tôn trọng' hiện trạng, chịu sự mất mát.
(CLO) Chiều 12/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã thay mặt Chính phủ làm rõ các vấn đề có liên quan đến công tác điều hành của Chính phủ và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. Trong đó, đáng chú ý, Thủ tướng đã có trả lời chất vấn về phân cấp, phân quyền và 'không hình sự hóa quan hệ kinh tế'.
(CLO) UBND thành phố Hà Nội vừa có Công văn số 3689 gửi Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND quận Long Biên về việc kiểm tra, xử lý thông tin báo chí phản ánh tình trạng ô nhiễm môi trường tại quận Long Biên.
(CLO) Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nhấn mạnh, cần đổi mới và tăng cường cơ chế tài chính cho cơ quan báo chí. Điển hình như thuế thu nhập doanh nghiệp, Bộ Tài chính đang đề xuất giảm thuế thu nhập doanh nghiệp của báo in, báo điện tử xuống 10% để tạo điều kiện cho cơ quan báo chí.
(CLO) Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, thời gian qua, công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thông tin, truyền thông đã đạt được những kết quả tích cực. Báo chí Việt Nam đã có những bước phát triển, đáp ứng nhu cầu thông tin đa dạng của công chúng, thông tin tuyên truyền hiệu quả các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
(CLO) Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, khi đánh giá mức độ trưởng thành về chuyển đổi số thì thấy các đài phát thanh và các đài truyền hình chuyển đổi số tốt hơn rất nhiều so với cơ quan báo chí. Cho nên sắp tới, sẽ phải đẩy mạnh công cuộc số hóa, chuyển đổi số các cơ quan báo chí.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo quyết liệt đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, với tinh thần “năm quyết tâm, năm đảm bảo”, phấn đấu năm 2024 giải ngân vốn đầu tư công trên 95%.
(CLO) Sự phát triển của Tổng cục Chính trị và hoạt động công tác đảng, công tác chính trị luôn gắn liền với quá trình xây dựng, chiến đấu, chiến thắng, phát triển, trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam.
(CLO) Trước ý kiến của đại biểu Quốc hội về việc có cần sự hợp tác giữa báo chí và các nhà mạng xã hội trong quan hệ kinh tế, quảng cáo theo hướng cùng chia sẻ lợi ích hay không? Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, sắp tới sẽ sửa Luật Báo chí thì có quy định việc này, có nghĩa rằng nên coi mạng xã hội là một đối tượng hợp tác nhiều hơn là một đối tượng cạnh tranh, hướng này là một hướng rất tốt.