Sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, nên chọn phương pháp tính thuế nào?

Thứ sáu, 29/12/2023 07:39 AM - 0 Trả lời

(CLO) Chọn cách tính thuế nào để phát huy được vai trò của sắc thuế tiêu thụ đặc biệt, đạt mục tiêu bảo đảm sức khỏe cộng đồng, tăng thu ngân sách nhà nước, tạo điều kiện để doanh nghiệp phục hồi và phát triển tốt hơn.

Thực hiện Kế hoạch 81/KH-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt đang được tiến hành sửa đổi nhằm giải quyết những bất cập phát sinh đồng thời khuyến khích sử dụng sản phẩm thân thiện môi trường và hạn chế tiêu dùng hàng hóa có hại cho sức khỏe.

Tại Nghị quyết số 115/NQ-CP, Chính phủ đề nghị Bộ Tài chính xây dựng phương pháp tính thuế hỗn hợp (thuế suất theo tỷ lệ phần trăm và mức thuế tuyệt đối) đối với rượu, bia. xây dựng giải pháp điều chỉnh tăng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia, thuốc lá ở mức thuế suất phù hợp, theo lộ trình trên cơ sở bảo đảm mục tiêu thuế tiêu thụ đặc biệt góp phần định hướng sản xuất, hạn chế sử dụng các sản phẩm không có lợi cho sức khỏe.

sua luat thue tieu thu dac biet nen chon phuong phap tinh thue nao hinh 1

Chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt tiếp tục được sửa đổi. Ảnh: VTV.

Căn cứ tính thuế đang là vấn đề được thảo luận. Chọn cách tính thuế nào để phát huy được vai trò của sắc thuế này, lại đạt mục tiêu, vừa bảo đảm sức khỏe sức khỏe của nhân dân và cộng đồng, tăng thu ngân sách nhà nước và tạo điều kiện để doanh nghiệp phục hồi và phát triển tốt hơn.

Góp ý xây dựng dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), một số chuyên gia kinh tế cho rằng, áp dụng phương pháp thuế tương đối đã không còn phù hợp. Nhưng phương pháp thuế tuyệt đối lại không khả thi với điều kiện Việt Nam hiện nay và lại gây khó cho doanh nghiệp nội địa.

Đề xuất lựa chọn thuế hỗn hợp, PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính) cho biết mô hình thuế hỗn hợp, tức là kết hợp giữa thuế tương đối và thuế tuyệt đối, ngày càng được nhiều quốc gia áp dụng.

“Không phải ngẫu nhiên các nước phát triển áp dụng mô hình thuế hỗn hợp”, cũng cùng quan điểm TS. Đặng Thị Thu Hoài (Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương) nói. Theo bà Hoài, “Đã đến lúc Việt Nam áp dụng thuế hỗn hợp với đồ uống có cồn thay cho thuế tương đối hiện nay”.

Bà Đặng Ngọc Hương, (Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam - Eurocham) cho rằng, trước đây, phương pháp thuế tương đối là phù hợp với Việt Nam, vì ưu điểm là tự động điều chỉnh theo lạm phát, giảm thiểu việc điều chỉnh thuế thường xuyên. Lại thuận lợi cho việc thu và quản lý thuế.

Tuy nhiên, theo bà Hương, thuế tương đối không mang lại hiệu quả mong muốn. Để bảo đảm sức khỏe người tiêu dùng thì thuế tuyệt đối là tốt nhất, nhưng với điều kiện của Việt Nam thì chưa nên áp dụng vì có thể gây khó khăn cho doanh nghiệp nội địa.

“Chúng ta cần một bước chuyển, đó là mô hình thuế hỗn hợp và mô hình này khả thi trong điều kiện hiện nay của Việt Nam” đề xuất. Philippines khi chuyển sang áp dụng thuế hỗn hợp đã giải quyết được vấn đề công bằng giữa sản phẩm quốc nội và sản phẩm nhập khẩu.

Thông tin từ bà Hoài cho biết, CIEM đã có một số nghiên cứu về hiệu quả của thuế hỗn hợp và thấy rằng áp dụng phương pháp thuế hỗn hợp sẽ khiến giá sản phẩm rượu ở phân khúc cao cấp rẻ hơn tương đối so với chính nó nếu áp thuế tương đối. Như vậy, người tiêu dùng sẽ chuyển sang sử dụng nhóm sản phẩm hất lượng tốt hơn, hạn chế việc sử dụng các sản phẩm rẻ tiền, không rõ nguồn gốc. Thuế hỗn hợp sẽ giúp tăng thu ngân sách khoảng 25% so với thuế tương đối.

“Xu hướng áp dụng thuế hỗn hợp với đồ uống có cồn đã rõ, bởi đây là phương pháp tiên tiến của thế giới”, bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn Thuế Việt Nam đánh giá.

Tại Quyết định số 508/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược Cải cách hệ thống thuế đến năm 20230 đã yêu cầu nghiên cứu áp dụng kết hợp giữa thuế suất theo tỷ lệ và mức thuế tuyệt đối đối với một số hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Nghị quyết số 115 của Chính phủ đã định hướng vấn đề này. Tuy nhiên, việc áp dụng thuế hỗn hợp phải có lộ trình cụ thể và công khai để doanh nghiệp có sự chuẩn bị tốt nhất.

Các chuyên gia cho rằng, sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt là cần thiết để phát huy hơn nữa vai trò của sắc thuế này theo đúng chủ trương và định hướng của Đảng, Nhà nước về hoàn thiện chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt nhằm điều tiết tiêu dùng phù hợp xu hướng tiêu dùng trong xã hội theo hướng bảo vệ sức khỏe nhân dân và bảo vệ môi trường, bảo đảm huy động hợp lý nguồn lực cho ngân sách nhà nước và phù hợp xu hướng cải cách thuế của quốc tế. Việc sửa đổi Luật cần bảo đảm khắc phục vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thi hành Luật.

“Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt không chỉ đóng góp cho nguồn thu cho ngân sách mà còn là công cụ chính sách hiệu quả để định hướng sản xuất và tiêu dùng của xã hội”, bà Nguyễn Thị Phương Mai, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội nói.

Theo các chuyên gia, với lần sửa đổi này, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ phát huy cao hơn nữa vai trò với đời sống, kinh tế - xã hội; bảo đảm môi trường kinh doanh ổn định, thuận lợi và hòa lợi ích của Nhà nước, người dân và doanh nghiệp cũng như phù hợp với thông lệ quốc tế.

Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) khi được ban hành sẽ tác động mạnh đến hành vi của người tiêu dùng cũng như hoạt động của doanh nghiệp và ngân sách nhà nước.

Hà Linh

Bình Luận

Tin khác

Vietcombank đạt thành tích xuất sắc trong triển khai Đề án 06 của Thủ tướng Chính phủ

Vietcombank đạt thành tích xuất sắc trong triển khai Đề án 06 của Thủ tướng Chính phủ

(CLO) Theo quyết định số 815/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành ngày 2/5/2024, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) là một trong 5 tập thể được nhận Bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong triển khai, thực hiện Đề án 06 của Thủ tướng Chính phủ.

Tài chính - Bảo hiểm
Chứng khoán Rồng Việt (VDS) huy động thêm 800 tỷ đồng trái phiếu

Chứng khoán Rồng Việt (VDS) huy động thêm 800 tỷ đồng trái phiếu

(CLO) Chứng khoán Rồng Việt (VDS) chuẩn bị huy động thêm 800 tỷ đồng trái phiếu.

Tài chính - Bảo hiểm
Doanh thu hàng trăm tỷ mỗi năm, nhưng doanh nghiệp có liên quan đến thành viên của Sơn Kim Group vẫn báo lỗ, 6 năm không đóng thuế cho Nhà nước

Doanh thu hàng trăm tỷ mỗi năm, nhưng doanh nghiệp có liên quan đến thành viên của Sơn Kim Group vẫn báo lỗ, 6 năm không đóng thuế cho Nhà nước

(CLO) Những năm gần đây, Công ty Vi Vi – doanh nghiệp đứng sau thương hiệu VGS Shop đều kinh doanh “bết bát, thua lỗ triền miên dẫn đến âm vốn chủ sở hữu. Thậm chí doanh nghiệp này mặc dù kiếm được hàng trăm tỷ mỗi năm, nhưng 6 năm gần nhất vẫn báo… lỗ và không đóng bất kỳ một đồng thuế thu nhập doanh nghiệp nào cho Nhà nước.

Tài chính - Bảo hiểm
Bộ Tài chính yêu cầu xử lý nghiêm hành vi buôn lậu vàng qua biên giới

Bộ Tài chính yêu cầu xử lý nghiêm hành vi buôn lậu vàng qua biên giới

(CLO) Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải quan chỉ đạo cơ quan hải quan các cấp tập trung đấu tranh đối với các chuyên án buôn lậu, vận chuyển trái phép mặt hàng vàng.

Tài chính - Bảo hiểm
Từng đem 70% tài sản đi cho vay, Đầu tư Hợp Nghĩa xuất hiện cùng 'biến động mạnh' cổ đông ở CTCP Môi trường Đô thị Quảng Ngãi

Từng đem 70% tài sản đi cho vay, Đầu tư Hợp Nghĩa xuất hiện cùng 'biến động mạnh' cổ đông ở CTCP Môi trường Đô thị Quảng Ngãi

(CLO) Công ty cổ phần Tổng công ty Đầu tư Hợp Nghĩa và hai cá nhân là cổ đông lớn tại Công ty cổ phần Môi trường Đô thị Quảng Ngãi (MQN) đăng ký bán tất cả cổ phiếu đang nắm giữ, tương đương 71,71% vốn đang nắm giữ tại MQN.

Tài chính - Bảo hiểm