Tại sao các cường quốc chạy đua tới cực nam Mặt trăng?

Thứ năm, 24/08/2023 17:43 PM - 0 Trả lời

(CLO) Cơ quan vũ trụ Ấn Độ đã hạ cánh thành công một tàu vũ trụ lên cực nam của Mặt trăng, một sứ mệnh có thể thúc đẩy tham vọng không gian của Ấn Độ và mở rộng hiểu biết về băng nước trên Mặt trăng.

Sứ mệnh mặt trăng rất được chờ đợi của Ấn Độ Chandrayaan-3 đã được lên kế hoạch phóng vào ngày 14/7/2023. Liên Xô, Mỹ và Trung Quốc là ba quốc gia duy nhất trước đó từng thực hiện thành công việc hạ cánh trên Mặt trăng.

tai sao cac cuong quoc chay dua toi cuc nam mat trang hinh 1

Mô phỏng cảnh tàu vũ trụ Chandrayaan-3 hạ cánh xuống Mặt trăng. Ảnh: ISRO

Bài liên quan

Tìm nước trên Mặt trăng

Ngay từ những năm 1960, trước khi tàu Apollo hạ cánh lần đầu tiên, các nhà khoa học đã suy đoán rằng nước có thể tồn tại trên Mặt trăng. Các mẫu đất mà phi hành đoàn Apollo gửi lại để phân tích vào cuối những năm 1960 và đầu những năm 1970 cho thấy nước có thể đã khô cạn.

Năm 2008, các nhà nghiên cứu của Đại học Brown đã xem xét lại các mẫu đất đó bằng công nghệ mới và tìm thấy nguyên tố hydro bên trong các hạt thủy tinh núi lửa nhỏ. Vào năm 2009, một thiết bị của NASA trên tàu thăm dò Chandrayaan-1 của Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ đã phát hiện ra nước trên bề mặt của Mặt trăng.

Cùng năm đó, một tàu thăm dò khác của NASA đã đi tới cực nam và tìm thấy nước đóng băng bên dưới bề mặt của Mặt trăng. Một nhiệm vụ trước đó của NASA, Lunar Prospector năm 1998, đã tìm thấy bằng chứng cho thấy nồng độ băng nước cao nhất là ở các miệng núi lửa bị che khuất ở cực nam.

Vì sao nước trên Mặt trăng lại quan trọng?

Các nhà khoa học quan tâm đến các túi nước đá cổ đại vì chúng có thể cung cấp hồ sơ về núi lửa trên Mặt trăng, vật chất mà sao chổi và tiểu hành tinh mang đến Trái đất cũng như nguồn gốc của các đại dương.

Nếu nước đá tồn tại đủ nhiều, nó có thể là nguồn nước uống cho hoạt động thám hiểm Mặt trăng và có thể giúp làm mát thiết bị.

Nó cũng có thể được chiết suất để sản xuất hydro làm nhiên liệu và oxy để thở, hỗ trợ các sứ mệnh khai thác trên Sao Hỏa hoặc Mặt trăng.

Hiệp ước ngoài vũ trụ của Liên hợp quốc năm 1967 cấm bất kỳ quốc gia nào tuyên bố quyền sở hữu riêng đối với mặt trăng. 

Một nỗ lực do Mỹ lãnh đạo nhằm thiết lập một bộ nguyên tắc cho việc khám phá Mặt trăng và sử dụng các nguồn tài nguyên của nó, Hiệp định Artemis, đã có 27 bên ký kết. Trung Quốc và Nga chưa ký vào hiệp định này.

Vì sao khám phía cực nam của Mặt trăng lại khó khăn?

Trước sự việc tàu Chandrayaan-3 hạ cánh thành công nói trên, tàu Luna-25 của Nga cũng dự kiến ​​hạ cánh ở cực nam Mặt trăng trong tuần này nhưng đã mất kiểm soát khi tiếp cận và bị rơi vào Chủ nhật.

Cực nam Mặt trăng, cách xa khu vực xích đạo và từng là mục tiêu của các nhiệm vụ trong quá khứ, vốn đầy những miệng núi lửa và rãnh sâu nên việc hạ cánh tại đây là rất khó khăn.

Cơ quan vũ trụ cho biết sứ mệnh Chandrayaan-3 của ISRO đã hạ cánh thành công vào ngày 23/8. Một nhiệm vụ trước đó của Ấn Độ đã thất bại vào năm 2019. Cả Mỹ và Trung Quốc cũng đều đã lên kế hoạch cho các sứ mệnh tới cực nam Mặt trăng.

Hoàng Tôn (theo Reuters)

Bình Luận

Tin khác

Thủ tướng Slovakia tiếp tục phải trải qua phẫu thuật

Thủ tướng Slovakia tiếp tục phải trải qua phẫu thuật

(CLO) Phó Thủ tướng Slovakia Robert Kalinak cho biết Thủ tướng Robert Fico đã trải qua cuộc phẫu thuật kéo dài hai giờ vào thứ Sáu, sau một vụ ám sát trong tuần này gây chấn động khắp châu Âu.

Thế giới 24h
Các tay súng sát hại 3 du khách Tây Ban Nha ở Afghanistan

Các tay súng sát hại 3 du khách Tây Ban Nha ở Afghanistan

(CLO) Bộ Ngoại giao Tây Ban Nha hôm thứ Sáu (17/5) cho biết 3 du khách Tây Ban Nha đã thiệt mạng trong vụ tấn công của các tay súng ở tỉnh miền trung Bamyan của Afghanistan.

Thế giới 24h
Kẻ dùng búa tấn công chồng cựu Chủ tịch Hạ viện Mỹ lĩnh án 30 năm tù

Kẻ dùng búa tấn công chồng cựu Chủ tịch Hạ viện Mỹ lĩnh án 30 năm tù

(CLO) Kẻ đột nhập vào nhà của cựu Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi vào năm 2022 và dùng búa tấn công chồng bà đã bị kết án 30 năm tù vào thứ Sáu

Thế giới 24h
Tổng thống Nga Vladimir Putin kết thúc chuyến thăm Trung Quốc, nhấn mạnh tăng cường mối quan hệ toàn diện giữa hai nước

Tổng thống Nga Vladimir Putin kết thúc chuyến thăm Trung Quốc, nhấn mạnh tăng cường mối quan hệ toàn diện giữa hai nước

(CLO) Tổng thống Nga Vladimir Putin đã kết thúc chuyến thăm hai ngày tới Trung Quốc vào thứ Sáu (17/5), nhấn mạnh mối quan hệ chiến lược toàn diện đang phát triển giữa hai nước.

Thế giới 24h
Hình ảnh ông Kim Jong Un đi thị sát cơ sở vũ khí khổng lồ của Triều Tiên

Hình ảnh ông Kim Jong Un đi thị sát cơ sở vũ khí khổng lồ của Triều Tiên

(CLO) Nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã đi thị sát một cơ sở công nghiệp quốc phòng lớn của Triều Tiên và yêu cầu tăng tốc sản xuất để tăng cường lực lượng hạt nhân của nước này, theo hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) cho biết vào thứ Bảy (18/5).

Thế giới 24h