Suy thoái có thể là gánh nặng tâm lý cho tăng trưởng trong hàng thập kỷ

Thứ hai, 21/09/2020 14:42 PM - 0 Trả lời

(CLO) Đại dịch dù lớn rồi cũng sẽ qua đi, một bình thường mới sẽ trở lại. Nhưng vết sẹo tâm lý mà suy thoái do ảnh hưởng của đại dịch để lại sẽ là gánh nặng cho tăng trưởng trong tương lai.

Vết sẹo tâm lý do suy thoái để lại....

Đại dịch, chiến tranh gây ra suy thoái nặng nề, để lại gánh nặng cho tăng trưởng trong tương lai. Ảnh: Otto Dettner

Đại dịch, chiến tranh gây ra suy thoái nặng nề, để lại gánh nặng cho tăng trưởng trong tương lai. Ảnh: Otto Dettner

Khoảng 40 năm trở lại đây, vào tháng 8 hàng năm, các nhà kinh tế học, chủ ngân hàng trung ương và các nhà chức trách Mỹ thường tập trung lại, trong khung cảnh hùng vĩ của dãy núi Teton – Wyoming để cùng nhau thảo luận về những thách thức tiền tệ lớn.

Nhưng năm nay là một ngoại lệ. Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, kết qủa của Hội nghị chuyên đề tại Jackson Hole do Ngân hàng Dự trữ Liên Bang Thành phố Kansas tổ chức đã được công khai trực tuyến.

Các thính giả đều hiểu quá rõ về những thiệt hại kinh tế do đại dịch gây ra. Nhưng những vấn đề hóc búa chỉ mới bắt đầu.

Một trong những bài báo được trình bày tại hội nghị cho rằng, Covid-19 có khả năng khiến con người phải thay đổi niềm tin của mình đối với thế giới theo cách khiến cho việc khôi phục lại nền kinh tế đang bị bủa vây vốn đã khó khăn lại càng trở nên phức tạp.

Việc cho rằng một cú sốc kinh tế nghiêm trọng có thể gây ra thiệt hại lâu dài không phải là một nhận định mới.

Kể từ Cuộc Đại suy thoái, các nhà kinh tế học vĩ mô đã hiểu rằng những lần suy thoái sâu có thể đẩy một nền kinh tế vào “bẫy thanh khoản”, nơi lãi suất giảm xuống bằng 0 và các chính sách tiền tệ không thể dễ dàng tạo ra một cú hích kích thích.

Nếu không có một liều thuốc kích thích tài khóa mạnh mẽ, nền kinh tế sẽ bị nhấn chìm trong khủng hoảng.

Hoặc một cuộc suy thoái tàn khốc có thể gây ra tính “trễ” trong thị trường lao động, khiến tỉ lệ thất nghiệp gia tăng kéo dài.

Những người thất nghiệp trong thời gian dài có thể mất kết nối với thị trường lao động sâu sắc đến mức, do kỹ năng và động lực đều đã bị mài mòn, kể cả khi nhu cầu trở lại, họ vẫn chật vật trong chuyện tìm việc.

Vào những năm 1980, Olivier Blanchard từ Viện Công nghệ Massachusetts và Lawrence Summers của Đại học Harvard lập luận rằng điều này giải thích tại sao tỷ lệ thất nghiệp ở châu Âu cao hơn nhiều so với tại Mỹ.

Cả 2 tàn dư này đều có thể làm trì trệ nền kinh tế khi bước ra khỏi bóng tối của đại dịch.

Tuy vậy, nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng các giai đoạn kinh tế đầy đau thương có thể tạo ra lực cản tăng trưởng chỉ đơn giản bằng cách làm lung lay niềm tin của con người về tương lại.

Một ví dụ về việc này, Ulrike Malmendier của Đại học California, Berkeley và Leslie Sheng Shen của Cục Dự trữ Liên bang đã nghiên cứu các mô hình tiêu dùng hậu suy thoái và nhận thấy rằng, các giai đoạn kinh tế khó khăn và tình trạng thất nghiệp có xu hướng làm giảm tiêu dùng, thậm chí ngay cả sau khi thu nhập và các biến số khác đã được kiểm soát.

Người tiêu dùng không chỉ chi tiêu ít hơn mà còn có xu hướng chọn những mặt hàng chất lượng thấp hơn hoặc được giảm giá.

Người trẻ tuổi là nhóm đặc biệt bị ảnh hưởng, có khả năng kéo dài tác động suy giảm lên nền kinh tế.

Không nghi ngờ gì về việc đại dịch là một vết thương kinh tế tiềm tàng.

Trong một nghiên cứu gần đây về 19 tổn thương kinh tế do đại dịch, ngược dòng về thế kỷ thứ 14, Oscar Jordà, Sanjay Singh và Alan Taylor từ Đại học California, Davis, kết luận rằng những đợt bùng phát này đã làm giảm tỷ suất sinh lợi thực tế trong nhiều thập kỷ.

Họ nhận thấy rằng, trung bình, lãi suất giảm trong khoảng 20 năm và không đạt trở lại mức cũ trong 40 năm.

Tác động này được suy đoán có thể phản ánh số người thiệt hại trong những đại dịch ở quá khứ, gây sụt giảm không chỉ trong lực lượng lao động mà còn ở lợi tức của những khoản đầu tư mới rót vốn .

Nhưng đồng thời, họ cho rằng sự gia tăng tiết kiệm của những hộ gia đình quá thận trọng có thể dẫn đến tác động tiêu cực.

... là gánh nặng cho phát triển trong hàng thập kỷ

Một cuộc đại suy thoái kinh tế lớn được dự báo sẽ xảy ra sau thập kỷ này. Ảnh minh hoạ

Một cuộc đại suy thoái kinh tế lớn được dự báo sẽ xảy ra sau thập kỷ này. Ảnh minh hoạ

Công trình nghiên cứu mới thực hiện bởi Julian Kozlowski thuộc Ngân hàng Dự trữ Liên bang St Louis, Laura Veldkamp của Đại học Columbia và Venky Venkateswaran của Đại học New York dự kiến sẽ được trình bày tại hội nghị, cho thấy Covid-19 có thể để lại những vết sẹo kinh tế tương tự.

Theo giải thích của tác giả, các quyết định đầu tư được hình thành từ niềm tin của họ về tương lai.

Cách nhìn nhận rủi ro của họ sau đó còn bị ảnh hưởng bởi kinh nghiệm, cùng sự cộng hưởng của một cú sốc cực kỳ u ám - như Covid-19- thêm vào kho kinh nghiệm đó có thể dẫn tới hàng loạt thay đổi trong niềm tin và sẽ kéo dài suốt cả cuộc đời của họ.

Không nghi ngờ rằng, thậm chí trước khi virus corona phát tán năm nay, một vài người có thể đã nghĩ rằng những đại dịch tàn phá sẽ xảy ra, dựa vào cảnh báo của chuyên gia và nhận thức về lịch sử.

Nhưng những tác hại hữu hình, dai dẳng và nghiêm trọng kéo theo bởi một đại dịch thực sự có thể thông báo cho niềm tin của chúng ta biết về khả năng của một cú sốc tương tự khác theo cách mà những kiến thức trừu tượng không thể làm được.

Các tác giả xây dựng một mô hình nhằm đánh giá sự ảnh hưởng của tác động niềm tin này lên sự phục hồi sau Covid-19.

Sau cú sốc kinh tế nghiêm trọng đầu tiên do đại dịch gây ra, sản lượng đã khôi phục nhưng không trở lại quỹ đạo tăng trưởng trước đó.

Một phần của tác động đi xuống kéo dài này có thể được giải thích bởi “sự lỗi thời của vốn”: thực tế rằng một số nguồn vốn hiện hữu không còn được sử dụng hiệu quả như trước đây, hoặc hoàn toàn không còn hiệu quả.

Ví dụ như, không gian làm việc có thể được sử dụng ít triệt để hơn, như một cách phòng bệnh.

Nhưng mọi người cũng giảm bớt kỳ vọng của mình về lợi nhuận từ các khoản đầu tư trong tương lai vì cho rằng đại dịch có khả năng cao sẽ xảy ra.

Điều này dẫn tới sự đi xuống trong đầu tư và những hoạt động tương tự khác, cũng như tốc độ tăng trưởng chậm chạp hơn.

Xét về dài hạn, GDP ở mức thấp hơn 4% so với trước khủng hoảng.

Các tác giả tính toán rằng giá trị chiết khấu hiện tại của tốn thất liên qua đế tính lỗi thời của vốn và sự thay đổi niềm tin có thể lớn hơn gấp 10 lần so với phí tổn của cú sốc ban đầu.

Và phần lớn các tổn thất dài hạn đều bắt nguồn từ sự thay đổi lòng tin.

Lí do nào để tin tưởng?

Vết sẹo tâm lý có thể phức tạp hóa những chính sách đối phó với Covid-19 một cách hóa trầm trọng.

Sự gia tăng trong tiết kiệm phòng thân và giảm ham muốn đầu tư sẽ tiếp tục kéo lãi suất đi xuống, trong khi đó mức cực thấp của chúng vốn đang bó hẹp quy mô thúc đẩy kinh tế mà chính sách tiền tệ có thể mang lại.

Và đại dịch không phải là cú sốc suy nhất có khả năng ảnh hưởng đến những niềm tin về rủi ro.

Những nguyên nhân bắt nguồn từ thay đổi khí hậu cũng góp phần.

Chính phủ thực sự đã áp dụng các công cụ nhằm giảm bớt thiệt hại tâm lý do khủng hoảng gây ra.

Chi tiêu cho hàng hóa công cộng như cơ sở hạ tầng có thể giúp ích, bằng cách tăng lãi suất cho các khoản đầu tư tư nhân bổ sung.

Do vậy, đây cũng có thể một tấm lưới bảo vệ kiên cố hơn, thông qua việc hạn chế phí tổn từ những khoản đặt cược kinh tế cá nhân thua lỗ.

Tuy nhiên, việc phục hồi hoàn toàn trước hết cũng có thể đòi hỏi những động thái nhằm giảm thiểu khả năng xảy ra, cũng như tác hại tiềm tàng của các cú sốc trong tương lai, như là bằng việc chuẩn bị tốt hơn cho đại dịch và các nỗ lực làm chậm lại biến đổi khí hậu.

Bất cứ hoạt động thiếu triệt để nào đều khiến việc phục hồi nền kinh tế trở nên dang dở.

Mai Bùi

Tin khác

Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

(CLO) Cuộc tấn công và trả đũa giữa Israel và Iran những ngày qua một lần nữa nhắc nhở về sự thù địch giữa hai quốc gia này. Nhưng có thể nhiều người không nhớ, Iran và Israel trước đây từng là những đồng minh thân thiết hiếm có.

Tiêu điểm Quốc tế
Hệ thống phòng thủ nhiều lớp của Israel đã đánh chặn tên lửa Iran như thế nào?

Hệ thống phòng thủ nhiều lớp của Israel đã đánh chặn tên lửa Iran như thế nào?

(CLO) Các quan chức Israel và Mỹ cho biết hầu hết tên lửa đạn đạo và máy bay không người lái (UAV) mà Iran phóng vào Israel hôm 13/4 đều bị đánh chặn, cho thấy hệ thống phòng thủ tên lửa đa lớp đáng gờm của hai đối tác đồng minh.

Tiêu điểm Quốc tế
Nghiên cứu phát hiện ghép tạng làm thay đổi tính cách!

Nghiên cứu phát hiện ghép tạng làm thay đổi tính cách!

(CLO) Ghép tạng có thể cứu được mạng sống, nhưng cũng có thể gây ra những thay đổi sâu sắc về tính cách, theo một nghiên cứu gần đây cho thấy.

Tiêu điểm Quốc tế
Hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu về Ukraine: Mong manh cơ hội hòa bình!

Hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu về Ukraine: Mong manh cơ hội hòa bình!

(NB&CL) Thụy Sĩ và Ukraine đang mong đợi 80 - 100 quốc gia sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh hòa bình đầu tiên dự kiến diễn ra tại thành phố Lucerne, Thụy Sĩ, vào ngày 16 và 17/6 tới. Nhưng giữa mong đợi và hiện thực luôn là khoảng cách, nhất là với một vấn đề nan giải như cuộc xung đột Nga - Ukraine.

Tiêu điểm Quốc tế
Phát hiện mới về lão hóa và sự bất tử của nhà khoa học từng đoạt giải Nobel

Phát hiện mới về lão hóa và sự bất tử của nhà khoa học từng đoạt giải Nobel

(CLO) Kể từ thời xa xưa, con người đã cố gắng hết sức để tránh xa cái chết. Ngày nay, khi những tiến bộ khoa học biến những thứ tưởng chừng viễn tưởng thành hiện thực, chúng ta có tiến gần hơn đến việc kéo dài tuổi thọ hay thậm chí là sự bất tử không?

Tiêu điểm Quốc tế