Sử dụng mã định danh cá nhân để xử lý tình trạng lao động trốn ở lại nước sở tại

Thứ ba, 16/08/2022 19:45 PM - 0 Trả lời

(CLO) Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài cần được quản lý bằng mã định danh cá nhân để có thể tránh những vấn đề xảy ra như tình trạng lao động trốn ở lại nước sở tại, bị lừa hoặc mua bán bởi những kẻ buôn người,…

Đưa gần 1 triệu lao động đi làm việc ở nước ngoài giai đoạn 2013-2021

Ngày 16/8, tại Hà Nội, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), Văn phòng Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam tổ chức Hội thảo "Lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài - Thực trạng và giải pháp".

su dung ma dinh danh ca nhan de xu ly tinh trang lao dong tron o lai nuoc so tai hinh 1

Thông tin từ Hội thảo cho biết, trong giai đoạn từ 2013 đến 2021 đã đưa được gần 1 triệu NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Bá Hoan cho biết, công tác đưa người lao động (NLĐ), chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về chất và lượng. Thị trường lao động được mở rộng, đặc biệt là các thị trường có mức thu nhập và điều kiện lao động tốt.

Số lượng NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài tăng ổn định, từ năm 2014 đã vượt qua con số 100.000 người/năm; trong giai đoạn từ 2013 đến 2021 đã đưa được gần 1 triệu NLĐ đi làm việc ở nước ngoài; đóng góp đáng kể vào nguồn ngoại tệ của đất nước, tăng tích lũy, cải thiện đời sống NLĐ và gia đình.

Tuy nhiên, lĩnh vực NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đã chịu ảnh hưởng trực tiếp từ tình hình thế giới và bối cảnh thị trường lao động trong nước.

Đặc biệt, kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, hầu hết các quốc gia đều tập trung phòng chống dịch, tập trung mọi nguồn lực cho nghiên cứu, sản xuất và tiêm phòng Covid-19. Việc này dẫn tới đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu và tác động tiêu cực tới nền kinh tế, làm giảm nhu cầu sử dụng lao động của nhiều quốc gia.

Nhiều nguy cơ đối với lao động đi làm việc qua kênh không chính thống

Phát biểu tại hội thảo, bà Anna Engblom - Cố vấn trưởng, Giám đốc dự án Tam giác khu vực ASEAN, Văn phòng ILO khu vực Châu Á Thái Bình dương đánh giá, các lao động đi xuất khẩu thường làm các nghề đơn giản, có nguy cơ rủi ro bị bóc lột và lạm dụng, bị hạn chế tự do vì bị người sử dụng thu giữ giấy tờ.

Ngoài ra, đại dịch COVID-19 cũng hé lộ thực trạng điều kiện nhà ở tồi tàn mà người sử dụng lao động cung cấp cho NLĐ ở một số quốc gia.

Liên quan đến vấn đề lao động đi làm việc qua các kênh không chính thống, bà Anna Engblom cho biết, theo một khảo sát của ILO được thực hiện với NLĐ từ Campuchia, Lào và Myanmar đang làm việc tại Thái Lan cho thấy chỉ có 38% NLĐ nhập cảnh qua các kênh chính thức.

Đáng chú ý, các kênh chính thức được coi là cồng kềnh, mất thời gian, tốn kém chi phí. Tuy nhiên NLĐ cũng phải đánh đổi nếu đi làm việc nước ngoài theo kênh không chính thức, vì có thể họ sẽ nhận thu nhập ít hơn, điều kiện việc làm kém hơn, ít được bảo vệ hơn.

Chuyển đổi số trong quản lý lao động ở nước ngoài

Tại phiên thảo luận bàn tròn của Hội thảo, ông Đặng Văn Dũng - Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hà Tĩnh đã nêu giải pháp cấp thiết trong việc xây dựng quy hoạch, chiến lược đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài.

su dung ma dinh danh ca nhan de xu ly tinh trang lao dong tron o lai nuoc so tai hinh 2

NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài cần được quản lý bằng mã định danh cá nhân để cập nhật biến động công việc tại nước sở tại.

Theo đó, cần có giải pháp tổng thể, chương trình xuất khẩu lao động trong giai đoạn 2022-2030. Việc đưa lao động đi nước ngoài ở thị trường nào, ngành nghề nào, trình độ nào, quốc gia nào cũng cần có chiến lược dài hơi trong 5 năm, 10 năm và giao các bộ ngành triển khai.

Ở một khía cạnh khác, đại diện Đại học Quốc gia TP HCM cho rằng cần áp dụng chuyển đổi số cho hoạt động đưa NLĐ và chuyên gia Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

Trong đó, cần xây dựng hệ thống quản lý dữ liệu quốc gia nhằm theo dõi biến động của lao động và chuyên gia sinh sống, làm việc ở nước ngoài. Phân tích các ngành nghề, lĩnh vực chuyên môn để định hướng, giải pháp trong lĩnh vực đào tạo, dạy nghề phù hợp. Kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp tuyển dụng, sử dụng lao động trong và ngoài nước.

Đặc biệt, mỗi lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài cần được quản lý bằng mã định danh cá nhân để cập nhật biến động công việc tại nước sở tại. Từ đó, có thể tránh những vấn đề xảy ra như tình trạng lao động trốn ở lại nước sở tại, bị lừa hoặc mua bán bởi những kẻ buôn người, giúp NLĐ tìm hiểu điều kiện lao động và mức lương tại các doanh nghiệp sử dụng lao động.

Phát biểu kết luận Hội thảo, khái quát các ý kiến, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương Đỗ Ngọc An chỉ rõ, hiện nay vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: tình trạng lao động ở lại, bỏ trốn, nhập cảnh nhưng không đến nơi làm việc... xuất hiện ở nhiều nơi.

Một số lao động bị lôi kéo, lợi dụng, lừa gạt. Công tác quản lý NLĐ sau khi kết thúc hợp đồng về nước chưa chặt chẽ. Vấn đề đào tạo nghề, giáo dục định hướng, phí tuyển dụng… vẫn cần khắc phục trong thời gian tới.

Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương cho biết, Ban tổ chức sẽ nghiên cứu, chắt lọc, tiếp thu, tổng hợp các ý kiến, kiến nghị được đưa ra tại Hội thảo để đề xuất với Đảng và Nhà nước tiếp tục hoàn thiện chủ trương, chính sách, pháp luật về công tác đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài phù hợp với tình hình mới.

Tuấn Nguyễn

Bình Luận

Tin khác

Triển lãm, quảng bá sản phẩm doanh nhân trẻ Ninh Bình năm 2024

Triển lãm, quảng bá sản phẩm doanh nhân trẻ Ninh Bình năm 2024

(CLO) Nằm trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế và Lễ hội Hoa Lư năm 2024, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh tổ chức Triển lãm gian hàng thương mại, dịch vụ quảng bá sản phẩm doanh nhân trẻ Ninh Bình năm 2024, tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư.

Đời sống
TP HCM sẽ đốn hơn 400 cây xanh để xây Metro số 2

TP HCM sẽ đốn hơn 400 cây xanh để xây Metro số 2

(CLO) Có tổng cộng 453 cây xanh hiện hữu bị ảnh hưởng bởi dự án tuyến Metro số 2. Trong đó, có 449 cây xanh do Trung tâm Quản lý Hạ tầng kỹ thuật TP HCM quản lý. Còn lại 4 cây xanh do quận 10 quản lý. 

Đời sống
Thành kính lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương tại Hà Tĩnh

Thành kính lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương tại Hà Tĩnh

(CLO) Sáng 18/4 (10/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử - văn hóa Đại Hùng, TX Hồng Lĩnh long trọng tổ chức Đại lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương năm 2024.

Đời sống
Hải Phòng xếp hạng thứ hai về Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) năm 2023

Hải Phòng xếp hạng thứ hai về Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) năm 2023

(CLO) Hải Phòng xếp thứ hạng hai về chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) năm 2023 với kết quả đạt 91,81%, tăng 1,72% so với năm 2022.

Đời sống
Hải Phòng chi hơn 1,3 tỷ đồng tặng quà thân nhân liệt sỹ, chiến sỹ Điện Biên

Hải Phòng chi hơn 1,3 tỷ đồng tặng quà thân nhân liệt sỹ, chiến sỹ Điện Biên

(CLO) Thành phố Hải Phòng vừa chi 1,3 tỷ đồng tặng quà thân nhân liệt sỹ, chiến sỹ Điện Biên nhân dịp Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.

Đời sống