Sửa đổi luật theo hướng "xây dựng gia đình hạnh phúc" sẽ mang đậm hơi thở của cuộc sống

Thứ ba, 14/06/2022 22:17 PM - 0 Trả lời

(CLO) Đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Cảnh cho rằng, điều xã hội đang mong muốn nhiều hơn là làm sao để xây dựng các gia đình mới hạnh phúc. Do đó, sửa đổi Luật Phòng, chống bạo lực gia đình theo hướng này thì các nội dung sẽ mang đậm hơi thở của cuộc sống.

Đề nghị Luật mở rộng thành Luật Xây dựng và bảo vệ hạnh phúc gia đình

Tham gia thảo luận về dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) trước Quốc hội vào chiều 14/6, đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Cảnh - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Định cho biết, quyền trách nhiệm của mỗi cá nhân trong gia đình đã được quy định rõ trong Bộ luật Dân sự, Luật Hôn nhân gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật Trẻ em, Luật Người cao tuổi, nhưng vấn đề là làm sao để thực hiện được các quyền đó. Các văn bản quy định chi tiết các luật trên cũng quy định các biện pháp để thực hiện quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình, tuy nhiên nếu các biện pháp này được luật hóa thì quyền và trách nhiệm của các thành viên sẽ được bảo đảm hơn.

Lý do là luật được quy định dựa trên đòi hỏi của thực tiễn, khi luật ban hành thì bộ máy, con người thực thi pháp luật sẽ được điều chỉnh để quyết giải quyết các vấn đề đặt ra. Còn các văn bản dưới luật quy định không chỉ dựa trên đòi hỏi của thực tiễn mà còn bị tác động theo hướng phù hợp với bộ máy và con người sẵn có của các cơ quan hành pháp, tư pháp nên kết quả không được như kỳ vọng ban đầu.

sua doi luat theo huong xay dung gia dinh hanh phuc se mang dam hoi tho cua cuoc song hinh 1

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành Phiên thảo luận.

Cũng theo đại biểu Đoàn Bình Định, mục đích của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình là ngăn chặn các hành vi bạo lực gia đình, nhưng điều xã hội đang mong muốn nhiều hơn, đó là làm sao để xây dựng các gia đình mới hạnh phúc, duy trì hạnh phúc gia đình đang có, hàn gắn các rạn nứt trong hôn nhân và cuối cùng mới là chữa lành các vết thương về thể xác và tinh thần của các thành viên trong gia đình đang có bạo lực trước khi hôn nhân đổ vỡ. "Sửa đổi luật theo hướng này thì mỗi cá nhân sẽ tìm thấy mình ở trong luật. Hạnh phúc của mỗi gia đình sẽ được quan tâm hơn, các nội dung sẽ mang đậm hơi thở của cuộc sống", ông Cảnh nói.

Vì vậy, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh đề nghị Luật Phòng, chống bạo lực gia đình sẽ được mở rộng phạm vi. Nội dung mới sẽ là các biện pháp xây dựng gia đình hạnh phúc. Nội dung phòng bạo lực gia đình sẽ được mở rộng hơn như Quốc hội đang thảo luận. Nội dung chống bạo lực sẽ là một chương cuối của luật. "Luật mở rộng sẽ có tên là Luật Xây dựng và bảo vệ hạnh phúc gia đình", đại biểu nêu.

Ông Nguyễn Văn Cảnh cho rằng, nếu luật được mở rộng các biện pháp để bảo đảm quyền, trách nhiệm của các thành viên đang phù hợp thực tiễn ở các văn bản dưới luật sẽ được đưa vào luật mới. Nếu có giám sát pháp luật về gia đình thì Quốc hội chỉ tập trung vào hiệu lực, hiệu quả của các biện pháp trong luật mới. Các nội dung trong các luật có liên quan sẽ được giữ ổn định lâu dài.

sua doi luat theo huong xay dung gia dinh hanh phuc se mang dam hoi tho cua cuoc song hinh 2

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Cảnh - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Định.

Phụ nữ có lúc quên mất sức mạnh lớn nhất của mình là sự dịu dàng

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Cảnh cho rằng, văn hóa gia đình cần được định hướng phù hợp với văn hóa quốc gia, đó là văn hóa gia đình cũng phải giữ gìn truyền thống tốt đẹp, tiếp thu có chọn lọc văn hóa tốt đẹp của thế giới và áp dụng lối sống văn minh.

"Giữ gìn truyền thống tốt đẹp, tôi ví dụ tổ ấm phải có bàn tay phụ nữ, bình đẳng không phải là cố gắng để ngang tài ngang sức mà là đảm bảo vai trò, cơ hội phát triển và thụ hưởng như nhau về thành quả. Phụ nữ có lúc quên mất sức mạnh lớn nhất của mình và theo mình cả đời để giữ gìn gia đình, đó là sự dịu dàng. Đôi khi họ cố gắng thật nhiều để có những năng lực khác nhưng bù lại không được như kết quả mà sự dịu dàng mang lại cho gia đình", ông Cảnh nói.

Đối với văn minh của thế giới, đại biểu cho rằng, cần bỏ suy nghĩ trọng nam khinh nữ, phải có trai nối dõi, vì có con duy trì nòi giống là bản năng sinh tồn của các loài, trong đó có loài người. Tuy nhiên, khoa học đã chứng minh gen của cháu nội hay cháu ngoại đều chứa hơn 20% thông tin di truyền của ông bà, như vậy cháu nội hay cháu ngoại cũng đều duy trì nòi giống cho ông bà. Việc thờ cúng thì ngày nay con gái, con rể hay cháu ngoại vẫn thực hiện chu đáo, chưa kể phần đông con gái quan tâm chăm sóc cha mẹ già tốt hơn con trai.

sua doi luat theo huong xay dung gia dinh hanh phuc se mang dam hoi tho cua cuoc song hinh 3

Đại biểu Quốc hội Huỳnh Thị Phúc – Đoàn ĐBQH tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Đối với văn hóa tốt đẹp của các gia đình trên thế giới thì vợ chồng cần kính trọng lẫn nhau, nói với nhau lời yêu thương, tặng quà trong các dịp quan trọng, sống gần gũi, ăn mặc chỉnh tề, giành quyền ưu tiên nhận lãnh trách nhiệm, hy sinh cho nhau, sống vững niềm tin và làm tròn bổn phận vợ, chồng. Cha mẹ lúc nào cũng thương con, nhưng nếu người chồng tế nhị sẽ biết quan tâm vợ trước khi quan tâm con để tránh đôi lúc người vợ nghĩ chồng cưới mình về chỉ để sinh con. "Hay người vợ quan tâm đến chồng trước khi quan tâm đến con để người chồng nghĩ nhiều hơn về trách nhiệm của mình đối với gia đình", đại biểu đoàn Bình Định nêu.

Tranh luận tại thảo luận, đại biểu Quốc hội Huỳnh Thị Phúc – Đoàn ĐBQH tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết, bà tán thành những ý kiến rất hay của các đại biểu góp ý về dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi).

"Tuy nhiên, có một ý kiến của đại biểu cho rằng việc bảo vệ hạnh phúc gia đình là trách nhiệm của phụ nữ. Với những lý do mà đại biểu nêu, tôi thấy đúng một phần, tuy nhiên chưa đủ và chưa đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giới và sự tiến bộ của xã hội", bà Phúc nêu quan điểm.

Từ đó, đại biểu Huỳnh Thị Phúc đề nghị Ban soạn thảo cần đối chiếu, cân nhắc việc sử dụng cụm từ "trên cơ sở giới" "định kiến giới" tại khoản 2 Điều 3 để đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giới và thống nhất các chuẩn mực quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Gia Phát

Bình Luận

Tin khác

Không để lạm dụng chính để trục lợi trong xử lý khó khăn, vướng mắc dự án BOT

Không để lạm dụng chính để trục lợi trong xử lý khó khăn, vướng mắc dự án BOT

(CLO) Về giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án BOT giao thông, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu các giải pháp đề xuất phải theo hướng có lợi cho người dân, doanh nghiệp, bảo đảm chặt chẽ và minh bạch, không để xảy ra tình trạng lạm dụng chính để trục lợi.

Tin tức
Hà Nội lập tổ công tác xác định năng lực kinh nghiệm nhà đầu tư

Hà Nội lập tổ công tác xác định năng lực kinh nghiệm nhà đầu tư

(CLO) UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành quyết định thành lập Tổ công tác xác định yêu cầu cũng như đánh giá sơ bộ về năng lực kinh nghiệm của nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất trên địa bàn thành phố.

Tin tức
Hà Nội tăng cường quản lý, giám sát kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng và casino

Hà Nội tăng cường quản lý, giám sát kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng và casino

(CLO) Công an Thành phố Hà Nội yêu cầu tăng cường kiểm tra đột xuất khi phát hiện doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm quy định về đối tượng được phép chơi, về đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Tin tức
Kiến nghị cần có cơ chế đặc thù hỗ trợ người dân có đất thu hồi phục vụ đường Vành đai 4

Kiến nghị cần có cơ chế đặc thù hỗ trợ người dân có đất thu hồi phục vụ đường Vành đai 4

(CLO) Ngày 24/4, đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội ứng cử tại Đơn vị bầu cử số 10 đã tiếp xúc cử tri huyện Mê Linh trước kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV. 

Tin tức
Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý chặt chẽ, sử dụng hiệu quả biên chế được giao

Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý chặt chẽ, sử dụng hiệu quả biên chế được giao

(CLO) Ngày 24/4, tại trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng, đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế, đã chủ trì Hội nghị Ban Chỉ đạo (Phiên họp thứ 3).

Tin tức