Tái cơ cấu ngân hàng: Trăn trở nguồn "nợ xấu"

Thứ sáu, 11/05/2018 15:49 PM - 0 Trả lời

(CLO) Tái cơ cấu ngân hàng đang có những diễn biến tích cực khi những ngân hàng yếu kém cuối cùng đang được xử lý. Tái cơ cấu ngân hàng năm 2017 có phần chững lại, song từ đầu năm đến nay lại có chuyển biến.

Sự kiện: nợ xấu

Ngân hàng Nhà nước đã có những bước đi pháp lý rất cần thiết để chuẩn bị cho tái cơ cấu, xử lý nợ xấu giai đoạn tiếp theo. Từ cuối năm 2017 đến nay, những ngân hàng yếu kém, có nợ xấu lớn cuối cùng của hệ thống đang được tích cực xử lý. 

Tuy nhiên, sau gần 10 tháng triển khai thực hiện Nghị quyết 42/2017/QH14, xử lý nợ xấu vẫn còn gặp nhiều vướng mắc. Với tiến độ như hiện nay, liệu chúng ta có thể “dọn” được 600.000 tỷ đồng nợ xấu trong 5 năm như mục tiêu đề ra. 

Do mới triển khai chưa đầy 1 năm, nên xử lý nợ xấu vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc. 

Thời gian gần đây, không khó để bắt gặp các thông báo bán nợ của các ngân hàng, trong đó đa phần là nợ có tài sản đảm bảo. Đặc biệt, các chỉ đạo mới đây của Chính phủ về việc sẽ mạnh tay xử lý nợ xấu của Doanh nghiệp nhà nước(DNNN) và Chính phủ không dùng ngân sách để xử lý các khoản nợ đến hạn của DNNN được nhìn nhận sẽ giúp kích thích thị trường mua bán nợ diễn ra sôi động hơn.

Động thái xử lý nợ rốt ráo của các ngân hàng được nhìn nhận dưới tác động của việc đẩy mạnh xử lý nợ xấu, thí điểm thu hồi nợ theo Nghị quyết 42 của Quốc hội, tập trung nhiều nhất ở các ngân hàng có vốn nhà nước như Agribank, VCB, BIDV, Vietinbank…Bộ Công an cũng đã có văn bản chỉ đạo trong ngành phối hợp với hệ thống ngân hàng xử lý thu hồi nợ theo Nghị quyết 42. 

Báo Công luận
Hiện chưa có thống kê đầy đủ về tình hình nợ xấu của khu vực doanh nghiệp có vốn nhà nước. Ảnh minh họa .

Lãnh đạo Bộ Công an cũng cho biết, sự phối hợp giữa ngành ngân hàng và cơ quan công an gần đây rất tốt. Đây chính là một trong nhiều động thái thúc đẩy tình hình xử lý nợ xấu tại các ngân hàng. Cho đến nay, chưa có thống kê đầy đủ về tình hình nợ xấu của khu vực doanh nghiệp có vốn nhà nước. 

Tuy nhiên, nợ xấu trong lĩnh vực này được coi là mối nguy lớn nhất của toàn hệ thống ngân hàng, vì các khoản nợ của doanh nghiệp tư nhân đa phần có tài sản đảm bảo và tỷ lệ định giá cho vay thường ở mức rất thấp. 

Dữ liệu từ Bộ Tài chính cho thấy, tính đến đầu năm 2017, tổng số nợ phải trả của khu vực doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước là 325.335 tỷ đồng. 

Kết quả kiếm toán của Kiểm toán Nhà nước tại 13 tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã chỉ ra rằng, có nhiều tồn tại, sai sót trong công tác quản lý tài chính, tài sản công, để phát sinh nợ phải thu khó đòi, hiệu quả hoạt động đầu tư rất thấp, dẫn tới không trả được nợ. 

Bởi vậy, chỉ đạo của Chính phủ gần đây về việc các ngân hàng được chủ động xử lý nợ của doanh nghiệp nhà nước, chẳng hạn bán tài sản đảm bảo, đề nghị cho phá sản… chính là động thái tích cực trong việc thúc đẩy việc xử lý nợ xấu của các ngân hàng, sớm giải tỏa "cục máu đông" để lưu thông cho nền kinh tế, hỗ trợ hoạt động cho vay sản xuất - kinh doanh. 2017 là năm nợ xấu giảm nhanh nhất cả về tỷ trọng, lẫn giá trị tuyệt đối; trong khi trích lập dự phòng rủi ro cũng tăng lên nhanh nhất và thanh khoản của các ngân hàng thương mại ổn định một cách khá vững. 

Đặc biệt, hiệu quả kinh doanh của hệ thống ngân hàng được cải thiện tích cực, thể hiện qua 2 chỉ số là ROA và ROE tăng lên gần gấp đôi so với năm 2015, 2016. Cụ thể, ROE bình quân toàn ngành ngân hàng đã tăng từ mức 6,3% của vài năm trước đây lên 11% như hiện nay, thậm chí có khá nhiều ngân hàng đạt tới 14 - 15%, bằng với mức trung bình của khu vực Đông Nam Á. 

Đây là điều đáng mừng nhất, bởi hiệu quả kinh doanh được cải thiện thì ngân hàng mới có đủ nguồn lực tài chính để tái cơ cấu, xử lý nợ xấu; cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh. 

Một điểm nhấn nữa trong tiến trình tái cơ cấu và xử lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng là việc trong năm qua NHNN đã báo cáo Chính phủ, trình Quốc hội thông qua Nghị quyết 42 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Các tổ chức tín dụng. 

Với sự thay đổi căn bản trong nhận thức về hoạt động kinh tế liên quan đến ngân hàng, nợ xấu sẽ được xử lý nhanh hơn thời gian tới, đồng thời giúp ý thức trả nợ tốt hơn trong tương lai. Trên thực tế, việc càng xử lý sớm các tài sản đảm bảo, có giải pháp mạnh với các doanh nghiệp có nợ quá hạn càng giảm bớt tổn thất cho cả doanh nghiệp và ngân hàng. 

Giới chuyên gia kinh tế kiến nghị, với các trường hợp khó khăn trả nợ mà tập đoàn mẹ đã bảo lãnh cho công ty con vay, cần yêu cầu doanh nghiệp mẹ trích lập dự phòng đầy đủ, giảm chi phí hoạt động, lương thưởng, nếu không làm được thì cũng không nên dùng dằng trong việc cho phép các ngân hàng tài trợ vốn “xẻ thịt” dự án ra bán. 

Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng, sớm chấp nhận sự thất bại và xử lý sớm những doanh nghiệp không có sức cạnh tranh như vậy sẽ giảm bớt gánh nặng tài chính cho Nhà nước và cho cả nền kinh tế. Có thể, trong quá trình hoạt động, có thể có những ngân hàng sẽ tiếp tục rơi vào khó khăn do rủi ro thị trường, do những người đứng đầu quản trị sai, phải trả giá… 

Song về cơ bản, những ngân hàng yếu kém cuối cùng của hệ thống đang dần được xử lý dứt điểm. Đến nay, có thể thấy rằng, từ chỗ đứng trước bờ vực phá sản, đổ vỡ, bức tranh hệ thống ngân hàng Việt Nam đã trở nên sáng sủa hơn. 

Một trong những thách thức đối với hệ thống ngân hàng trong năm nay là thúc đẩy tín dụng tăng trưởng tích cực ngay từ những tháng đầu năm để hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp, hỗ trợ nền kinh tế.

 Dù vậy, cái khó là vấn đề này phụ thuộc vào mức độ “thẩm thấu” của nền kinh tế. Khó khăn thứ hai phải kể đến là việc điều hành cung tiền, khi mà dự báo dòng vốn đầu tư nước ngoài sẽ tiếp tục chảy mạnh vào Việt Nam, đặc biệt là đầu tư gián tiếp nhờ việc Chính phủ sẽ tiếp tục bán cổ phần tại nhiều doanh nghiệp lớn. 

Tuy nhiên, NHNN đã có kinh nghiệm để xử lý vấn đề này. Khó khăn thứ ba là sức ép giảm lãi suất. Hiện cộng đồng doanh nghiệp cả trong và ngoài nước đều mong muốn mặt bằng lãi suất cho vay giảm thêm chút nữa. 

Tuy nhiên, trong bối cảnh các ngân hàng đang phải căng sức tái cơ cấu, xử lý nợ xấu như hiện nay, điều này là không dễ. Giải pháp duy nhất để giảm lãi suất cho vay là giảm lãi suất huy động trước. Thách thức lớn nhất đối với hệ thống ngân hàng trong năm 2018 vẫn là việc tăng vốn, xử lý nợ xấu, tái cơ cấu để nâng cao năng lực quản trị, điều hành theo kịp chuẩn mực quốc tế.

Hiện NHNN đã đưa ra lộ trình rất rõ ràng về việc áp dụng chuẩn mực quốc tế về quản trị, an toàn hệ thống và kế toán cho các ngân hàng thương mại như việc áp dụng Basel II. Nhưng không phải đồng loạt tất cả các ngân hàng thương mại đều như nhau, mà trong tiến trình này phân ra 3 loại, với những bước tiến khác nhau.

 Chưa kể, cần tiếp tục thực hiện chương trình tái cơ cấu các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu và nâng cao khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại, đồng thời hỗ trợ các ngân hàng thương mại tìm kiếm hình thức tăng vốn, đặc biệt là ngân hàng thương mại có vốn nhà nước. 

Tháng 7 tới, NHNN sẽ sơ kết 1 năm thực hiện Nghị quyết 42/2017/QH14, chỉ ra những vướng mắc để tháo gỡ. 

Hy vọng, trong vòng 5 năm Nghị quyết có hiệu lực, 600.000 tỷ đồng nợ xấu sẽ được xử lý triệt để./.

Cẩm Tú

Tin khác

Bamboo Capital (BCG) mục tiêu lợi nhuận tăng 6 lần, đưa Bảo hiểm AAA lên UPCoM

Bamboo Capital (BCG) mục tiêu lợi nhuận tăng 6 lần, đưa Bảo hiểm AAA lên UPCoM

(CLO) Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2024 tăng gấp 6 lần so với thực hiện năm 2023. Đưa bảo hiểm AAA lên UPCoM.

Tài chính - Bảo hiểm
Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu 4.566 tỷ đồng, lãi sau thuế 379 tỷ đồng tăng gần 20%

Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu 4.566 tỷ đồng, lãi sau thuế 379 tỷ đồng tăng gần 20%

(CLO) Tập đoàn Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu năm 2024 4.566 tỷ đồng, tăng 32,3%. Lợi nhuận sau thuế kế hoạch 379 tỷ đồng, tăng 19,5% so với cùng kỳ

Tài chính - Bảo hiểm
Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

(CLO) Với bước tiến mới về công nghệ, trong vài năm trở lại đây hầu hết các giao dịch ngân hàng được thực hiện xuyên lễ, 365+ thông qua các điểm giao dịch số tự động hay ứng dụng ngân hàng số. Năm nay, các ngân hàng còn tung nhiều ưu đãi hấp dẫn trong dịp lễ 30/4 và 1/5 dành cho khách hàng.

Tài chính - Bảo hiểm
ABBANK đẩy mạnh hỗ trợ khách hàng tiếp cận vốn ưu đãi, tăng trưởng đều ở cả mảng huy động và cho vay

ABBANK đẩy mạnh hỗ trợ khách hàng tiếp cận vốn ưu đãi, tăng trưởng đều ở cả mảng huy động và cho vay

(CLO) Kết thúc quý I năm 2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) ghi nhận tăng mạnh số lượng giao dịch qua kênh ngân hàng số, tổng huy động và dư nợ cũng đạt tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2023. Ngân hàng tích cực triển khai các chương trình gói tín dụng với lãi suất hấp dẫn giúp khách hàng doanh nghiệp đẩy mạnh các hoạt động mở rộng sản xuất kinh doanh.

Tài chính - Bảo hiểm
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chưa chấp thuận vận hành hệ thống KRX vào 2/5

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chưa chấp thuận vận hành hệ thống KRX vào 2/5

(CLO) Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa đưa ý kiến về việc đưa hệ thống KRX vào vận hành ngày 2/5 theo kế hoạch trước đó.

Tài chính - Bảo hiểm