Tại sao người di cư biên giới Mỹ - Mexico tăng kỷ lục?

Thứ hai, 09/01/2023 18:04 PM - 0 Trả lời

(CLO) Lực lượng biên phòng Mỹ đã thực hiện hơn 2,2 triệu vụ bắt giữ tại biên giới Mỹ - Mexico trong năm tài khóa 2022 (từ tháng 10/2021 đến hết tháng 9/2022). Đây là mức cao nhất từng được ghi nhận.

Những rắc rối từ Điều khoản 42

Trong số 2,2 triệu vụ bắt giữ kể trên có nhiều người đã cố gắng nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ nhiều lần. Cứ mỗi lần vượt biên và bị bắt, họ lại nhanh chóng bị trục xuất trở lại Mexico theo Điều khoản 42. Đây là một sắc lệnh thời COVID-19 được ban hành vào tháng 3/2020 dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump, một người từ Đảng Cộng hòa theo đường lối cứng rắn về nhập cư.

tai sao nguoi di cu bien gioi my  mexico tang ky luc hinh 1

Những rắc rối về quy định nhập cư thời COVID của Mỹ vô tình khiến cho hàng nghìn người di cư mắc kẹt ở biên giới với Mexico, gồm nhiều trẻ em. Ảnh: Reuters

tai sao nguoi di cu bien gioi my  mexico tang ky luc hinh 2

Những đứa trẻ chui qua hàng rào thép gai ở biên giới trong khi tay vẫn cầm đồ chơi. Ảnh: Reuters

tai sao nguoi di cu bien gioi my  mexico tang ky luc hinh 3

Người di cư đứng ở hàng rào biên giới phía bên Mexico, dưới sự canh chừng của Lực lượng Vệ binh Quốc gia Texas phía bên kia biên giới Mỹ. Ảnh: Reuters

tai sao nguoi di cu bien gioi my  mexico tang ky luc hinh 4

Những người nhập cư cố vượt qua hàng rào thép gai do Lực lượng Vệ binh Quốc gia Texas đặt trên bờ sông Rio Bravo, biên giới giữa Mỹ và Mexico. Ảnh: Reuters

Với mục đích là cấm các cơ quan kiểm soát biên giới giam giữ người di cư trong "những cơ sở tập trung" nhằm tránh lây lan COVID-19, Điều khoản 42 đã trao cho nhà chức trách Mỹ quyền trục xuất nhanh chóng bất cứ người di cư nào mà không cho họ cơ hội đưa ra lý do để ở lại hợp pháp, kể cả xin tị nạn. Kể từ tháng 1/2021 đến nay, khoảng một nửa trong số 4 triệu người nhập cư vào Mỹ - một con số kỷ lục - đã bị trục xuất theo Điều khoản 42 với lý do họ có thể mang theo bệnh truyền nhiễm.

Điều khoản 42 vì thế trở thành điểm nóng trong cuộc tranh luận giữa đảng Dân chủ và Cộng hòa về cách thức xử lý những người nhập cư. Tổng thống Joe Biden, một người Dân chủ, từng cố gắng chấm dứt Điều khoản 42 vào mùa xuân 2022, sau khi giới chức y tế Mỹ cho biết đại dịch đang được kiểm soát. Tuy nhiên, liên minh các bang do Đảng Cộng hòa lãnh đạo đã thuyết phục thành công Tòa án Liên bang ngăn chặn quyết định của ông Biden.

Đến tháng 11 vừa qua, một thẩm phán Liên bang ở Washington tuyên bố Điều khoản 42 là bất hợp pháp, rằng chính phủ đã không giải thích đầy đủ cơ sở về y tế công cộng cho biện pháp này hoặc xem xét tác động của nó đối với những người tị nạn. Nhưng các bang do Đảng Cộng hòa lãnh đạo lại thuyết phục Tòa án Tối cao một lần nữa trì hoãn việc chấm dứt Điều khoản 42. Chánh án Tòa án Tối cao John Roberts hồi tháng 12 quyết định tạm thời duy trì điều khoản này trong thời gian những tranh chấp pháp lý liên quan được tranh tụng tại tòa.

Nỗ lực xoa dịu của ông Biden 

Sự tồn tại kéo dài của Điều khoản 42 khiến cơ hội nhập cư vào Mỹ một cách hợp pháp trở nên hết sức khó khăn. Và khi con đường “chính thống” bị giới hạn, những người di cư chỉ buộc phải chọn cách nhập cảnh trái phép.

Hơn nữa, việc giới chức biên phòng Mỹ coi áp dụng Điều khoản 42 đơn giản chỉ là "trục xuất" vì nó không được thực hiện theo Luật nhập cư, không áp dụng các hình phạt bổ sung đã vô hình trung khuyến khích những người di cư một lần nữa vượt biên vào Mỹ. Đó là lý do số vụ bắt giữ trên biên giới Mỹ - Mexico thời gian qua tăng lên kỷ lục.

tai sao nguoi di cu bien gioi my  mexico tang ky luc hinh 5

Tổng thống Biden lần đầu đến thăm bức tường tại biên giới Mỹ và Mexico vào Chủ nhật (8/1). Ảnh: Reuters

Tổng thống Joe Biden cũng rất nỗ lực tìm giải pháp cho vấn đề nhập cư, nhằm đảm bảo an ninh biên giới. Một mặt chính quyền Mỹ nhanh chóng trục xuất người di cư trái phép. Mặt khác, họ cũng tuyên bố sẽ tiếp nhận tới 30.000 người di cư hợp pháp bằng đường hàng không từ Cuba, Haiti, Nicaragua và Venezuela mỗi năm theo “Chương trình nhân đạo" mới nếu họ có người bảo trợ ở Mỹ.

Chính quyền Mỹ cũng cho phép người xin tị nạn nhập thông tin cá nhân tại ứng dụng có tên CBP One như một bước sàng lọc trước. Sau đó, những ai không rơi vào diện bị trục xuất theo Điều khoản 42 sẽ được xử lý theo Điều khoản 8 và có thể bị giam giữ hoặc cho tạm trú tại Mỹ trong khi đơn xin nhập cư của họ đang chờ giải quyết.

Mỹ từng dự định tiếp nhận 125.000 người tị nạn trong năm 2022. Tiếc là sự chậm trễ do đại dịch COVID-19 đã góp phần khiến mục tiêu này không đạt được. Khi nhậm chức hồi năm 2021, Tổng thống Biden cũng nói rằng ông muốn cải cách toàn diện chính sách nhập cư vốn bị chỉ trích là có nhiều khiếm khuyết của Mỹ và đã trực tiếp lần đầu tiên đến thăm khu vực hàng rào biên giới với Mexico vào hôm Chủ nhật vừa rồi.

Nhưng với việc các nhà lập pháp không đạt được sự đồng thuận về Điều khoản 42, bài toán xử lý dòng người nhập cư xem ra vẫn còn rất nan giải với nước Mỹ nói chung và chính quyền của Tổng thống Biden nói riêng.

Nguyễn Khánh

Bình Luận

Tin khác

Bầu cử Mỹ 2024 còn 6 tháng nữa: Cuộc đua sẽ diễn ra như thế nào?

Bầu cử Mỹ 2024 còn 6 tháng nữa: Cuộc đua sẽ diễn ra như thế nào?

(CLO) Khi cuộc bầu cử Mỹ vào tháng 11 đang đến gần, những thách thức mà các ứng cử viên tổng thống Joe Biden và Donald Trump phải đối mặt cũng ngày càng gia tăng.

Tiêu điểm Quốc tế
Người Trung Quốc đổ xô đi mua vàng như thể không có ngày mai

Người Trung Quốc đổ xô đi mua vàng như thể không có ngày mai

(CLO) Giá vàng toàn cầu đã đạt mức cao nhất khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng Trung Quốc đang mua kim loại này với tốc độ kỷ lục, do cảnh giác với bất động sản và chứng khoán.

Tiêu điểm Quốc tế
Chiến sự ở Gaza: Làn sóng biểu tình sinh viên 'phản chiến' đã lan đến đâu trên thế giới?

Chiến sự ở Gaza: Làn sóng biểu tình sinh viên 'phản chiến' đã lan đến đâu trên thế giới?

(CLO) Khi các cuộc đụng độ giữa sinh viên và cảnh sát vẫn diễn ra rất căng thẳng tại nhiều trường đại học Mỹ, thì các cuộc biểu tình cũng đang được tổ chức ở các trường đại học khác trên khắp châu Âu, châu Á và Trung Đông.

Tiêu điểm Quốc tế
Đàm phán ngừng bắn ở Gaza: Mỹ gia tăng áp lực với cả Israel lẫn Hamas

Đàm phán ngừng bắn ở Gaza: Mỹ gia tăng áp lực với cả Israel lẫn Hamas

(CLO) “Đã đến lúc”, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tuyên bố, thúc giục Hamas chấp nhận các điều khoản của một thỏa thuận ngừng bắn mới được đề xuất. Ông Blinken cũng nói rõ rằng ông mong đợi nhiều hơn từ Israel.

Tiêu điểm Quốc tế
Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

(CLO) Khi căng thẳng với Iran giảm bớt, quân đội Israel đang chuẩn bị hoàn thành công việc mà họ cho là còn dang dở: Triệt hạ Hamas khỏi thành trì cuối cùng của lực lượng này ở thành phố Rafah, nơi có hơn một triệu người Palestine đang trú ẩn.

Tiêu điểm Quốc tế