Tác nghiệp trong vòng xoáy chiến tranh

Chủ nhật, 03/07/2022 09:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Giải thưởng Pulitzer 2022 - giải thưởng báo chí danh giá bậc nhất thế giới đã dành sự tôn vinh đặc biệt cho những nhà báo Ukraine.

Âu cũng là sự tưởng thưởng đáng giá dành cho những nhọc nhằn, cả những mất mát mà những người làm báo Ukraine đã phải gánh chịu trong hơn 3 tháng qua kể từ ngày đất nước họ rơi vào vòng xoáy của chiến tranh. Nhưng điều họ mong mỏi, khao khát nhất lúc này, không phải là bất kỳ sự tôn vinh nào, mà là hai chữ hòa bình, bình an cho đất nước quê hương.

tac nghiep trong vong xoay chien tranh hinh 1

Vụ nổ tại tháp truyền hình ở Kiev vào ngày 1/3. Ảnh: Reuters.

Sự lựa chọn khó khăn và những hiểm nguy cận kề

Vào buổi sáng khi cuộc pháo kích bắt đầu ở thủ đô Kiev, bà Olga Rudenko phải đối mặt với một quyết định nghiêm trọng. Với tư cách là Tổng Biên tập của tờ The Kyiv Independent, bà biết rằng hầu hết các phóng viên của mình đang trên đường rời thủ đô hoặc đã ở nước ngoài. Nhưng bà vẫn chưa lên kế hoạch cho bản thân, một phần vì bà nghĩ mình còn nhiều thời gian.

“Kế hoạch của tôi là ở lại Kiev miễn là nó không bị đe dọa hoặc tấn công trực tiếp, điều mà chúng tôi cho rằng sẽ không xảy ra ngay lập tức. Nhưng ngay sau khi Tổng thống Putin kết thúc bài phát biểu trên truyền hình, chúng tôi bắt đầu nghe thấy những tiếng nổ ở Kiev”, bà nói.

Ngay cả sau đó, bà vẫn do dự khi rời đi và chỉ khi ở lại văn phòng một mình sau khoảng nửa giờ vào ngày 24/2, bà mới nhận ra rằng tình hình không còn an toàn. Khi được đề nghị mua vé tàu đến miền Tây Ukraine, bà đã miễn cưỡng chấp nhận và thừa nhận đó là quyết định thông minh.

Khó khăn trong việc cân bằng giữa an toàn với các yêu cầu của công việc là điều mà tất cả các phóng viên chiến trường đều phải đối mặt. Nhưng đối với các nhà báo Ukraine, dù nhiều người trong số họ không bao giờ có ý định đưa tin về cuộc xung đột nhưng thế sự xảy đến buộc họ phải thay đổi suy nghĩ của mình. Bà Rudenko nói: “Tôi nghĩ rằng thật công bằng khi nói chúng tôi tác nghiệp khó khăn hơn so với các nhà báo nước ngoài. Chúng tôi không chỉ kể câu chuyện, chúng tôi đang sống trong chính câu chuyện đó”.

Theo ông Jakub Parusinski - một nhà tư vấn truyền thông và quyền giám đốc tài chính của The Kyiv Independent, vào thời điểm chiến tranh bùng nổ, đơn giản là không có bất kỳ thứ gì sẵn có cho các nhà báo. Nhiều tòa soạn cũng bắt đầu phát sóng từ các boongke bí mật do lo ngại bị nhắm mục tiêu.

Ở Ukraine, một nhóm các nhà báo của Sky News đã phải sơ tán khỏi đất nước sau khi xe của họ bị tấn công có chủ đích, hai nhà báo bị bắn chết. Ngoài vụ tháp Kiev, một số tháp truyền hình ở các thành phố khác của đất nước cũng đã trúng tên lửa.

Sự nguy hiểm của việc đưa tin về các khu vực đang bị tấn công, cùng với thông tin sai lệch tràn lan đã làm phức tạp nhiệm vụ xác minh thông tin. Để trấn an độc giả của mình, tờ báo Ukrainska Pravda đã thêm một dòng bên dưới tiêu đề xác định nguồn của tất cả các tin tức của mình.

Nhưng ngay cả những điều đó cũng có thể không đáng tin cậy, bà Melkozerova nói. “Các quan chức chính phủ Ukraine liên tục cập nhật những gì đang xảy ra trên Telegram và Facebook. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn phải rất cẩn thận khi tìm kiếm thông tin trên các kênh của họ”.

tac nghiep trong vong xoay chien tranh hinh 2

Các phóng viên và biên tập viên Kyiv Independent phải làm việc dưới các tầng hầm trong thời gian diễn ra chiến sự tại Ukraine. Ảnh: Volodymyr Petrov.

Chính vì những phức tạp đó mà bà Rudenko nói rằng bà đã nhắc nhở các phóng viên của mình hằng ngày tiếp tục cố gắng tìm hiểu nguồn gốc của bất kỳ thứ gì họ nhìn thấy trên Telegram và tiếp tục xác minh. Bà giải thích: “Đó là nền tảng cơ bản của báo chí. Nhưng khi cảm xúc đang dâng cao, chúng ta có thể dễ dàng quên đi điều đó”.

Tác nghiệp giữa làn đạn

Tờ Kyiv Independent chỉ mới được thành lập vào tháng 11 năm ngoái bởi 30 nhà báo từng làm việc cho tờ Kiev Post sau khi bị sa thải đột ngột vì tranh chấp với chủ sở hữu tài phiệt mới. Tờ Kyiv Independent đã có sự tăng trưởng vượt bậc về lượng độc giả kể từ khi xung đột bắt đầu.

Bà Rudenko nói: “Trên Twitter, chúng tôi đã có 1.600.000 người theo dõi. Vì vậy, chúng tôi đang thu hút sự chú ý của thế giới và tự thiết lập mình là nguồn cung cấp tin tức từ Ukraine”.

Dù vậy, họ vẫn không tránh khỏi những sai sót. Bà Rudenko cho biết: “Chúng tôi mắc lỗi hầu như mỗi ngày. Ngoài những câu chuyện thông thường của chúng tôi, chúng tôi đang thực hiện một bản tóm tắt với ưu tiên chính là tốc độ lên bài”. “Điều đó có nghĩa là chúng tôi sẽ mắc sai lầm và hằng ngày chúng tôi phải làm rõ và sửa chữa” - bà Rudenko nói.

Chẳng hạn, dựa trên thông tin mà thị trưởng Kherson đã đăng trên Telegram, tờ The Kyiv Independent đã đăng một bản tin nói rằng thành phố này đã bị quân Nga chiếm đóng. Tuy nhiên vào thời điểm đó, Kherson vẫn chỉ bị bao vây bởi quân đội Nga và thị trưởng đã đồng ý đầu hàng với một số điều kiện. Tờ báo cũng ngay lập tức đưa ra thông tin đính chính.

Thêm vào đó là áp lực về việc ở lại các khu vực mục tiêu hay rời đi. Bà Melkozerova hiện đang làm việc tại căn hộ của người cô ở Kiev, nơi bà dịch các câu chuyện của các nhà báo Ukraine và xuất bản tóm tắt hằng ngày của mình về các sự kiện trong nước. Bà nói: “Từ cửa sổ của mình, tôi có thể nhìn thấy các đoàn tàu sơ tán liên tục qua lại, đưa mọi người đến nơi an toàn. Nhưng tôi biết tôi không thể đi vì tôi còn những người thân lớn tuổi”.

Lo sợ cho sự an toàn của cô con gái nhỏ đã khiến nhà báo Olga Tokariuk - người đóng góp cho dịch vụ tin tức EFE và các cơ quan báo chí quốc tế khác, đưa ra kết luận ngược lại. Cô rời Kiev với gia đình nhỏ của mình vài ngày trước cuộc xung đột. “Tôi hiểu rằng sự an toàn của con tôi chiếm ưu thế hơn so với nghĩa vụ chuyên môn của tôi”, cô nói. Nhưng cô vẫn không thoải mái về quyết định của mình, mô tả “lòng dũng cảm đáng kinh ngạc” của các đồng nghiệp đã chọn ở lại.

Olga Tokariuk  hiện đang sống ở phía Tây Ukraine, nơi hiện đang an toàn. Ban đầu, cô lo lắng rằng rời thủ đô có nghĩa là cô sẽ phải từ bỏ công việc của mình. Nhưng cô đã tìm ra cách để thực hiện một số báo cáo từ địa điểm mới của mình, chẳng hạn như bao quát bầu không khí bên trong một hầm trú bom hoặc đến thăm một trung tâm tình nguyện quyên góp thực phẩm, thiết bị và quần áo. Là một người nói được nhiều thứ tiếng, cô bắt đầu cộng tác cho nhiều tờ báo khác nhau. “Tôi chỉ đang cố gắng bảo vệ Ukraine theo cách của riêng mình, bằng cách nói với thế giới về những gì đang xảy ra ở đây”, cô chia sẻ.

Mong muốn xung đột kết thúc

Để giúp các nhà báo Ukraine tiếp tục làm công việc của họ, ông Parusinski - Giám đốc tài chính của Kiev Independent, đã thiết lập hai chiến dịch GoFundMe. Chiến dịch đầu tiên giúp cung cấp cho các phóng viên các thiết bị như điện thoại vệ tinh và áo giáp.

Chiến dịch thứ hai được dành để hỗ trợ các tờ báo độc lập khác của Ukraine. “Chúng tôi hoàn toàn không thể đoán trước được mọi thứ sẽ diễn ra như thế nào nhưng rõ ràng về mặt tổng thể, các phương tiện truyền thông sẽ cần sự hỗ trợ rất lớn”, ông nói.

Sự hỗ trợ cho cả hai quỹ đều rất mạnh mẽ: quỹ cho The Kyiv Independent đã đạt được 1,59 triệu USD. Quỹ còn lại, được sử dụng bởi các phương tiện truyền thông đã được kiểm tra, cũng đang hoạt động tốt. Ông Parusinski cho biết, ưu tiên hàng đầu của số tiền này là phát triển loại giải pháp công nghệ giúp giữ cho các tờ báo vẫn có thể hoạt động ngay cả khi bị tấn công như lưu trữ đám mây, di chuyển máy chủ, gỡ lỗi.

Cuối cùng, bà Rudenko chia sẻ rằng: “Chúng tôi may mắn khi tiếp tục được làm nghề, nơi chúng ta có thể tạo ra sự khác biệt và làm điều đúng đắn, dù điều đó có thể gây nguy hiểm cho chúng tôi. Song tất nhiên, mong muốn lớn nhất của tôi và các phóng viên khác ở đây là cuộc chiến kết thúc càng sớm càng tốt”.

Hoàng Việt

Bình Luận

Tin khác

Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào”: Lan toả văn hóa lịch sử Thăng Long - Hà Nội

Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào”: Lan toả văn hóa lịch sử Thăng Long - Hà Nội

(CLO) Chiều 28/3, tại Hà Nội, Báo Hànộimới phát động Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào” nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), 67 năm ngày Báo Hànộimới mới xuất bản số hàng ngày đầu tiên (24/10/1957-24/10/2024) và Kỷ niệm 35 năm xuất bản ấn phẩm Hànộimới Cuối tuần (2/4/1989-2/4/2024).

Nghề báo
Bổ nhiệm nhà báo Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công thương

Bổ nhiệm nhà báo Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công thương

(CLO) Ngày 28/3, Bộ Công thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Công thương về việc bổ nhiệm nhà báo Nguyễn Văn Minh, Phó Tổng biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công thương.

Nghề báo
Phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X

Phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X

(CLO) Ngày 28/3, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại, Ban Tuyên giáo Trung ương, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Lễ phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X.

Nghề báo
Trao giải cho 174 tác phẩm tại Giải báo chí “Hải Dương khát vọng, phát triển”

Trao giải cho 174 tác phẩm tại Giải báo chí “Hải Dương khát vọng, phát triển”

(CLO) Nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng (2/4/1904 - 2/4/2024), chiều 27/3, tại TP Hải Dương, UBND tỉnh tổ chức gặp mặt, trao Giải báo chí "Hải Dương khát vọng, phát triển".

Nghề báo
Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam trao tặng Tủ sách Đinh Hữu Dư tại tỉnh Tuyên Quang

Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam trao tặng Tủ sách Đinh Hữu Dư tại tỉnh Tuyên Quang

(CLO) Ngày 26/3, nhân kỷ niệm 93 Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) tổ chức trao tặng Tủ sách Đinh Hữu Dư cho Trường Trung học Cơ sở Trung Yên, xã Trung Yên, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.

Nghề báo