Tại sao Mỹ và G7 ‘đóng băng’ vàng Nga trong bối cảnh chiến tranh Ukraine

Chủ nhật, 27/03/2022 10:41 AM - 0 Trả lời

(CLO) Động thái này đưa ra nhằm hạn chế khả năng sử dụng nguồn dự trữ quốc tế của nước này với mục đích ‘né tránh’ tác động của các lệnh trừng phạt.

Khi xung đột Nga - Ukraine bước sang tháng thứ hai, các cường quốc phương Tây đã thực hiện các bước tiến mới nhằm gây bất ổn cho nền kinh tế bị trừng phạt của Nga do hậu quả của chiến dịch quân sự lên Ukraine vào tháng trước.

tai sao my va g7 dong bang vang nga trong boi canh chien tranh ukraine hinh 1

Nga có kho dự trữ vàng lớn thứ 5 thế giới với giá trị khoảng 140 tỷ USD (Ảnh: Fixabay).

Hôm 24/3, Mỹ và các đồng minh đã công bố các lệnh trừng phạt mới đối với lĩnh vực quốc phòng của Nga, cũng như lệnh cấm các giao dịch tài chính liên quan đến dự trữ vàng quốc tế của Ngân hàng Trung ương Nga. Lệnh trừng phạt được áp đặt nhằm hạn chế khả năng sử dụng vàng của Nga . Được biết, Chính phủ của Tổng thống Vladimir Putin đã dành nhiều năm để xây dựng kho dự trữ và hiện sở hữu kho dự trữ vàng lớn thứ 5 trên thế giới.

Những điều gì đã được công bố?

Tuyên bố chặn giao dịch vàng của Hoa Kỳ được thực hiện cùng với Nhóm G7 và các đồng minh của Liên minh châu Âu.

Theo Bộ Tài chính Hoa Kỳ, "Người dân Hoa Kỳ bị cấm tham gia vào bất kỳ giao dịch nào liên quan đến Ngân hàng Trung ương Liên bang Nga, Quỹ Tài sản Quốc gia của Liên bang Nga hoặc Bộ Tài chính Liên bang Nga, bao gồm cả các giao dịch liên quan đến vàng".

Các cá nhân - bao gồm đại lý vàng, nhà phân phối, người bán buôn, người mua và tổ chức tài chính bị cấm giao dịch hoặc tạo điều kiện cho các giao dịch liên quan đến vàng liên quan đến Nga và các bên bị trừng phạt.

Thông báo được đưa ra trong bối cảnh Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với 48 công ty quốc phòng thuộc sở hữu nhà nước Nga, 328 thành viên quốc hội Nga và Bộ trường kinh tế và Thương mại Herman Gref, người đứng đầu ngân hàng cho vay lớn nhất của Nga (Sberbank).

Tác dụng của lệnh cấm

Các chuyên gia cho rằng lệnh cấm giao dịch có hiệu lực sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt thứ cấp đối với những người kinh doanh vàng với Nga.

Theo Rachel Ziemba, một thành viên cấp cao tại Trung tâm An ninh Mỹ nhận định rằng: “Đó là một cách khác để ‘bịt’ các lỗ hổng trừng phạt và gia tăng áp lực kinh tế đối với các thực thể của Nga.

Động thái này cũng là một nỗ lực nhằm ngăn chặn các giao dịch tài chính ‘luồn lách’ thông qua các quốc gia khác tiếp tục giao dịch với Nga. Trước đây, các lệnh trừng phạt chống lại giới tài phiệt Nga, Ngân hàng Trung ương của đất nước và tổng thống Putin đã không ảnh hưởng đến kho dự trữ vàng của Nga.

Nga dự trữ bao nhiêu vàng?

Theo các quan chức Mỹ, nước này hiện có từ 100 tỷ đến 140 tỷ USD dự trữ vàng, chiếm khoảng 20% lượng vàng nắm giữ của ngân hàng trung ương Nga.

Tháng trước, Ngân hàng Trung ương Nga cũng đã thông báo, sau khi bị xóa SWIFT, họ sẽ tiếp tục mua vàng trên thị trường kim loại quý trong nước.

Nga có thể sử dụng vàng để trốn tránh các lệnh trừng phạt?

Mỹ cho biết Nga có thể và đã sử dụng vàng để hỗ trợ tiền tệ (đồng rúp) của mình như một cách để tránh ảnh hưởng của các lệnh trừng phạt.

Một cách khác khéo léo không kém đó chính là đổi vàng lấy một loại ngoại hối có tính thanh khoản cao hơn mà không phải chịu các lệnh trừng phạt hiện hành.

Một lựa chọn khác là bán vàng miếng tại các chợ và đại lý vàng. Vàng cũng có thể được sử dụng để mua hàng hóa và dịch vụ trực tiếp từ những người bán có thiện chí.

Lê Na (Theo Aljazeera)

Bình Luận

Tin khác

Tập đoàn Heraeus (Đức) nghiên cứu đầu tư dự án tại Thái Bình

Tập đoàn Heraeus (Đức) nghiên cứu đầu tư dự án tại Thái Bình

(CLO) Tiếp tục chương trình trong chuyến công tác xúc tiến đầu tư tại CHLB Đức, đoàn công tác của tỉnh Thái Bình do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Khắc Thận làm trưởng đoàn đã tới thành phố Frankfurt, CHLB Đức và có buổi làm việc với Tập đoàn Heraeus.

Kinh tế vĩ mô
Ninh Bình: Phát triển từ 1-3 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với phát triển làng nghề, dịch vụ du lịch trong năm 2024

Ninh Bình: Phát triển từ 1-3 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với phát triển làng nghề, dịch vụ du lịch trong năm 2024

(CLO) Ngày 28/3, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Ninh Bình năm 2023 và triển khai các nhiệm vụ trọng tâm thực hiện Chương trình năm 2024.

Kinh tế vĩ mô
Tập đoàn Mikazuki (Nhật Bản) triển khai đầu tư vào Hà Nam

Tập đoàn Mikazuki (Nhật Bản) triển khai đầu tư vào Hà Nam

(CLO) Tiếp tục chương trình công tác tại Nhật Bản, ngày 28/3, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Thị Thuỷ và đoàn công tác tỉnh Hà Nam đã đến thăm và làm việc với Tập đoàn Mikazuki (Nhật Bản).

Kinh tế vĩ mô
Tỉnh Thái Bình tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư tại Đức

Tỉnh Thái Bình tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư tại Đức

(CLO) Từ ngày 25/3 - 28/3, đoàn công tác của tỉnh Thái Bình do Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Khắc Thận làm trưởng đoàn đã có chuỗi hoạt động xúc tiến đầu tư tại thành phố Hannover, Cộng hòa Liên bang (CHLB) Đức.

Kinh tế vĩ mô
Tại Việt Nam, từ Trung ương tới địa phương đang “xây tổ đón đại bàng”

Tại Việt Nam, từ Trung ương tới địa phương đang “xây tổ đón đại bàng”

(CLO) Không chỉ Trung ương, nhiều địa phương thực hiện chiến lược “xây tổ đón đại bàng”, điều này đã và đang tạo ưu thế đưa Việt Nam trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn của nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn trên thế giới. 

Kinh tế vĩ mô