Tác nghiệp trong tâm dịch Bình Dương: Những thử thách thật sự!

Thứ tư, 01/09/2021 19:13 PM - 0 Trả lời

(CLO) Nguyễn Huyền Trang đã có nhiều năm gắn bó với nghề báo, nhưng đợt dịch lần thứ 4 này vẫn tạo ra những thử thách lớn với chị. Nhưng cũng chính bối cảnh tác nghiệp hiểm nguy và gian nan ấy đã giúp nữ nhà báo trưởng thành hơn, cả về kỹ năng sống và kỹ năng nghề nghiệp.

Thay đổi phương thức tác nghiệp và công tác tổ chức thông tin

Trong thời gian qua, tại tỉnh Bình Dương, dịch Covid-19 diễn biến căng thẳng, phức tạp, số ca mắc tăng cao, có thời điểm số ca nhiều hơn TP.HCM mặc dù dân số chỉ khoảng 2,4 triệu người.

Đối với Nguyễn Huyền Trang – phóng viên Cơ quan Thường trú Thông tấn xã Việt Nam (CQTT TTXVN) tại Bình Dương- trong những ngày tháng tám này thực sự là những ngày thật khó quên. Nhiều năm làm việc tại tỉnh mình phụ trách thông tin, chị chưa bao giờ nghĩ phải đối diện với tình hình dịch bệnh căng thẳng như hiện nay.

Gia đình chị sinh sống ở TP Hồ Chí Minh - tâm dịch lớn nhất cả nước trong những tháng vừa qua, còn chị thì thường trú ở Bình Dương - tâm dịch mới, dự báo rất căng thẳng. Tuy nhiên để nỗi lo sang một bên, chị luôn tin tưởng mình sẽ vượt qua nỗi sợ hãi, hoàn thành tốt những công việc cơ quan giao.

tac nghiep trong tam dich binh duong nhung thu thach that su hinh 1

Phóng viên Nguyễn Huyền Trang – phóng viên CQTT TTXVN tại Bình Dương tác nghiệp tại một khu vực cách ly y tế. Ảnh: NVCC

Chị cũng cảm thấy vững tin hơn khi luôn nhận được sự nhắc nhở, động viên của lãnh đạo cơ quan, người thân, bạn bè trong việc giữ an toàn cho bản thân khi đi tác nghiệp. Ngay khi dịch COVID-19 bắt đầu diễn biến phức tạp, thông qua chỉ đạo của lãnh đạo ngành và Ban giám đốc cơ quan khu vực phía Nam, chị và đồng nghiệp ở CQTT TTXVN tại Bình Dương đã tuân thủ nghiêm và đầy đủ quy định về phòng dịch tại trụ sở. Đặc biệt như: Thực hiện nguyên tắc 5K trong giờ làm việc, dùng nước sát khuẩn và sử dụng khẩu trang đạt chuẩn đi tác nghiệp.

Bình Dương là một địa bàn rộng, có rất nhiều khu công nghiệp và tiếp giáp TP Hồ Chí Minh như TP Dĩ An, TP Thuận An, dễ khiến dịch bệnh dễ dàng lây lan. Điều kiện dịch bệnh khiến những phóng viên như chị không thể thực hiện quy trình tác nghiệp theo kiểu “truyền thống” nữa, mà đòi hỏi phải thay đổi cả phương thức tác nghiệp. Nếu trước kia đã bám sát địa bàn thì bây giờ phải làm việc ấy tốt hơn nữa. Trước kia viết một bài báo phải cần vài ngày tìm hiểu, điều tra thì bây giờ, thông tin phải cập nhật liên tục từng giờ... làm sao đưa thông tin sớm nhất đến người dân, tránh việc người dân tin vào những thông tin không đầy đủ chính xác trên mạng xã hội.

Từ khi dịch bệnh bùng phát, đội ngũ phóng viên TTX tại Bình Dương sản xuất lượng tin bài nhiều hơn, phần lớn các tin bài đều liên quan đến tình hình phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn. Trong đó, tập trung nhiều tuyến bài lớn như: Chống đứt gãy chuỗi sản xuất, các doanh nghiệp chạy đua “3 tại chỗ”; Xác định 3 trụ cột chính để dập dịch; các bài viết thực hiện trong chuyến tháp tùng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng, chống dịch ở Bình Dương...

tac nghiep trong tam dich binh duong nhung thu thach that su hinh 2

Đội ngũ phóng viên TTX tại Bình Dương sản xuất lượng tin bài nhiều hơn trong đợt dịch này. Ảnh: NVCC

Ngoài ra, còn có những bài chuyên sâu như: Phân luồng xanh cho hệ thống Logistics; Người dân và doanh nghiệp đồng lòng phòng, chống dịch; Đảm bảo cung ứng đủ hàng hóa cho người dân vùng dịch, người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn trong mùa dịch...  

Sự mạo hiểm phải đi kèm với sự cẩn trọng nhất

Nguyễn Huyền Trang chia sẻ: “Chúng tôi xác định đi vào tâm dịch trong thời điểm nóng bỏng nhất để có những thước phim, phóng sự chân thật nhất. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc chấp nhận dấn thân vào những nơi nguy hiểm nhất, đối diện với nguy cơ lây nhiễm cao nhất. Nhưng sự mạo hiểm đó phải đi kèm với sự cẩn trọng nhất”.

Nhớ lại lần tác nghiệp trong đợt dịch mà đến nay vẫn để lại nhiều ấn tượng trong chị, Nguyễn Huyền Trang chia sẻ: "Tôi nhớ có lần, tôi và đồng nghiệp đi tác nghiệp tại một chốt giao thông, phỏng vấn lực lượng tuần tra kiểm soát, vài ngày sau, chúng tôi nhận được thông báo tại chốt đó có ca nhiễm COVID-19. Thật may mắn là những người mà chúng tôi phỏng vấn đều không bị nhiễm bệnh. Chúng tôi chỉ là F2 và không phải cách ly tập trung".

“Hoàn cảnh tác nghiệp trong dịch bệnh đã giúp chúng tôi trưởng thành hơn cả về kỹ năng sống và kỹ năng nghề nghiệp, từ việc liên hệ phỏng vấn, liên hệ nhân vật, tìm hiểu và kiểm chứng thông tin đến việc tự bảo vệ, phòng ngừa dịch, đảm bảo an toàn cho bản thân”- Nguyễn Huyền Trang tâm sự.

tac nghiep trong tam dich binh duong nhung thu thach that su hinh 3

Theo phóng viên Nguyễn Huyền Trang, hoàn cảnh tác nghiệp trong dịch bệnh đã giúp chị và đồng nghiệp trưởng thành hơn cả về kỹ năng sống và kỹ năng nghề nghiệp. Ảnh: NVCC

Là người mẹ, người vợ trong gia đình có hai con nhỏ, nhưng nữ phóng viên Nguyễn Huyền Trang vẫn cố gắng từng ngày để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Chị tâm sự: “Tôi may mắn vì có một hậu phương vững chắc khi hai con nhỏ (4 tuổi và 2 tuổi) luôn được nhà nội và chồng chăm lo chu đáo, để ngày ngày tôi có thể làm việc từ sáng sớm, rồi lại quay trở về cơ quan. May mắn khi sức khỏe vẫn tốt để làm việc và bên cạnh luôn có những đồng nghiệp sẵn sàng sẻ chia, gánh vác công việc cùng nhau”

Câu chuyện tác nghiệp trong tâm dịch của nữ nhà báo Nguyễn Huyền Trang là thêm một minh chứng để thấy rằng, dịch bệnh tạo ra nhiều khó khăn cho đội ngũ phóng viên, nhất là những nữ nhà báo, nhưng cũng từ những khó khăn bởi dịch bệnh, đội ngũ người làm báo được tôi luyện thêm ý chí, quyết tâm, nhanh nhạy hơn, cẩn trọng hơn. Chính sự cống hiến, hết mình với công việc của các nữ phóng viên nói riêng đã, đang góp phần vào cuộc chiến chống dịch trường kỳ.  

Nguyên Phong

Bình Luận

Tin khác

Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào”: Lan toả văn hóa lịch sử Thăng Long - Hà Nội

Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào”: Lan toả văn hóa lịch sử Thăng Long - Hà Nội

(CLO) Chiều 28/3, tại Hà Nội, Báo Hànộimới phát động Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào” nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), 67 năm ngày Báo Hànộimới mới xuất bản số hàng ngày đầu tiên (24/10/1957-24/10/2024) và Kỷ niệm 35 năm xuất bản ấn phẩm Hànộimới Cuối tuần (2/4/1989-2/4/2024).

Nghề báo
Bổ nhiệm nhà báo Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công thương

Bổ nhiệm nhà báo Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công thương

(CLO) Ngày 28/3, Bộ Công thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Công thương về việc bổ nhiệm nhà báo Nguyễn Văn Minh, Phó Tổng biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công thương.

Nghề báo
Phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X

Phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X

(CLO) Ngày 28/3, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại, Ban Tuyên giáo Trung ương, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Lễ phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X.

Nghề báo
Trao giải cho 174 tác phẩm tại Giải báo chí “Hải Dương khát vọng, phát triển”

Trao giải cho 174 tác phẩm tại Giải báo chí “Hải Dương khát vọng, phát triển”

(CLO) Nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng (2/4/1904 - 2/4/2024), chiều 27/3, tại TP Hải Dương, UBND tỉnh tổ chức gặp mặt, trao Giải báo chí "Hải Dương khát vọng, phát triển".

Nghề báo
Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam trao tặng Tủ sách Đinh Hữu Dư tại tỉnh Tuyên Quang

Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam trao tặng Tủ sách Đinh Hữu Dư tại tỉnh Tuyên Quang

(CLO) Ngày 26/3, nhân kỷ niệm 93 Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) tổ chức trao tặng Tủ sách Đinh Hữu Dư cho Trường Trung học Cơ sở Trung Yên, xã Trung Yên, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.

Nghề báo